daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
2.1. Trước năm 1945 ...................................................................................... 3
2.2. Sau năm 1945 .......................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống ............................................................... 7
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp............................................................ 7
5.3. Phương pháp lịch sử................................................................................ 7
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu .............................................................. 7
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 7
7.Bố cục ......................................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: NHẤT LINH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ......................................................................................................... 9
1.1. Tác giả Nhất Linh.................................................................................... 9
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh ............................... 12
1.2.1. Con người gắn với hoàn cảnh............................................................. 13
1.2.2. Con người với đời sống bên trong ...................................................... 14
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA TÌNH HUỐNG VÀ NGOẠI HIỆN....................................................................... 16
2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống............................................................. 16 2.1.1. Tình huống éo le, bi kịch..................................................................... 17 2.1.2. Tình huống nhẹ nhàng gợi cảm xúc, kỉ niệm ....................................... 20 2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hiện .......................................... 23 2.2.1. Miêu tả ngoại hình.............................................................................. 24 2.2.2. Miêu tả hành động.............................................................................. 27 2.2.3. Miêu tả thiên nhiên trong mối quan hệ hài hòa với con người ............ 30

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ ..................................................................................................................... 32
3.1. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................................ 32 3.1.1. Đối thoại mang tính chất ám chỉ......................................................... 32 3.1.2. Đối thoại qua hành vi, cử chỉ.............................................................. 36 3.2. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................... 38 3.3. Ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 44 KẾT LUẬN................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 51

1. Lí do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
1.1.Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học, đồng thời còn là một tổ chức văn hóa xã hội. Tự lực văn đoàn chủ chương hiện đại hóa văn học góp phần đổi mới quan niệm xã hội, quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ và đẩy nhanh sự phát triển của văn học trên con đường hiện đại hóa. Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn đã khẳng định: ‘‘ Nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của văn họchiện đại’’ [11, tr.1]. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta không thể bỏ qua đối tượng này.
Hơn nữa, mỗi nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn mỗi người lại có một giọng điệu riêng tạo nên một phong cách khác nhau. Các cây bút ở nhóm Tự lực văn đoàn viết rất khỏe, tung hoành ở nhiều lĩnh vực khác nhau (Tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, phóng sự...) góp phần làm phong phú đa dạng và phát triển nhanh chóng các thể loại văn xuôi nghệ thuật trong những năm 30 của thế kỉ XX. Trong đó, phải kể đến vai trò chủ chốt của nhóm là Nhất Linh. Ông là cây bút chủ đạo của nhóm, là người anh đầu đàn trong mọi hoạt động. Sáng tác của ông thể hiện rõ rệt đường lối của Tự lực văn đoàn nhằm đổi mới văn chương và cải cách xã hội. Ông cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo và các thành viên khác trong nhóm Tự lực văn đoàn chủ trương cách tân hoàn toàn trong văn học, một mặt đấu tranh cho sự giải phóng cá nhân, coi đó là cơ sở của xã hội, mặt khác đấu tranh cho sự trong sáng ngôn ngữ và hiện đại hóa các thể loại văn học. Do đó, đề tài khóa luận này góp phần vào nghiên cứu tiểu thuyết của Nhất Linh để có cái nhìn đúng đắn hơn với chính tác giả và nhóm Tự lực văn đoàn.
1

1.2. Như chúng ta đã biết xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX nền văn hóa được mở rộng, có sự giao lưu hội nhập với nền văn hóa Phương Tây. Nhất Linh cũng từng du học ở Tây nên sự ảnh hưởng này rất rõ ràng, muốn khẳng định mình, khẳng định cái tôi, muốn tự do trong hôn nhân, luyến ái chống lại chế độ phong kiến nên cuộc đấu tranh giữa cũ và mới diễn ra quyết liệt.Cùng vớiĐoạn tuyệt, Lạnh lùng..., Đôi bạnlà một trong tác phẩm khẳng định giá trị tiểu thuyết của Nhất Linh. Ngôn ngữ trong Đôi bạnnhẹ nhàng, giản dị, trong sáng từng được đánh giá cao, có tính chất luận đề: ‘‘Chủ đề thật sự là hành động cách mạng bí mật’’ [18];‘‘Rất tiêu biểu cho bước chuyển tiếp diễn ra ở thanh niên, từ giấc mơ hạnh phúc cá nhân, đến giấc mơ ưa thích hành động anh hùng’’ [11, tr.6].
Xuất phát từ thực tế đó tui nghiên cứu đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linhđể thấy rõ tài năng, vị trí của ông trên con đường hiện đại hóa văn học. Đồng thời đánh dấu sự thay đổi trong tư tưởng cũng như về nghệ thuật viết tiểu thuyết của ông.
1.3. Tìm hiểu về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyếtĐôi bạn của Nhất Linh không những thấy được tâm huyết, tài năng của tác giả mà giúp cho người viết rèn luyện ý thức tự chủ, khả năng nghiên cứu văn học và xử lí kiến thức... trong bước đầu nghiên cứu khoa học. Đây là một công việc cần thiết với một người học văn và một giáo viên tương lai.
2. Lịch sử vấn đề
Mấy năm qua trong trào lưu đổi mới, một số vấn đề tác giả trong giai đoạn 1932 - 1945 cũng được bàn nhiều trong đó có Tự lực văn đoàn và Nhất Linh.Một số bài có nhắc tới Nhất Linh về con người, sáng tác của ông. Ở bài nghiên cứu này, chúng tui đưa ra những đánh giá nổi bật nhất về tiểu thuyết của Nhất Linh.
2

2.1. Trước năm 1945
Trước năm 1945 Nhất Linh là một trong những tác giả được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như bài nghiên cứu Trương Chính: Dưới mắt tui (1939), Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại, tập 2 (1942); Dương Quảng Hàm:Việt Nam văn học sử yếu (1942)... Thời kì này các nhà nghiên cứu đề cao sáng tác của Nhất Linh. Có nhiều ý kiến ca ngợi nội dung tư tưởng chống lễ giáo phong kiến, chống hủ tục lạc hậu, đòi giải phóng cá nhân. Vì vậy, tiểu thuyết của ông được coi là sự tiến bộ của tư tưởng mới, về đổi mới ở ngôn từ, lời văn. Như lời khen ngợi của Trần Thanh Mại: ‘‘Văn tài uyển chuyển, mạnh mẽ, không có chỗ nào đáng bỏ, không có mục nào phải thêm’’ trên tạp chí Sông hương (1937). Đến nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã từng đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh: ‘‘Nếu đọc Nhất Linh từ Nho phong cho đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí, sự tiến hóa ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta’’ [16, tr.234].Hà Văn Tiếp khẳng định giá trị hiện thực của Đoạn tuyệtlàm sống lại bức tranh về cuộc sống trong xã hội phong kiến:‘‘Giá trị phản ánh hiện thực của Đoạn tuyệt là làm sống lại bức tranh về cuộc sống vô nhân đạo, mẹ chồng áp bức nàng dâu. Những lời nhận xét gay gắt của bà Phán làm ta tưởng Nhất Linh đã đi làm dâu một lần rồi’’[11, tr.17].
Như vậy, các nhà nghiên cứu trước 1945 đã chỉ ra sự đổi mới nghệ thuật ở phương diện thể hiện nhân vật của Nhất Linh. Từ đó thấy được đổi mới trong nội dung tư tưởng mang ý nghĩa cải cách xã hội làm cho người đọc coi trọng quyền tự do cá nhân, góp phần đem không khí mới, tiến bộ vào xã hội.
3

2.2. Sau năm 1945
Sau năm 1945, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn tới tiểu thuyết của Nhất Linh. Các công trình nghiên cứu của Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 3- từ giữa thế kỉ XX đến năm 1945, 1957),bài viết của Nguyễn Văn Xung (Bình giảng về Tự lực văn đoàn, 1958), công trình của Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 3, 1960), Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, 1961), Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, 1997)... đã đánh giá một cách khái quát về những đóng góp mới tiểu thuyết Nhất Linh cho văn xuôi Việt Nam.Tiểu Thuyết Đôi bạncủa Nhất Linh đã được nhiều nhà nghiên cứu nhận xét và đánh giá chủ yếu ở giai đoạn này.
Nhóm Lê Quý Đôn nhận xét khá xác đáng về đổi mới nghệ thuật của nhóm Tự lực văn đoàn: ‘‘Với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cả một thế giới tâm tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phơi bày, mổ xẻ tinh vi’’ [4, tr.296],người có công đi đầu là Nhất Linh. Nhân vật của Nhất Linh có thế giới tâm hồn rất phong phú, luôn ấp ủ khát vọng được tham gia hoạt động cách mạng để cải cách xã hội. Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Nguyễn Văn Xung trong cái nhìn so sánh với Khái Hưng đã cho rằng: ‘‘Nhất Linh không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình cảm nhân vật’’[25, tr.65]. Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Việt Nam 1930 - 1945 khẳng định: ‘‘Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn, tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bung ra, luôn luôn có sức hấp dẫn’’ [23, tr.107].Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét: “Chính vì những cái đó mà nghệ thuật, kĩ thuật tiểu thuyết Đôi bạn có những nét mới mẻ khác hẳn trước, điềm tĩnh mà tinh tế, nhiều dư vị” (Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, tập 1, Nxb KHXH, 1979).
4

Với giáo sư Phan Cự Đệ khi viết lời giới thiệu cho tiểu thuyết Đôi bạn đã nhận xét: ‘‘Ở tiểu thuyết Đôi bạn luận đề xã hội được trình bày một cách nhuần nhụy, kín đáo hơn, ngòi bút của Nhất Linh tinh tế đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong của con người. Tuy nhiên cả Đoạn tuyệt và Đôi bạn đều là những cuốn tiểu thuyết lãng mạn tiến bộ, những tác phẩm trong sáng nhất cả quãng đời sáng tác Nhất Linh’’ [13, tr.3].
Như vậy, các nhà nghiên cứu sau năm 1945 khẳng định tiểu thuyết của Nhất Linh bước tới thành công khác ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật được chú trọng hơn ở vẻ đẹp hình thức; nhưng vẻ đẹp đó lại được đặt trong sự hài hòa với vẻ đẹp nội tâm, với thiên nhiên ngoại giới như nhân vật Trương trong Bướm trắng,Loan trong Đôi bạn, Loan trong Đoạn tuyệt...‘‘Trong tác phẩm Nhất Linh, hương của thiên nhiên Việt Nam phảng phất khắp nơi và quyện vào tâm hồn nhân vật: hương hoa khế, hoa cau, hoa bưởi, hoa lan rừng; hương cốm, hương lúa chín, hương rạ, rơm mới gặt; hương gỗ mục và đất mới xới... hương là bản chất của ngoại giới nhưng của một ngoại giới không còn vị trí nữa mà đang tạo thành cảm giác... hương là niềm vui’’ [11, tr.150].
Ở Đôi bạn, Nhất Linh miêu tả thế giới nội tâm của các nhân vật rất phong phú nhờ ở ‘‘Ngòi bút của Nhất Linh khéo léo tài hoa khi tả những mối tình đầu trong sáng, kín đáo đượm chút ngập ngừng đáng yêu với những cảm giác tinh tế, những diễn biến tâm lí hồn nhiên của thanh niên buổi đầu hò hẹn’’ [11, tr.128].
Hơn nửa thế kỉ qua, việc đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh là một quá trình phức tạp, nhưng ngày càng có nhiều khám phá mới đi dần đến sự xứng đáng hơn với đóng góp của ông. Đó là cái nhìn nhận đúng những thành công và đóng góp lớn của nhà văn về nghệ thuật tiểu thuyết cho nền văn học Việt Nam hiện đại đặc biệt là văn học thời kì đổi mới. Sự đổi mới trong tiểu thuyết
5

của Nhất Linh được khẳng định là: ‘‘Đổi mới kết cấu theo dòng tâm lí, cốt truyện chặt chẽ, lối viết truyện hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, gợi cảm, giàu chất thơ, chất hoa, đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của con người’’[2, tr.11].Đôi bạnlà bước đột phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh, thoát khỏi lối xây dựng nhân vật tiểu thuyết cổ điển trước đó.Đôi bạnđem đến thành công về nhận xét tâm lí tinh vi, với thiên nhiên giàu cảm xúc và tràn đầy thanh sắc, với ngôn ngữ trong sáng và giản dị đầy chất thơ. Bởi vậy, dựa trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đó, chúng tui tiếp tục bổ sung, tiếp tục đi sâu nghiên cứu để hoàn thành đề tài và khẳng định tiếng nói của tác giả.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top