Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Nghiên cứu, phân tích các quy định của thủ tục giải quyết phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, so sánh, phân tích thủ tục giải quyết phá sản theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004, trình bày những quy định chung về thủ tục giải quyết phá sản của một số nước trên thế giới. Đánh giá thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua, thông qua đó, xác định những vướng mắc, khó khăn của việc áp dụng các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp. Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp nhằm xây dựng các quy định phù hợp, có hiệu quả cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁ SẢN DOANH
NGHIỆP VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................... 9
1.1. Khái niệm về phá sản và thủ tục giải quyết phá sản.............................. 9
1.1.1. Khái niệm phá sản ...................................................................... 10
1.1.2. Thủ tục giải quyết phá sản ........................................................... 14
1.2. Thủ tục giải quyết phá sản của một số nước trên thế giới ................... 20
1.2.1. Một vài nét chung về phá sản và pháp luật phá sản của các nước
trên thế giới ........................................................................................... 20
1.2.2. Thủ tục giải quyết phá sản của một số nước trên thế giới ............ 23
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................... 32
2.1. Pháp luật về mở thủ tục phá sản ......................................................... 32
2.1.1. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ........................................... 32
2.1.2. Nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.......................................... 42
2.1.3. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ........................................ 49
2.1.4. Mở thủ tục phá sản và những công việc cần tiến hành ................. 50
2.2. Pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh........................... 60
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh .................................................................................... 60
2.2.2. Nội dung của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh .................. 63
2.3. Pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ ......................... 65
2.3.1. Khái niệm thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ ..................... 65
2.3.2. Nội dung của thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ ................ 66
2.4. Pháp luật về thủ tục tuyên bố doanh nghiệp phá sản........................... 71
2.4.1. Khái niệm thủ tục tuyên bố doanh nghiệp phá sản ....................... 71
2.4.2. Nội dung của thủ tục tuyên bố doanh nghiệp phá sản ................. 71
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.................................................................................................. 75
3.1. Thực tiễn giải quyết yêu cầu phá sản tại Toà án nhân dân trong thời
gian qua .................................................................................................... 75
3.1.1. Tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu phá sản............................. 75
3.1.2. Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu phá
sản......................................................................................................... 76
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản... 93
3.2.1. Trong giai đoạn mở thủ tục giải quyết phá sản ............................ 93
3.2.2. Trong giai đoạn phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh......... 102
3.2.3. Trong giai đoạn thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh
nghiệp.................................................................................................. 103
3.2.4. Trong giai đoạn tuyên bố phá sản doanh nghiệp........................ 104
3.2.5. Các giải pháp khác .................................................................... 106
KẾT LUẬN............................................................................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 114

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta từ những năm 1980 trở về trước nền kinh tế còn mang nặng
tính hành chính, bao cấp. Với Đại hội Đảng VI (năm 1986), công cuộc đổi
mới của đất nước đã được khởi xướng. Nền kinh tế của nước ta đã có sự tăng
trưởng vượt bậc do được xây dựng và hoạt động trên quan điểm mới - quan
điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đã góp phần
tạo cho nền kinh tế nước ta cơ hội mới để phát triển toàn diện đồng thời cũng
đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi nước ta phải tiếp tục hoàn thiện môi
trường kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo được môi trường
kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, an toàn cho nhà đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp khác nhau
thuộc mọi thành phần kinh tế đều được Nhà nước khuyến khích thành lập và
tạo điều kiện hoạt động một cách bình đẳng và cạnh tranh trong khuôn khổ
pháp luật. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bên cạnh những
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội thì còn có
một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp đã và đang làm ăn thua lỗ, mất
khả năng thanh toán. Vì vậy có thể nói, phá sản là một thuộc tính của nền
kinh tế thị trường. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản của các doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bảo vệ lợi ích của chủ nợ, con nợ và của
Nhà nước nói chung, Nhà nước nào cũng phải ban hành Luật Phá sản. Luật
Phá sản doanh nghiệp năm 1993 của nước ta được ban hành là nhằm đảm bảo
thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành các quy định của
Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 cho thấy Luật này còn nhiều quy định

tỏ ra bất cập, chưa phù hợp với thực tế khách quan. Để khắc phục những tồn
tại đó và đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 2000 Quốc
hội đã có kế hoạch sửa đổi bổ sung Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Tại
kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật phá sản mới thay thế cho
Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Luật Phá sản năm 2004 ra đời là một
bước tiến mới trong hệ thống pháp luật về phá sản ở nước ta, đã tạo điều kiện
để các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể phục hồi sản xuất -
kinh doanh, thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Luật Phá sản năm 2004 là kết quả
của quá trình tổng kết kinh nghiệm 10 năm thi hành Luật Phá sản doanh
nghiệp năm 1993 và tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên thủ tục giải quyết phá sản của Luật Phá sản năm 2004 vẫn
còn một số vấn đề hạn chế lớn như sau:
- Thứ nhất, Luật Phá sản năm 2004 xác định Toà án có vai trò trung
tâm trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nhưng Toà án sẽ không thể thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình nếu không có sự phối hợp tích cực của Cơ quan
thi hành án. Trên thực tế, do thiếu các quy định cần thiết trong Luật, cộng với
việc các Chấp hành viên, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa nhận
thức đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của mình nên đã không tích cực phối
hợp, dẫn đến việc giải quyết phá sản không đạt hiệu quả.
- Thứ hai, nhiều vấn đề phát sinh trong giai đoạn từ khi nhận đơn xin
mở thủ tục giải quyết phá sản cho đến lúc Toà án ra quyết định tuyên bố phá
sản doanh nghiệp, hợp tác xã đều do cán bộ của các cơ quan nhà nước thực
hiện.Các quy định của Luật như vậy là không phù hợp với nguyên tắc dân sự
là quyền quyết định và tự định đoạt thuộc về các đương sự.
- Thứ ba, theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, có 2 tổ chức được
thành lập là Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản. Để đảm bảo tập trung
đầu mối quản lý, giảm thủ tục hành chính, Luật Phá sản năm 2004 đã quy
định thành lập một Tổ là Tổ quản lý và thanh lý tài sản do một Chấp hành
viên của Cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng. Tuy nhiên, trên thực tế,
hoạt động của Tổ quản lý và thanh lý tài sản đã không đạt hiệu quả do nhiều
quy định về nó chưa hợp lý, chưa khoa học, không phù hợp với điều kiện cụ
thể của nước ta hiện nay.
- Thứ tư, theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, người thay mặt theo
pháp luật của doanh nghiệp được uỷ quyền cho người khác đề nghị Toà án
mở thủ tục phá sản với chính doanh nghiệp mình và tham gia toàn bộ quá
trình giải quyết của Toà án. Tuy nhiên, do Luật không quy định cụ thể điều
kiện của người được uỷ quyền nên trên thực tế có nhiều người nhận uỷ quyền
của các doanh nghiệp nhưng lại không nắm được tình hình công nợ, tình hình
tài sản của doanh nghiệp nên đã kê khai không đúng với Tổ quản lý, thanh lý
tài sản. Việc thiếu những quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các doanh
nghiệp cũng như của Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã dẫn đến nhiều khoản nợ
phải thu của doanh nghiệp phá sản đã không được thu hồi kịp thời trước khi
tuyên bố phá sản, làm cho việc thụ lý giải quyết vụ án phá sản bị kéo dài.
Từ những ví dụ nêu trên, cùng với nhiều hạn chế có tính thủ tục khác
đã làm giảm hiệu lực của Luật Phá sản năm 2004 trong cuộc sống. Để góp
phần nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả của Luật này, tui chọn đề tài:
“Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật tại Đại học Quốc gia Hà
Nội.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề phá sản có thể nói không còn là vấn đề hoàn toàn mới mẻ ở
Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu do các
nhà khoa học pháp lý, người làm công tác thực tiễn của Việt Nam thực hiện. Các công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản được thực hiện dưới nhiều
hình thức với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó có công trình nghiên cứu
toàn diện về các vấn đề liên quan đến pháp luật phá sản nhưng cũng có công
trình chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhất định liên quan đến pháp luật phá sản.
Trong số các công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản ở nước ta sau
khi Luật Phá sản năm 2004 được ban hành, có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu như sau:
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của TS. Nguyễn Văn Dũng
về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các quy định của Luật phá sản
về thủ tục phá sản” năm 2004;
- Luận văn thạc sỹ Luật học của Nguyễn Trường Nhật Phượng với đề
tài “Chế độ pháp lý về phá sản- Thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện”,
được bảo vệ thành công tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
tháng 8/2004. Luận văn dày 156 trang đã nghiên cứu một cách tương đối toàn
diện các vấn đề liên quan đến pháp luật về phá sản ở nước ta trong đó có Luật
Phá sản năm 2004. Tuy nhiên do luận văn được viết khi Luật Phá sản năm
2004 mới được ban hành nên chưa xem xét, đánh giá được tính hiệu lực và
hiệu quả của Luật Phá sản năm 2004;
- Công trình nghiên cứu “Pháp luật phá sản của Việt Nam” của PGS.TS
Dương Đăng Huệ, Nhà xuất bản tư pháp, năm 2005. Đây là công trình chuyên
khảo nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề liên quan đến phá sản
như một hạ tầng của kinh tế thị trường và pháp luật về phá sản với tư cách là
một công cụ pháp lý để giải quyết hậu quả của doanh nghiệp bị Toà án tuyên
bố phá sản. Công trình này cũng đã dành nhiều trang cho việc nghiên cứu các
quy định mới của Luật Phá sản năm 2004 so với Luật Phá sản doanh nghiệp
năm 1993. Tuy nhiên, do tính bao quát của mình nên công trình đã không dành nhiều công sức cho việc nghiên cứu một cách chi tiết các thủ tục phá sản
theo Luật Phá sản năm 2004.
- Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý và
thanh lý tài sản phá sản” của Nguyễn Thị Hồng Vân, được bảo vệ thành công
tại khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2008. Đây là một công trình
nghiên cứu rất chuyên sâu về các hạn chế, yếu kém trong các quy định của
pháp luật có liên quan đến công tác quản lý và thanh lý tài sản phá sản và Tổ
quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, các nội dung khác của Luật Phá sản chưa
được đề cập đến trong luận án này;
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Thực trạng pháp luật về phá
sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam” của Bộ
Tư pháp bảo vệ năm 2009…
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp
chí, các báo cáo chuyên đề, hội thảo chuyên đề về phá sản và pháp luật về phá
sản như:
- “Về thực trạng pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay” của TS. Dương
Đăng Huệ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2003;
- “Tài sản phá sản và phân chia tài sản của con nợ bị phá sản” của Hà
Thị Thanh Bình, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5/2003;
- “Phá sản doanh nghiệp- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Nguyễn Tấn Hơn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2005;
- Đặc san chuyên đề về Luật phá sản của Tạp chí Toà án nhân dân,
tháng 8-2004;
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004,
Bộ Tư pháp, năm 2008…
Tuy nhiên, qua nghiên cứu tui thấy, vấn đề về hoàn thiện pháp luật về
thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được
nhiều nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn quan tâm nghiên
cứu một cách toàn diện, sâu sắc. Vì vậy, trong bối cảnh khi mà pháp luật Việt
Nam về vấn đề này còn nhiều hạn chế thì việc nghiên cứu đề tài này là rất cần
thiết và bổ ích.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật phá sản, cần nghiên
cứu để nắm vững các quy định của pháp luật về phá sản bao gồm: Luật Phá
sản năm 2004, các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị quyết của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Nghị định của Chính phủ…Trong phạm
vi luận văn, tui tập trung nghiên cứu các quy định về thủ tục giải quyết phá
sản doanh nghiệp của Luật Phá sản năm 2004. Thông qua nghiên cứu, phân
tích, luận văn nêu ra những ưu điểm và tồn tại của từng loại thủ tục phá sản và
đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về các loại
thủ tục đó nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết phá sản
doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mac
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật bao gồm phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các
văn kiện đại hội Đảng, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế
nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng.
Các phương pháp cụ thể được vận dụng khi viết luận văn là phương
pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, hệ thống hoá pháp luật và phương
pháp luật học so sánh. Luận văn tiến hành tổng hợp và phân tích các quy định
trong các văn bản pháp luật của Việt Nam về phá sản để đánh giá thực trạng,
những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị về việc

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hienpham3046

New Member
Re: Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

link down hỏng rồi bạn ơi, fix được ko?
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top