daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

1. Lý do chọn đề tài
Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng.
Đó chính là những vần thơ nổi tiếng được truyền tụng như một châm ngôn
sáng ngời của văn hào vĩ đại thế kỉ XX - Lỗ Tấn (1881- 1936). Ông được ngợi ca
là vị chủ tướng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, đạt được thành tựu lớn nhất
trong nền văn học hiện đại Trung Quốc - một nền văn học thuộc về quần chúng,
gánh vác sứ mệnh phục vụ cách mạng của dân tộc Trung Hoa. Bởi trong những
cây bút xuất sắc đóng góp lớn lao cho việc xây dựng và phát triển nền văn học
ấy, Lỗ Tấn không chỉ là người mở đường, người đặt nền móng cho tòa nhà văn
học hiện đại Trung Quốc mà bóng dáng của ông còn bao trùm lên cả thế kỉ XX.
Theo điện của Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Lỗ Tấn được
đánh giá là người thầy của cách mạng Trung Quốc, ngôi sao vĩ đại nhất trên văn
đàn Trung Quốc, tấm gương sáng cho tất cả người con của dân tộc Trung Hoa,
nhà văn mẫu mực trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội và hòa bình.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lỗ Tấn đã để lại di sản đồ sộ, không
phải chỉ vì toàn tập hai mươi tập, mỗi tập gần nghìn trang mà vì mỗi truyện, mỗi
bài tạp văn, mỗi bài thơ đều như lấp lánh một âm thanh và màu sắc riêng. Cái vĩ
đại của Lỗ Tấn chính là ở sự đa dạng của phong cách. Điều này cho thấy Lỗ Tấn
là một cây bút tạp văn sắc sảo, một ngòi bút truyện ngắn cự phách, một hồn thơ
ý vị đậm đà, một nhà viết kịch sáng tạo, một nhà phê bình nổi tiếng.
Đặc biệt đáng chú ý là truyện ngắn của ông. Truyện ngắn được coi là một
bộ phận khá quan trọng, là những truyện ngắn có kích thước truyện dài (
Nguyễn Tuân), trong đó chứa đựng những tư tưởng tâm huyết, tài năng của người

kỹ sư tâm hồn dân tộc - Lỗ Tấn. Đọc truyện của Lỗ Tấn người đọc như thấy
nhà nghệ sĩ ấy đã cố ý đem cả khối nhiệt tình mà kiến trúc lại để cho lý trí có
thể vận dụng những điều quan sát vào trong khái quát nghệ thuật để mô tả sự vật
thực tế theo những nét bút sâu sắc, bạo dạn, rắn rỏi như ngọn dao nhà điêu


khắc... Lỗ Tấn đã nén hẳn mối cảm tình chủ quan để có gan mà viết những câu
văn âm thanh đầy đặn có thể xúc động cả tâm cơ độc giả - (Lỗ Tấn - thân thế và
văn nghiệp, Đặng Thai Mai, Nxb thời đại, 1944).
Là một nhà văn yêu nước và cách mạng, Lỗ Tấn đã luôn luôn quan tâm
đến vận mệnh Tổ Quốc, đời sống nhân dân do đó Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút làm
vũ khí tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Lỗ Tấn từng học khai
khoáng, từng học y khoa, cuối cùng nắm lấy vũ khí văn nghệ bởi theo ông thức
tỉnh tinh thần dân chúng, cải tạo và nâng cao đời sống tinh thần con người là
nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội: Ông đã
hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của bản thân họ, chỉ cho họ thấy
những bước đi sai nhịp trên con đường hành quân tiến về tương lai[14.15].
Hai tập Gào thét (1918 - 1922) và Bàng hoàng (1924 - 1926) là hai tập
truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn. Hai tập truyện này đã phản ánh những
vấn đề trọng đại của xã hội Trung Quốc trong giai đoạn chuyển mình từ cách
mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới cụ thể là những năm trước và sau
cách mạng Tân Hợi (1911) đến cao trào cách mạng (1925 -1926). Các tác phẩm
đã tái hiện nỗi đau khổ cùng cực của người nhân dân Trung Quốc một cách sâu
sắc trước khi được sự giác ngộ của giai cấp vô sản, vạch ra tiền đề cách mạng với
một niềm tin tưởng ở tương lai.
Đặc biệt qua những đoản thiên tiểu thuyết này, Lỗ Tấn đã nêu lên một
chân lý: giá trị của một nhà văn không phải ở chỗ đề cập đến những chủ đề trước
mắt hay lâu dài. Vấn đề cơ bản vẫn là sự thống nhất giữa nội dung sâu sắc và
nghệ thuật điêu luyện. Đọc truyện ngắn Lỗ Tấn, chúng ta bắt gặp một tài năng
nghệ thuật độc đáo kết tinh giữa chiều sâu của nhà tư tưởng, nhiệt tình của nhà

yêu nước và sự chắt lọc của những cây bút cổ văn Trung Hoa.
Vì vậy, có thể nói Lỗ Tấn đã có những đóng góp rất lớn về mặt thi pháp và
thể loại cho nền văn học không chỉ nước Trung Hoa. Đó là những đóng góp nâng
tạp văn thành một thể loại văn học và về đặc sắc ở bút pháp nghệ thuật truyện
ngắn trong đó có nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật rất tinh tế và sắc sảo.
Sự đóng góp ấy cho thấy Lỗ Tấn đã trở thành một vị dũng tướng tiên phong mở
đường như ông từng tuyên bố nếu không có một vị dũng tướng có khả năng đột


phá mọi tư tưởng và thủ pháp truyền thống thì Trung Quốc không thể có một nền
văn học mới đích thực. Bên cạnh đó, Phađêep (nhà văn Xô Viết) đã đánh giá tài
năng nghệ thuật của nhà văn họ Chu: Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc một trăm
phần trăm. Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không bắt
chước được....
ở Việt Nam, Lỗ Tấn là một trong số tác gia văn học nước ngoài rất được
chú ý và quan tâm. Nhiều tác phẩm của nhà văn họ Chu này đã được đưa vào
giảng dạy và nghiên cứu ở chương trình giáo dục của các bậc phổ thông, cao
đẳng, đại học. Nhất là các truyện ngắn Thuốc, Cố hương, và các trích đoạn của
truyện ngắn AQ chính truyện đã được đưa vào tìm hiểu ở chương trình phổ thông
trung học.
Vậy nên, việc học tập và nghiên cứu, tìm hiểu về Lỗ Tấn sẽ giúp cho
người viết khóa luận không những có cái nhìn đầy đủ hơn về xã hội Trung Quốc
thời Lỗ Tấn, về tài năng nghệ thuật với nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật
cũng như tư tưởng của văn hào vĩ đại thế kỉ XX Lỗ Tấn, đồng thời thực tế hơn sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy văn học nước ngoài sau này ở trường
phổ thông.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lỗ Tấn là danh nhân văn hóa thế giới, là kĩ sư tâm hồn của nhân dân, thời
đại mình (Lương Duy Thứ). Ông đã tiếp thu sàng lọc đủ mọi thứ tư tưởng triết

học và văn học xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX để có thể hình thành
một tư tưởng văn nghệ và một phong cách văn chương của riêng mình. Dọc theo
chiều dài của thế kỉ XX đến nay, tư tưởng văn nghệ và phong cách văn chương
ấy của Lỗ Tấn còn in đậm dấu ấn trong hàng loạt tác phẩm và sự nghiệp của các
thế hệ nhà văn Trung Hoa. Do đó, Lỗ Tấn và sáng tác của ông dường như đã trở
thành nam châm thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học
trong nước cũng như trên thế giới.


Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là
một vấn đề không mới. Người viết có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu về
vấn đề này:
Lịch sử văn học Trung Quốc (Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê
Bảo) đã khẳng định tính hàm súc trong khi sử dụng ngôn ngữ của Lỗ Tấn: Ngòi
bút Lỗ Tấn điêu luyện tinh tế, biết thâu tóm những đặc trưng sự vật, lời ít, ý
nhiều, phác họa vài ba nét mà thành bức tranh, một đoạn văn ngắn mà chứa đựng
nhiều ý nghĩa.
Đồng thời, các tác giả cũng đánh giá cao tài năng nghệ thuật của Lỗ Tấn
với đề tài phong phú, xây dựng hình tượng điển hình, tính chất châm biếm và u
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top