daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN A.CHEKHOV
1. Cái chết của một viên chức

1.1. Đề tài: con người nhỏ bé
- Con người nhỏ bé trong văn học Nga, đúng như tên gọi của nó, thường là những con
người ở dưới đáy xã hội, họ là những con người khơng có quyền lực, quyền hành
trong tay họ, nếu có, thì cũng là cái gì đó rất cỏn con, chỉ có hiệu lực lên những con
người nhỏ bé khác, tài sản cũng không nhiều, họ là những người có số phận đáng
thương, thường bị coi thường, hiếp đáp. Con người nhỏ bé có thể là một người nơng
dân cùng kiệt khó ,khốn khổ, hay cũng có thể là một anh viên chức hiền lành hay bị mọi
người cười cợt.
- Sở dĩ gọi họ là nhân vật con người nhỏ bé vì các nhân vật này khơng đáp ứng được
u cầu của thời đại, khơng có tầm vóc và bản lĩnh. Những nhân vật này vốn dĩ
khơng hề “nhỏ bé ” nhưng do sự đè nặng, áp chế của chế độ Nga hoàng nên họ trở
nên “nhỏ bé ”.
- Trong truyện ngắn “Cái chết của một viên chức” của Sê-khốp, nhân vật thay mặt cho
con người nhỏ bé này chính là viên chức Ivan Dmit’ritr Treviacov. Bản chất “con
người nhỏ bé” của anh ta được nhà văn khắc họa khá khéo léo. Nghề nghiệp:


Treviacov chỉ là một viên quản trị hành chính bình thường, là một viên chức nhà
nước – một nghề nghiệp khá quen thuộc của các con người nhỏ bé trong văn học
Nga. Chi tiết chỉ vì một lần lỡ hắt hơi lên đầu một vị tướng, mà sợ sệt đến mức xin
lỗi đi xin lỗi lại, sợ đến mức lăn ra chết đã cho thấy rõ nhất tính cách “con người nhỏ
bé” của Treviacov, vì quá nhỏ bé, vì quá yếu ớt nên run sợ trước những con người
quyền lực, thậm chí là run sợ một cách thái quá, đến mức tự giết chết bản thân.

1.2. Chủ đề: thói nơ lệ tinh thần
- Nhân vật nhỏ bé trong những sáng tác của Sêkhốp chủ yếu là con người bị nô lệ
trong xã hội Nga hồng ở thế kỉ XIX. Có thể chia thành các kiểu nhân vật con người
nhỏ bé sau: nhân vật nhỏ bé về thân phận và nhân vật nhỏ bé về tâm lí.

Loại nhân vật viên chức trở thành nô lệ tinh thần trước quyền uy và sợ hãi cấp trên
trong truyện “Cái chết của một viên chức” chỉ vì một cái hắt hơi trước một vị tướng
mà viên chức đó đã tự buộc tội bản thân cho đến chết. Tác giả muốn chế giễu sự sợ
hãi, con người khơng có chính kiến, sự rụt rè khúm núm khi đứng trước cấp trên,
luôn luôn mặc cảm thân phận hèn kém.
Chi tiết “hắt xì vào mặt của vị tướng” trong truyện “Cái chết của một viên chức” đã
thay đổi tâm lí, ln sống trong nỗi lo sợ. Sợ bị đắc tội trước những người có quyền


lực, ln ln tìm cách xin lỗi hết lần này đến lần khác. Cũng chính vì cái tâm lí đó
mà anh viên chức đã vơ tình tự chuốc lấy cái chết cho chính mình.
Thói nơ lệ tinh thần , thứ ngục tù tâm hồn giam giữ con người nhỏ bé, là một hiện
tượng tiêu cực. Nó làm cho anh chàng Treviacov, một con người nhỏ bé đích thực, trở
nên lố bịch, hèn nhát và gây phản cảm với người đọc. Sự cam chịu vị trí dưới đáy của
con người nhỏ bé chính là biểu hiện của nơ lệ tinh thần . Ở Treviacov, sự cam chịu ấy
còn biểu hiện ở mức cao độ hơn, cực đoan hơn: sự sợ sệt, khúm núm một cách vơ lý,
lố bịch. Thói nơ lệ tinh thần làm tầm thường hóa con người, hạ thấp nhân cách và
văn hóa của họ. Thói nơ lệ tinh thần , rõ ràng làm số phận con người nhỏ bé, vốn đã
đáng thương, lại càng đáng thương hơn, cuộc đời của họ như là một cái bóng lủi thủi
trong xã hội, là những đời thừa, với những cái chết cũng vô nghĩa lý không kém. Trớ
trêu hơn cả, những điều ấy, là do chính con người nhỏ bé gây ra cho mình.
1.3. tiếng cười
- Nhà văn phê phán cái khả năng trở thành con người nhỏ bé, cái tinh thần sẵn sàng
trở thành “con người nhỏ bé ”, cái lòng ham muốn trở thành “con người nhỏ bé ”.
Tiếng cười của Sêkhốp ở đây có lẫn nước mắt, vừa giận vừa thương nhằm thức tỉnh
con người chống lại sự sợ hãi thâm căn cố đế, sự rụt rè khúm núm khi đứng trước kẻ
giàu người sang, luôn luôn mặc cảm thân phận nô lệ hèn kém.
- Sự việc Treviacov lỡ hắt xì hơi, bắn nước bọt lên đầu của tướng Brizalov.
Đó quả thật là một tình huống rất bất ngờ và hài hước. Hắt xì hơi, chuyện hết sức
thường tình, hơn nữa, đây chỉ là một sự cố ngồi ý muốn của mọi người. Tuy nhiên

phản ứng quá sức nghiêm trọng của nhân vật chính trước tình huống thường tình ấy,
chính sự tương phản kì qi và lố bịch đó đã làm bật lên tiếng cười. Đầu tiên, anh ta
rối rít xin lỗi, viên tướng cũng nhã nhặn bỏ qua, và tiếp tục xem kịch. Câu chuyện
đến đó sẽ khơng có gì, nếu như nội tâm của Treviacov khơng ngừng sợ sệt vì cái sự


việc hắt xì hơi tai quái ấy, và cứ tiếp tục xin lỗi đi xin lỗi lại, cản trở việc xem kịch
của viên tướng.
Nghệ thuật xây dựng của Trekhov đặc sắc ở chỗ, cùng một sự việc, qua
điểm nhìn khác nhau và chênh lệch của hai nhân vật, đã xây dựng nên những
hiểu lầm. Sự im lặng của viên tướng khi thưởng thức vở kịch, Treviacov lại hiểu là
sự giận dữ và anh ta bắt đầu hoang mang. Sự hoang mang đó làm anh ta cứ tiếp tục
khơng ngừng xin lỗi. Sự thái quá Treviacov mới là thứ làm phiền tướng Brizalov,
khiến ông “môi dưới trề ra, tỏ vẻ sốt ruột, khó chịu”. Nhưng phản ứng của viên
tướng tiếp tục bị Treviacov giải mã sai: “ngài nói ngài quên mà mắt ngài trông giận
dữ thế… cần thanh minh với ngài rằng quả thật mình khơng hề cố ý…”. Cái
vịng luẩn quẩn ấy cứ tái đi tái lại một cách buồn cười cho đến ngày hôm sau, khi sự
lặp lại chạm đỉnh điểm và viên tướng phải giận dữ thốt lên: “Rõ thật vớ vẩn… có trời
biết là thế nào nữa! Anh muốn gì nào?”. “Tấn bi kịch” hài hước của Treviacov đến đó
là đến đỉnh điểm, và sự giải quyết, tất nhiên, là cái chết, cũng hài hước không kém,
của nhân vật chính.

1.4 .Người kể chuyện : Điểm nhìn , giọng điệu
- Giọng điệu ở đây thật hóm hỉnh, tưởng như bình thản, tự nhiên, ấy vậy mà hàm chứa
bên trong cái cười chế giễu, chê trách. Cảm hứng châm biếm là một sự nhạo báng
trước các hiện tượng tiêu cực của đời sống, để đấu tranh chống lại nó, thay đổi nó.
Nhưng cái cười ở đây, có lẽ khơng q gay gắt và quyết liệt, nó hài hước một cách
dun dáng, nhưng nó thấm thía và sâu sắc.
Anton Pavlovich Chekhov

Khi chọn đề tài “Con người nhỏ bé”, A.Sêkhơp có một ngã rẽ khác biệt, gần như trở
thành một phản đề với “con người nhỏ bé” truyền thống. Con người nhỏ bé trong văn
học Nga thế kỉ XIX, thường được khắc họa là những con người đáng thương, tội
nghiệp. Nhà văn dành cho họ một tình cảm yêu thương tha thiết, chân thành. Các nhà


văn thuộc phái dân túy, đi tìm chân lý trong nhân dân, còn khai phá được ở những con
người bé nhỏ ấy những hạt ngọc sáng ngời từ trí thơng minh của trái tim, họ quan
niệm, về với nhân dân chính là tiệm cận chân lý nhất của A.Sêkhơp , trong cái nhìn đa
diện nhiều chiều của mình, khơng chỉ nhìn thấy những mặt tích cực, mà cịn thấy được
mặt tiêu cực của những con người nhỏ bé.
Viết về những con người nhỏ bé A.Sêkhôp thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những
nỗi khổ, tủi cực mà họ phải chịu đựng, họ chính là nạn nhân của xã hội áp bức bạo tàn.
Những con người ấy chẳng có ước mơ, hồi bão gì lớn. Họ sống quẩn quanh trong
khơng gian tù túng, chật hẹp trong bốn bức tường. Điểm tiến bộ của A.Sêkhôp so với

một số nhà văn trước đó khi viết về con người nhỏ bé đó là ông đi tìm nguyên nhân
làm cho họ trở nên “nhỏ bé” về phương diện nhân cách. Khi xây dựng loại nhân vật
này ông thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu. Ơng ln có niềm tin vào con người sẽ
có một tương lai tốt đẹp mặc dù hiện thực cuộc sống đen tối, quẩn quanh.
Chính vì thế, ở đề tài về “Con người nhỏ bé, ông đi vào khai thác chủ đề “thói nơ lệ
tinh thần”.
Thói nơ lệ tinh cịn gắn với một bi kịch cũng khá quen thuộc trong các sáng tác của
Trekhov: Bi kịch không hiểu biết lẫn nhau của con người. Đó là thứ bi kịch ngầm
bên trong văn bản, là bức tường ngăn cách tâm hồn con người, khiến họ không thể
hiểu nhau, khiến những hiểu lầm, mâu thuẫn khơng bao giờ có thể giải quyết.
Bằng thủ pháp “mạch ngầm văn bản”, hướng đến sự ngắn gọn tối đa, việc lý giải chủ
đề của Trekhov có khi không dừng lại ở một tác phẩm, mà ở chuỗi các tác phẩm. Với
chủ đề “thói nơ lệ tinh thần”, sự lý giải cũng được tiếp nối từ “Cái chết của một
viên chức” đến “Con kỳ nhông” và lên đến đỉnh điểm ở “Người trong bao”.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu một số truyện ngắn của Sekhop ta thấy được tài năng của
ơng trong sự nghiệp đổi mới, hồn thiện phát triển thể loại truyện ngắn. Ông thường


viết về những câu chuyện vặt vãnh đời thường, những con người nhỏ bé. Mặc dù dung
lượng truyện không nhiều nhưng lại ẩn chứa những vấn đề lớn, những thông điệp giàu
tính nhân sinh. Sekhop xứng đáng là một đỉnh cao của nền văn học Nga và thế giới.
Một nhà cách tân nghệ thuật vĩ đại trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top