daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại Khoa Môi trường - Trường Đại học Thủy Lợi Hà
Nội, em đã thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản
lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý”.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, em xin trân trọng Thank sự giúp
đỡ, quan tâm của các giảng viên tại Khoa Môi trường trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu tại Khoa.
Em xin gửi lời Thank chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn
chính TS. Nguyễn Thị Minh Hằng – Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại
học Thủy Lợi Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời Thank tới lãnh đạo và đồng nghiệp tại Trung tâm Kiểm
nghiệm - Sở Y tế Hải Dương, các cộng tác viên đã tạo điều kiện thuận lợi về thời
gian, cung cấp tài liệu, thu thập thông tin góp phần giúp em hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời Thank tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.....................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI VÀ .............................................3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG ..........................................................3
1.1. CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ ....................................................................3
1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải y tế................................................................3
1.1.2. Phân loại chất thải y tế ..........................................................................................3
1.1.3. Phân loại chất thải y tế nguy hại...........................................................................5
1.1.4. Thành phần chất thải y tế:.....................................................................................7
1.1.5. Lượng chất thải phát sinh tại các cơ sở y tế .........................................................7
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG.......................................................................................9
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế nguy hại đến môi trường ................................9
1.2.2. Ảnh hưởng của CTRYTNH hại đến cộng đồng.................................................10
1.3. TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI VIỆT
NAM..............................................................................................................................12
1.3.1. Tổng quan chung.................................................................................................12
1.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của hệ thống bệnh viện..............13
1.3.3. Thực trạng công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú.........................................15
1.3.4. Tổng quan công tác quản lý, xử lý chất thải y tế ...............................................16
1.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG .................................................24
1.4.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................24
1.4.2. Kinh tế - Xã hội...................................................................................................26
1.4.3. Kết cấu hạ tầng....................................................................................................26
1.4.4. Văn hóa................................................................................................................28
1.5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH Y TẾ HẢI DƯƠNG..................................28
1.5.1. Về nhân lực y tế ..................................................................................................29
1.5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ........................................................................30
CHƯƠNG 2...................................................................................................................32
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY
HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ...............................................................32
2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLCTYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN TỈNH HẢI
DƯƠNG.........................................................................................................................32
2.1.1. Tình hình thực hiện quy định về hành chính......................................................42
2.1.2. Nhân lực QLCTYT các bệnh viện......................................................................44
2.1.3. Về công tác đào tạo, tập huấn về QLCTYT.......................................................46
2.1.4. Lượng CTRYT phát sinh theo bệnh viện (kg/ngày) ..........................................47
2.1.5. Lượng CTRYT phát sinh theo khoa/phòng của bệnh viện (kg/ngày)...............51
2.1.6. công cụ chứa/đựng, vận chuyển chất thải y tế ..................................................51
2.1.7. Nhà lưu giữ chất thải y tế:...................................................................................53
2.1.9. Quan trắc môi trường..........................................................................................56
2.1.10. Đầu tư kinh phí cho QLCTYT .........................................................................58
2.1.11. Thông tin chung về NVYT tại 22 bệnh viện nghiên cứu ...............................58
2.1.12. Thông tin chung về Vệ sinh viên tại 22 bệnh viện nghiên cứu .......................59
2.1.13. Kiến thức của NVYT về QLCTYT..................................................................61
2.1.14. Kiến thức của VSV về QLCTYT .....................................................................61
2.1.15. Việc thực hiện quy chế QLCTYT của NVYT .................................................61
2.1.16. Việc thực hiện quy chế QLCTYT của VSV ....................................................63
2.1.17. Mối liên quan giữa việc tập huấn với kiến thức về phân loại CTRYT của
NVYT ............................................................................................................................64
2.1.18. Mối liên quan giữa việc tập huấn với kiến thức về phân loại CTRYT của
VSV ...............................................................................................................................65
2.1.19. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về phân loại CTRYT của NVYT
........................................................................................................................................65
2.1.20. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về phân loại CTRYT của VSV.66
2.1.21. Kiến thức của NVYT về tác hại của CTRYTNH đối với sức khỏe con người
........................................................................................................................................67
2.1.22. Kiến thức của VSV về tác hại của CTRYTNH đối với sức khỏe con người..67
2.2. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025. .......................................................................68
2.3. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ......................................................................................71
2.3.1. Thông tin chung về các bệnh viện nghiên cứu...................................................71
2.3.2. Kiến thức và thực hành về QLCTYT của NVYT..............................................72
2.3.3. Kiến thức và thực hành về QLCTYT của VSV .................................................76
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG.............................................................................................78
2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý CTRYTNH............................78
2.4.2. Những tồn tại cần giải quyết...............................................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................80
CHƯƠNG 3...................................................................................................................81
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG........................................................................81
3.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ
VẬN CHUYỂN.............................................................................................................81
3.1.1. Quản lý nội vi......................................................................................................81
3.1.2. Thu gom tại các khoa phòng...............................................................................81
3.1.3. Lưu chứa..............................................................................................................84
3.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
........................................................................................................................................86
3.2.1. Xây dựng mô hình quản lý CTRYT một cách hiệu quả tại các bệnh viện........86
3.2.2. Đề xuất mô hình quản lý phù hợp cho khối y tế dự phòng................................87
3.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG..........................................89
3.3.1. Giáo dục cộng đồng ............................................................................................89
3.3.2. Nâng cao năng lực tổ chức.................................................................................91
3.4. CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN.........92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................98
PHỤ LỤC ....................................................................................................................103
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân
ngày một tăng cao. Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc
sức khỏe nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng
và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các cơ sở y tế, đặc
biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải y tế, trong đó có
cả chất thải y tế nguy hại. Đây là vấn đề hết sức cấp bách tại các bệnh viện trên cả
nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản lý chất thải của các cơ sở y
tế vẫn còn nhiều tồn tại. Nhiều bệnh viện chưa phân loại đúng chất thải, phương
tiện phân loại thu gom chất thải rắn không đạt tiêu chuẩn, nhận thức của nhân viên
trong việc thu gom, phân loại chất thải ngay từ ban đầu còn nhiều hạn chế... Đặc
biệt công tác xử lý chất thải rắn tại các đơn vị y tế còn quá nhiều bất cập do nhiều
nguyên nhân như: Không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, hay có nhưng
không chuyên dụng, cũ, không có khu vực xử lý đạt tiêu chuẩn, không có kinh phí
xây dựng, vận hành hệ thống… điều này dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng
ngày điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ tử vong, tăng chi phí điều trị, làm giảm uy
tín của bệnh viện và gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho cộng đồng, nhất là những
người tiếp xúc trực tiếp với chất thải. Đồng thời nó cũng gây ô nhiễm đối với môi
trường (đất, nước và không khí), sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.
Nhận thức được những thách thức trong công tác QLCTYT nguy hại tại các
cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương và sự phát triển, đảm bảo đời sống sức khoẻ
cho cộng đồng xã hội, do đó đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất
thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý" nhằm đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế
nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh
Hải Dương.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý chất thải rẳn y tế nguy hại trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
Đề xuất được giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chất thải rắn y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi
trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hay có
đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014
Phạm vi không gian vùng nghiên cứu: 22/22 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện của
tỉnh Hải Dương
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: thu thập số liệu có liên quan đến
đề tài, các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, các công
trình xử lý CTRYTNH đã được vận hành.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: nhằm thu thập số liệu về tình
hình thu gom, xử lý CTRNH y tế; những bất cập, tồn tại.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong đánh
giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý chất thải y tế.
- Phương pháp tính toán dự báo: từ số liệu thực tế phát sinh những năm
trước, cộng với các qui hoạch phát triển hệ thống y tế trong thời gian tới để dự báo
khối lượng CTRYTNH trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025.
4.2. Công cụ sử dụng:
- Tập hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm EpiData và SPSS 16.0
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI VÀ
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ
1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải y tế
Chất thải: Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hay hoạt động khác [12].
Chất thải y tế: Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ
các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [8].
Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hay đặc tính nguy hại khác [12].
Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa một trong các thành phần như:
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hay cơ quan của người, động vật, bơm
kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong
chất thải y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho
môi trường và sức khỏe con người [8].
Như vậy không phải toàn bộ chất thải y tế đều là chất thải nguy hại, do đó
cần có những giải pháp phù hợp để xử lý chất thải y tế có hiệu quả nhất..
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
Theo Quyết định số 43/2007/ QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc
ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học,
sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5
nhóm sau:
a. Chất thải lây nhiễm:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hay chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn
khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly .
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và công cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người; nhau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm [8].
b. Chất thải hóa học nguy hại:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các công cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ
bọc chì hay vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình
ảnh, xạ trị).
c. Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
d. Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt [8].
e. Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý theo đúng qui định và hàng tháng phải có
báo cáo về khối lượng chất thải phát sinh cho trưởng trạm y tế.
Các nhân viên cấp dưới phải phối hợp tốt với trưởng trạm để có thể quản lý
tốt chất thải phát sinh tại cơ sở, hàng tuần phải họp bàn để đưa ra các vấn đề còn tồn
tại trong công tác quản lý chất thải y tế, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả việc phân loại, thu gom, xử lý phù hợp với điều kiện tại cơ sở của mình.
3.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG.
CTRYT bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn
các chất thải có tính nguy cơ cao. CTRYT có thể tạo nên những mối nguy cơ cho
sức khỏe con người.
Việc tiếp xúc các CTRYT có thể gây nên bệnh tật hay tổn thương. Đó là do
trong CTRYT có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa
chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn… Vì thế, việc
nâng cao công tác bảo vệ môi trường nói chung, cũng như nhận thức về tác hại của
CTRYT nói riêng giúp mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện.
Phòng tổ chức bệnh viện có kế hoạch đưa ra các chương trình giáo dục tuyên
truyền cho tất cả mọi người ra vào bệnh viện ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh
chung và bảo vệ môi trường bệnh viện. Đây là mục tiêu quan trọng nhằm trang bị
những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, những tác động hay ảnh hưởng do ô
nhiễm môi trường gây ra giúp cho tất cả mọi người ý thức về vai trò trách nhiệm
của bản thân để giúp cho việc bảo vệ môi trường bệnh viện được tốt hơn, trong lành
hơn tạo không gian khám và chữa bệnh hiệu quả hơn.
Các biện pháp có thể sử dụng như sau:
3.3.1. Giáo dục cộng đồng
Cần có kế hoạch đưa các chương trình giáo dục, tuyên truyền dành cho tất cả
mọi đối tượng ra vào bệnh viện, bao gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm
nuôi bệnh nhân ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top