daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
Năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, một quốc gia có thể phát triển được hay không là xem có thể đảm bảo được an ninh năng lượng hay không. Năng lượng hiện nay đang là vấn đề toàn cầu thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới không chỉ bởi những hiệu quả lớn lao nó mang lại mà còn bởi những hậu quả nguy hại đối với trái đất. Vấn đề này đặc biệt cấp bách đối với Việt Nam khi Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu tổn thương nặng nề do biến đổi khí hậu theo đánh giá của Liên Hợp Quốc. Vậy làm thế nào có thể cân bằng giữa sự phát triển kinh tế với vấn đề năng lượng cũng như môi trường? Đó là phải tìm ra các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng tái tạo bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, địa nhiệt hay cả sóng biển đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên thế giới. Việt Nam trong những năm gần đây năng lượng tái tạo đã được quan tâm thích đáng trong các chương trình phát triển năng lượng quốc gia, trong đó năng lượng sinh khối và khí sinh học được chúng ta tập trung phát triển nhiều hơn cả.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công nghệ Khí sinh học, đặc biệt là tiềm năng lý thuyết về sản lượng Khí sinh học cũng như khả năng phát triển Khí sinh học định hướng thị trường ở Việt Nam, em đã tiếp cận và tìm hiểu vấn đề này trong quá trình thực tập tại Trung tâm Công nghệ năng lượng và vật liệu mới – Viện Khoa học nămg lượng. Ở đây, em được tiếp xúc với các dự án về tiết kiệm năng lượng cũng như các dự án về năng lượng mới và tái tạo. Qua đó, em đánh giá được những giá trị kinh tế mà các dự án này đem lại, đồng thời các giá trị khác về lợi ích xã hội cũng được xem xét như xóa đói giảm nghèo, giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, em cũng đã tham khảo các tài liệu từ Viện khoa học năng lượng, Trung tâm Công nghệ năng lượng và vật liệu mới và một số nguồn thông tin khác. Do vậy em chọn đề tài nghiên cứu trong đồ án này là : “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội”

ĐỒ ÁN GỒM NHỮNG CHƯƠNG CHÍNH SAU:
Chương 1: Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo & công nghệ sản xuất năng lượng biogas.
Chương 2 : Đánh giá tiềm năng & hiện trạng sử dụng năng lượng biogas tại hai
huyện Đan – Hoài – Hà Nội.
(Đan Phượng – Hoài Đức)
Chương 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng NL biogas tại hộ gia đình thuộc khu vực
Đan – Hoài – Hà Nội & đề suất giải pháp sử dụng năng lượng biogas hiệu quả.

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO & CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG BIOGAS

1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm Năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo là năng lượng thu được từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Hầu hết các nguồn năng lượng tái tạo đều được bắt nguồn từ Mặt trời.
Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái tạo là tách một phần năng lượng từ các quá trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào sử dụng trong kĩ thuật.
1.2. Phân loại năng lượng tái tạo
Phân loại năng lượng tái tạo theo nguồn gốc hình thành :
- Nguồn gốc từ bức xạ mặt trời : Năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sóng…
- Nguồn gốc từ nhiệt năng trái đất : Địa nhiệt
- Nguồn gốc từ hệ động năng Trái đất – Mặt trăng : Thủy triều
- Các nguồn năng lượng tái tạo : Năng lượng Biogas, Biodiesel…
1.3 Năng lượng tái tạo trên thế giới
Việc ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo đang được các nhà chức trách quan tâm bởi thị trường năng lượng thế giới hiện nay có nhiều biến động:
- Năng lượng truyền thống như than, dầu… đang ngày càng cạn kiệt.
- Nguồn cung cấp năng lượng biến động về giá cả.
- Phát thải hiệu ứng nhà kính gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
- Năng lượng truyền thống gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng năng lượng truyền thống gây ra sự biến đổi khí hậu dẫn tới hạn hán, lũ lụt trên toàn cầu.
- Và do nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao.
Năng lượng tái tại càng ngày được các quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển hơn bởi so với các nguồn năng lượng truyền thống, năng lượng tái tạo có ưu điểm vượt trội :
- NLTT sử dụng nguồn năng lượng có sẵn trong tự hiên và không gây ô nhiễm môi trường.
- NLTT giảm lượng ô nhiễm và khí thải từ các hệ thống năng lượng truyền thống.
- Sử dụng NLTT sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính.
- Góp phần nào việc giải quyết vấn đề năng lượng.
- Giảm bớt sự phụ thuộc vào sử dụng năg lượng hóa thạch.
Được biết, để chuẩn bị đối mặt với những khó khăn đến từ nguồn dầu mỏ, một số quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh các ứng dụng của năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Theo ước tính của Bộ Năng Lượng Hoa Kì, nếu sử dụng tất cả nguồn nguyên liệu có thể tạo ra khí sinh học để dùng trong vận chuyển thì lượng năng lượng này có thể làm giảm 500 triệu tấn khí cácbonic hàng năm, tương đương với với số lượng 90 triệu xe dùng trong một năm.
Ví dụ :
Thuỵ Điển đã triển khai một dự án mang tên Biogas City, dưới sự trợ giúp của nhóm chuyên gia đến từ hãng Volvo là các nhà kinh tế và bảo vệ môi trường. Những phương tiện công cộng như xe bus, taxi hoạt động trong thành phố sẽ sớm sử dụng hoàn toàn biogas từ năm 2008. Biogas City dự tính sẽ xây dựng hệ thống cung cấp với mật độ cứ 10 trạm bơm nhiên liệu thông thường sẽ có một trạm biogas. Chính phủ Thuỵ Điển chịu trách nhiệm đảm bảo giá biogas rẻ hơn 30% so với xăng thông qua chính sách thuế.
1.4. Năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Từ những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ trước, NLTT đã bắt đầu được nghiên cứu ở Việt Nam nhưng phải đến tận những năm cuối của thập niên 90 trở lại đây việc nghiên cứu ứng dụng cho mục đích cung cấp năng lượng nói chung và điện năng nói riêng phục vụ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất ở nông thôn mới được quan tâm và phát triển.
Một số dạng NLTT chính được nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta như : năng lượng mặt trời (NLMT), năng lượng gió (NLG), năng lượng sinh khối (NLSK), năng lượng địa nhiệt (NLĐN), năng lượng thuỷ triều…
2. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG BIOGAS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm về Biogas
Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí methane (CH4) và một số khí khác phát sinh từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ. Methane cũng là một khí tạo ra hiệu ứng nhà kính gấp 21 lần hơn khí carbonic (CO2).
Sản xuất khí sinh học dựa trên cơ sở phân hủy kị khí các chất hữu cơ tự nhiên, hay còn gọi là quá trình lên men methane.
2.2. Thành phần
Thành phần chính của Biogas là CH4 (50 - 60%) và CO2 (30%), còn lại là các chất khác như hơi nước N2, O2, H2S, CO… được thuỷ phân trong môi trường yếm khí, xúc tác nhờ nhiệt độ từ 20 - 400C.
Nhiệt trị thấp của CH4 là 1012 Btu/ft3 (37,71.103 KJ/m3), do đó có thể sử dụng biogas làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Để sử dụng biogas làm nhiên liệu thì phải xử lý biogas trước khi sử dụng tạo nên hỗn hợp nổ với không khí. H2S có thể ăn mòn các chi tiết trong động cơ, sản phẩm của nó là SOx cũng là một khí rất độc. Hơi nước có hàm lượng nhỏ nhưng ảnh hưởng đáng kế đến nhiệt độ ngọn lửa, giới hạn cháy, nhiệt trị thấp và tỷ lệ không khí/nhiên liệu của Biogas.
2.3. Tiềm năng Biogas trên thế giới

- Xây dựng chế độ sử phạt đúng đắn và chế độ bồi thường hợp lý cho các hộ gia đình, đối với các trường hợp hầm không sử dụng được do sai sót kĩ thuật của đội ngũ kĩ sư, giám sát xây dựng hầm Biogas (hầm xây theo các dự án).
• Giải pháp 3: Đưa ra các chính sách về xây dựng và sử dụng hầm Biogas.
+ Thực trạng: Hiện nay, ở Đan – Hoài đã có một số chính sách về:
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm Biogas.
- Bảo dưỡng hầm Biogas miễn phí 1 năm kể từ khi xây dựng hầm.
+ Giải pháp:
- Xây dựng chính sách bắt buộc các hộ chăn nuôi với số lượng lớn phải sử dụng hầm Biogas (có quy định giới hạn tối thiểu về số lượng đàn gia súc, gia cầm).
- Xây dựng chế độ bảo dưỡng, thông hút bể theo định kì.
- Định hướng chăn nuôi theo mô hình sinh thái VAC và sử dụng hầm biogas.
- Lập kế hoạch sử dụng năng lượng Biogas cho ngắn hạn và trung hạn làm cơ sở cho việc xem xét đầu tư hệ thống thiết bị sản xuất và sử dụng khí sinh học, đảm bảo duy trì ổn định các hoạt động trong gia đình, trang trại.
• Giải pháp 4: Quy hoạch lại khu vực chăn nuôi theo hướng quy mô tập trung và ứng dụng công nghệ hầm Biogas.
+ Thực trạng:
- Khu vực Đan - Hoài có 1 số trang trại gà, trang trại lợn quy mô nhà nước, nhưng không sử dụng hầm Biogas.
- Đa phần các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ, lẻ, không tập trung, nên thường ứng dụng hầm Biogas quy mô hộ gia đình.
+ Giải pháp:
- Đưa khu chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường.
- Gắn tổ chức chăn nuôi tập trung với công nghệ hầm Biogas và tạo lập thị trường khí sinh học, phân bón vi sinh có giá trị cao sau xử lý.
- Ứng dụng hầm Biogas để vừa xử lý triệt để chất thải, vừa tạo ra nguồn năng lượng khí gas làm chất đốt, chạy máy phát điện, vừa có phân bón phục vụ sản xuất rau quả an toàn.
3.2. Giải pháp kĩ thuật
Để sử dụng năng lượng Biogas hiệu quả, không chỉ cần tới phương pháp quản lý tốt, mà còn cần nâng cao công nghệ về hầm Biogas và các giải pháp kĩ thuật hiệu quả.
• Giải pháp 1: Tích cực nghiên cứu công nghệ mới giúp nâng cao hiệu suất hầm khí Biogas, giúp giảm giá thành xây dựng hầm.
+ Thực trạng:
- Các hộ gia đình thường xây theo mẫu hầm Biogas mới nhất vào thời điểm xây dựng hầm. Cụ thể ở Đan – Hoài, mẫu hầm KT1 được ứng dụng phổ biến nhất.
- Một số hộ gia đình đã phá bỏ hầm cũ, xây hầm Biogas theo mẫu mới, giúp tăng hiệu suất hầm khí.
+ Giải pháp:
- Thiết kế các mẫu mã mới, du nhập các công nghệ mới về hầm Biogas.
- Tìm hiểu, nghiên cứu ra các biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng hầm, giúp nâng cao hiệu suất hầm khí.
- Sử dụng kỹ thuật cho vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các men, các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật có hại.
• Giải pháp 2: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thân thiện với môi trường.
+ Thực trạng:
Vào thời điểm xây hầm, các hộ gia đình sử dụng hầm Biogas với công nghệ mới nhất, giúp xử lí chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.
+ Giải pháp: Ngoài hầm Biogas, có thể kết hợp 3 quy trình kỹ thuật xử lý chất thải:
- Bể lắng - Hầm Biogas - Ao sinh học.
- Hầm biogas - Ao sinh học.
- Hầm biogas - Thùng sục khí - Ao sinh học
• Giải pháp 3: Phối hợp sử dụng các năng lượng mới khác với năng lượng Biogas, giúp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
+ Thực trạng:
Đa số các hộ gia đình mới chỉ sử dụng hầm Biogas, chưa biết kết hợp với các dạng năng lượng mới khác để năng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
+ Giải pháp:
- Kết hợp năng lượng gió và năng lượng Biogas để chạy tua bin phát điện.
- Kết hợp năng lượng mặt trời và năng lượng Biogas để chạy tua bin phát điện.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp Y dược 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top