daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 1
2. Tổng quan về các nghiên cứu trước ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn ........................................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn ........................................................... 5
4.1. Nguồn thu thập dữ liệu ................................................................................................. 5
4.2. Cách thức thu thập dữ liệu............................................................................................ 6
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn ............................................................. 6
5.1. Phạm vi nghiên cứu của luận văn................................................................................. 6
5.2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn.............................................................................. 7
6. Những đóng góp của đề tài.............................................................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn........................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO QUY ĐỊNH
CỦA QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM..................................................................................... 8
1.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định ....... 8
1.1.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định ......................................................... 8
1.1.2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định .................................................. 11
1.2. Hạch toán tài sản cố định trong chế độ kế toán Việt Nam ......................................... 16
1.2.1. Chế độ kế toán Việt Nam khi hình thành chuẩn mực kế toán................................ 16
1.2.2. Những điểm mới về kế toán tài sản cố định trong TT 200/2014/ TT – BTC về chế
độ kế toán DN.................................................................................................................... 19
1.2.3. Đánh giá những thay đổi về hạch toán tài sản cố định trong TT 200/2014/ TT –
BTC ................................................................................................................................... 21
1.2.4. Hạch toán TSCĐ trong DN ..................................................................................... 23
1.2.4.1. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ .......................................................... 23
1.2.4.2. Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ ......................................................... 24
1.2.4.3. Hạch toán sửa chữa TSCĐ ................................................................................... 25
1.2.4.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ................................................................................... 26
1.3. Thông tin kế toán với việc đánh giá trình độ quản lý, sử dụng tài sản cố định trong
doanh nghiệp...................................................................................................................... 27
1.3.1. Yêu cầu quản lý TSCĐ trong tiến trình hội nhập.................................................... 27
1.3.2. Thông tin kế toán với việc đánh giá trình độ quản lý, sử dụng tài sản cố định trong
doanh nghiệp...................................................................................................................... 29
1.4. So sánh CMKT quốctếvà CMKT Việt Nam về tài sản cố định ................................. 32
1.5. Kinh nghiệm một số nước về hạch toán tài sản cố định............................................. 41
1.5.1. Kế toán Mỹ về tài sản cố định................................................................................. 41
1.5.2. Kế toán Pháp tài sản cố định ................................................................................... 43
1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 46
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU ...................................................... 47
2.1. Đặc điểm kế toán tại các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu................................................. 47
2.1.1. Giới thiệu về các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu.......................................................... 48
2.1.2. Đặc điểm bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp thủy sản........................................ 49
2.2. Thực trạng hạch toán kế toán TSCĐ tạicác DN thủysản ........................................... 50
2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định trong các doanh nghiệp thủy sản .................................... 50
2.2.2. Tình hình hạch toán tài sản cố định trên phương diện kế toán tài chính................. 51
2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản cố định tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu............................................................................................................... 56
2.3.1. Tình hình quản lý TSCĐ tại cácdoanhnghiệpthủysảntỉnhBạcLiêu........................ 56
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu ... 58
2.4. Đánh giá thực trạng kế toán kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp thủy sản
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ................................................................................................. 60
2.4.1. Những mặt đạt được ................................................................................................ 60
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................................. 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU TRONG
TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP .............................................................................................. 64
3.1. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản
tỉnh Bạc Liêu ..................................................................................................................... 64
3.1.1. Triển vọng xuất khẩu ngành thủy sản ..................................................................... 64
3.1.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đến năm 2020................................................ 64
3.2. Quan điểm về việc hoàn thiện kế toán TSCĐ trong ngành thủy sảnViệt Nam trong
tiến trình hội nhập.............................................................................................................. 65
3.3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp thủy sản trong tiến
trình hội nhập..................................................................................................................... 66
3.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp thủy sản trong tiến
trình hội nhập..................................................................................................................... 67
3.5. Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp thủy sản
trong tiến trình hội nhập .................................................................................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 77
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản cố định (TSCĐ) là những cở sở vật chất không thể thiếu trong nền kinh
tế cũng như trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp
(DN). TSCĐ quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm từ đó
ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN.
Trong tiến trình hội nhập xu thế cạnh tranh là tất yếu, để có thể tồn tại và phát
triển trong môi trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các DN phải không ngừng
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu cầu
thị trường, từ đó lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo
ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng. Do đó việc đổi mới và nâng cấp TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của
xã hội là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị,
cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh
chiếm lĩnh thị trường.
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc miền đất cực Nam của tổ quốc Việt Nam với bờ biển
dài 56 km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Động vật biển rất phong phú về trữ lượng
và giá trị. Trong những năm gần đây ngành chế biến thủy sản của tỉnh Bạc Liêu được
phát triển mạnh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế tỉnh Bạc Liêu.
Ngành thủy sản có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và là bộ phận
không thể thiếu đối với quá trình hoạt động và phát triển của các DN thủy sản. Trong
tiến trình hội nhập, các DN thủy sản đứng trước sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vì vậy nâng cấp và trang
bị TSCĐ để phục vụ cho quá trình sản xuất trong giai đoạn này là tất yếu. Một yêu cầu
đặt ra là phải quản lý tốt TSCĐ trong DN, muốn vậy công tác kế toán TSCĐ trong DN
phải được tổ chức chặt chẽ và khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế, với chuẩn mực
và chế độ kế toán phù hợp với khả năng điều kiện của DN và đáp ứng được yêu cầu
quản lý. Bởi lẽ làm tốt công tác kế toán TSCĐ không chỉ giúp DN quản lý TSCĐ cả về
số lượng và giá trị mà còn giúp DN có cơ sở đáng tin cậy để đánh giá hiệu quả sử dụng
tài sản từ đó có các quyết định đầu tư phù hợp.
Trong những năm qua các DN nước ta nói chung và các DN thủy sản tỉnh Bạc
Liêu nói riêng đã có những nổ lực đáng ghi nhận trong việc tiếp thu chuẩn mực kế toán
(CMKT) quốc tế và hoàn thiện chế độ kế toán TSCĐ để đáp ứng yêu cầu của quá trình
hội nhập kinh tế. Tuy nhiên ở DN thủy sản vẫn còn những bất cập, hạn chế như chưa
có sự quản lý một cách khoa học về TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ
phục vụ cho hoạt động SXKD, chưa sử dụng đúng công suất của TSCĐ, do đó việc
giảm giá thành sản phẩm vẫn chưa đạt mục tiêu mong muốn. Về công tác kế toán
TSCĐ tại các DN thủy sản còn nhiều tồn tại cần hoàn thiện như cách phân loại TSCĐ
chưa thống nhất với tính chất tham gia của TSCĐ, phương pháp khấu hao TSCĐ chưa
hợp lý, việc quản lý và phân cấp quản lý TSCĐ ở các DN thủy sản chưa được thuận
lợi cho công tác đánh giá hiệu quả TSCĐ.
Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán
DN thay thế Quyết định 15/2006/QĐ – BTC có những chuyển biến tích cực, trong đó
có những điểm mới có liên quan đến hạch toán TSCĐ của DN. Thông tư 200/2014/TT
– BTC ra đời đã đưa kế toán Việt Nam tiến thêm một bước trong tiến trình hội nhập kế
toán quốc tế.
Xuất phát từ thực trạng đó tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế
toán tài sản cố định trong tiến trình hội nhập – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp thủy
sản Tỉnh Bạc Liêu” cho luận văn thạc sĩ của mình góp phần giải quyết những bất cập
còn tồn tại thuộc về nghiên cứu.
2. Tổng quan về các nghiên cứu trước
 Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về TSCĐ nhưng các nghiên cứu ở các
giác độ khác nhau, lĩnh vực ứng dụng cũng hoàn toàn khác nhau. Về các
nghiên cứu trong nước như:
- Các luận án tiến sĩ:
Về hạch toán TSCĐ, luận án “Hoàn thiện kế toán TSCĐ trong các DN thương
mại nước ta” của tác giả Nguyễn Tuấn Duy (1999) đã phân tích được thực trạng hạch
toán TSCĐ của các DN thương mại Việt Nam, trong đó trình bày và phân tích các loại
hình kế toán cơ bản và ảnh hưởng của các loại hình kế toán đến kế toán TSCĐ trong
DN. Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán TSCĐ trong DN thương mại Nguyễn
Tuấn Duy đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ trong DN
thương mại như: Hoàn thiện kế toán TSCĐ theo hợp đồng thuê tài chính, hoàn thiện
kế toán trao đổi TSCĐ, hoàn thiện kế toán cầm cố và thế chấp TSCĐ, hoàn thiện kế
toán khấu hao TSCĐ, hoàn thiện kế toán TSCĐ liên doanh và hoàn thiện kế toán sửa
chữa TSCĐ. Nghiên cứu của tác giả chỉ thực hiện trong các DN thương mại, các loại
hình DN khác thì chưa chưa được đề cập đến.
Về hạch toán TSCĐ trong từng lĩnh vực sản xuất, “Hoàn thiện hạch toán TSCĐ
nhằm tăng cường quản lý TSCĐ trong các DN xây dựng Việt Nam” của tác giả Trần
Văn Thuận (2008) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về TSCĐ trong các DN, nêu
lên thực trạng hạch toán TSCĐ trong các DN xây dựng Việt Nam, đưa ra phương
hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán TSCĐ nhằm tăng cường quản lý TSCĐ trong
các DN xây dựng Việt Nam, trong đó nêu ra các giải pháp hoàn thiện hạch toán TSCĐ
trên phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị, các giải pháp hoàn thiện kế
toán và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các DN xây dựng. Luận án đã tập
trung nghiên cứu toàn bộ công tác hạch toán TSCĐ, trong đó phương diện kế toán
quản trị TSCĐ chưa được giải quyết một cách triệt để vì luận án đề cập đến cả phương
diện kế toán tài chính, kế toán quản trị TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Nghiên cứu về hình thái TSCĐ, Nguyễn Thị Thu Liên (2009) đã nghiên cứu về
“Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình của các DN Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế”. Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán tài sản cố định hữu
hình (TSCĐHH) của các DN Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp phù hợp cho
các DN nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Các luận văn thạc sĩ:
+ “Hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ tại các DN thuộc Tổng công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà” của tác giả
Nguyễn Thị Lan Hương (2008).


1.2. Sự hòa hợp kế toán sau khi IASC ra đời
Sau khi IASC ra đời quá trình hòa hợp khu vực phát triển mạnh mẽ, nhất là tại
khu vực các quốc gia thuộc EU. Để tăng cường quyền lực kinh tế và chính trị, EU đã
thực hiện những nỗ lực ban đầu là hòa hợp kế toán trong phạm vi khu vực của mình.
Chỉ thị số 4 (ban hành năm 1978) quy định các nguyên tắc kế toán cơ bản cho
các công ty riêng lẻ và đưa ra một biểu mẫu chuẩn cho bảng cân đối kế toán và báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh. Mục tiêu đầu tiên của Chỉ thị số 4 là hòa hợp các
nguyên tắc kế toán, vấn đề trình bày công bố BCTC và kiểm toán bằng việc đưa ra
những chuẩn mực để áp dụng cho các quốc gia thành viên. Mục tiêu thứ hai là tăng
tính cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong các quốc gia thành viên.
Chỉ thị số 7 (ban hành năm 1983) được phát triển từ sự mở rộng của chỉ thị số 4
liên quan đến kế toán về hợp nhất kinh doanh của các tập đoàn. Chỉ thị số 7 thiết lập
các cơ sở chung của việc trình bày BCTC của tập đoàn. Chỉ thị số 7 cũng yêu cầu các
BCTC hợp nhất phải được kiểm toán, công bố và phải phù hợp với yêu cầu chuyển đổi
nhất định.
2. Quá trình hội tụ kế toán quốc tế
Hội tụ là tiến trình chuyển động hướng về một điểm, đặc biệt là chuyển động
hướng đến sự đồng nhất. Tiến trình hội tụ với IAS cũng chính là tiến trình chuẩn mực
hóa. Hòa hợp và hội tụ chỉ là những giai đoạn phát triển khác nhau của tiến trình toàn
cầu hóa kế toán.
Quá trình hội tụ kế toán quốc tế đi theo thứ tự phát triển từ thấp đến cao, lần
lượt theo thời gian và theo từng mối quan hệ:
2.1. Quan hệ giữa IASC và Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO)
Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO), người có ảnh hưởng rất lớn
đến việc chấp nhận IAS của các thành viên của mình trên toàn thế giới. Năm 1989,
IASC đã tiến hành một dự án rà soát lại toàn bộ các IAS. Năm 1993, một thỏa thuận
mới giữa IASC và IOSCO về việc xây dựng một hệ thống chuẩn mực chuẩn và chính
thức có hiệu lực vào năm 1995. IASC đã hoàn thành hệ thống chuẩn mực này vào cuối
năm 1998. Nhưng do sự can thiệp của Mỹ, hệ thống chuẩn mực chuẩn này đã không
được IOSCO chấp nhận ngay vào thời điểm đó. Cho đến tháng 5/2000, IOSCO mới
tuyên bố chấp nhận.
Năm 2001, IASC chuyển đổi cơ cấu thành IASB. Ủy ban chuyên trách của IOSCO
đã giúp đỡ Ban quản trị mới của IASB để có thể trở thành những nhà thiết lập chuẩn
mực độc lập và chuyên nghiệp. Với quyết định tìm kiếm một sự hội tụ giữa các CMKT
trên thế giới của IASB, IOSCO đã hoàn toàn ủng hộ và tin tưởng rằng việc giải quyết
những vấn đề khác biệt trong kế toán giữa các CMKT quốc gia sẽ tạo nên một hệ
thống CMKT toàn cầu chất lượng cao.
2.2. Quan hệ giữa IASB và Liên minh Châu Âu (EU)
Ngày 13/2/2001, Ủy ban Châu Âu (EC) chấp nhận một đề nghị của Quốc hội và
Hội đồng ứng dụng CMKT quốc tế của Châu Âu cho một quy định về việc yêu cầu các
công ty niêm yết của EU phải lập BCTC hợp nhất theo IAS kể từ năm 2005.
EU đã luôn tạo ra mối quan hệ với IASB và đóng một vai trò tích cực trong quá
trình thiết lập các CMKT quốc tế. Tuy nhiên, do còn một số vấn đề chưa thống nhất
giữa EU và IASB nên EU đã không chấp nhận toàn bộ các IFRS và yêu cầu các công
ty niêm yết chỉ sử dụng những IFRS nào đã được sự chấp nhận của EU. Trên các
BCTC riêng của các công ty niêm yết và các công ty không niêm yết vẫn chưa bắt
buộc phải sử dụng IFRS. Hiện nay EU và IASB vẫn tiếp tục các cuộc thảo luận để giải
quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên nhằm đạt đến sự thống nhất cuối cùng.
2.3. Quan hệ giữa IASB và Uỷ ban chuẩn mực kế toán tài chính của Mỹ (FASB)
Kể từ khi IASC chính thức trở thành IASB thì vấn đề hội tụ kế toán ở phạm vi quốc
tế cũng chính thức được quan tâm và nghiên cứu. Mối quan hệ giữa giữa IASB và
FASB cũng phức tạp hơn.
Vào ngày 18/9/2002 trong một cuộc họp tại Norwalk, FASB và IASB đã chấp nhận
một cam kết về việc phát triển một hệ thống CMKT chất lượng cao mà có thể sử dụng
cho cả trong nước và ngoài nước.
Tháng 10/2002, IASB và FASB đã ký kết “Hiệp ước Norwalk 2002” với những
cam kết chính thức đánh dấu một bước tiến quan trọng của họ đối với vấn đề hội tụ
giữa CMKT Mỹ và CMKT quốc tế.
Ngày 27/2/2006, FASB và IASB đã công bố một hiệp ước mới xác nhận một lần
nữa về mục tiêu của hai bên về việc phát triển một hệ thống CMKT chất lượng cao sử
dụng cho thị trường vốn thế giới. Hai bên đã đồng ý cùng làm việc để có thể đạt được
mục tiêu của chương trình hội tụ FASB - IASB vào năm 2008, các công việc bao gồm:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top