dnk_pro

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư





CHƯƠNG 1:

 Lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài .

1.1. Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm dự án đầu tư .

1.1.2.Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 1.1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 1.1.2.2 Các hình thức dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.1.2.2.1.Hợp đồng hợp tác kinh doanh

 1.1.2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh

 1.1.2.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

 1.1.2.2.4. Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao

 1.2.Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.1.Tổng quan về thẩm định dự án

 1.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.2.1. Thẩm định tài chính dự án

 1.2.2.2.Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam

 1.2.2.3.Thẩm định lợi ích kinh tế-xã hội

 1.2.2.4.Thẩm định kỹ thuật công nghệ

 1.2.2.5.Thẩm định các mục tiêu của dự án

 1.2.2.6.Thẩm định mức độ phù hợp mục tiêu dự án với quy hoạch, tính hợp lý của việc sử dụng đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng và định giá tài sản góp vốn của bên Việt Nam.

 1.2.3. Các bước thẩm định và cơ quan đơn vị thực hiện thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.3.1.Các bước thẩm định

 1.2.3.2. Cơ quan, đơn vị thực hiện thẩm định

 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.4.1.Phương pháp thẩm định

 1.2.4.2. Lựa chọn đối tác

 1.2.4.3.Môi trường pháp luật

 1.2.4.4.Thông tin

 1.2.4.5.Quy trình thực hiện thẩm định

 1.2.4.6.Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.4.7.Đội ngũ cán bộ thẩm định

 1.2.4.8. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ới xin phép đầu tư tăng công suất, mở rộng nhà máy. Nhiều doanh nghiệp sử dụng chính lợi nhuận thu được tại Việt Nam để tái đầu tư. Nhiều dự án số vốn điều chỉnh tăng thêm lớn hơn cả số vốn đăng ký ban đầu hay điều chỉnh tăng vốn đầu tư nhiêù lần.
Rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn:
Tính đến hết năm 2000 đã có 32 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký gần 300 triệu USD, vốn thực tế đã thực hiện là 264 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thời hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong những lĩnh vực đặc thù như trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu khí, nuôi trồng thuỷ sản…
Có 642 dự án bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký khoảng 8 tỷ USD và số vốn đã thực hiện được là 2,1 tỷ USD; trong đó thời kỳ 1996-2000 có 406 dự án giải thể và vốn đăng ký là 6,56 tỷ USD, tăng 69% về số dự án và băng 4,3 lần vốn giải thể so với 5 năm trước. Trong thời kỳ 1996-2000, các dự án giải thể tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 50% số dự án giải thể), nhưng số vốn đăng ký bị giải thể lại tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, trong các dự án giải thể, tỷ lệ lớn nhất là các liên doanh chiếm 70% về dự án và 68% về vốn giải thể, trong khi tỷ lệ này ở các dự án 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 21% và ở các hợp doanh chỉ chiếm 9%.
Nguyên nhân dự án giải thể thời kỳ này tăng lên một mặt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều mặt kém thuận lợi, do Việt Nam có sự điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, ở đó nhấn mạnh mục tiêu hướng về xuất khẩu thay vì thay thế nhập khẩu, thay đổi chính sách thuế, tăng yêu cầu nội địa hóa… làm cho dự án hoạt động khó khăn hơn; nhưng mặt khác còn do phần lớn các dự án giải thể thời kỳ này đã được cấp giấy phép từ năm 1995 trở về trước, trong đó có những dự án ngay trong quá trình thẩm định tuy đã có những ý kiến phân vân về tính khả thi nhưng vẫn được cấp giấy phép đầu tư do những lý do khác nhau.
2.1.3. Đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư .
Hình thức doanh nghiệp liên doanh:
Với 1035 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký khoảng 21,5 tỷ USD, doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu, chiếm 40% số dự án và 59% vốn đầu tư.
Đến hết năm 2000, số vốn đã thực hiện của các doanh nghiệp liên doanh đạt hơn 9,7 tỷ USD, tạo ra hơn 140.000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư của nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất, lắp ráp ôtô, xe máy, đIện tử …đều là doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Với 1459 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký 10,7 tỷ USD, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tuy chiếm 55,5% số dự án nhưng số vốn đăng ký chỉ chiếm 29,4%. Đầu tư theo hình thức này có chiều hướng gia tăng. Một mặt do những năm gần đây ta chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài chủ động lựa chọn hình thức, địa điểm, đối tác đầu tư, cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp liên doanh ; mặt khác còn do thời gian qua ta phát triển mạnh các khu công nghiệp mà ở đó hình thức đầu tư nước ngoài chủ yêú là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên tỷ trọng về vốn đăng ký của hình thức này vẫn nhỏ hơn nhiều so với hình thức liên doanh. Quy mô vốn bình quân của mỗi dự án cũng nhỏ hơn, chỉ khoảng 7,3 triệu USD.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến và số vốn đã thực hiện đến hết năm 2000 đạt 5,3 tỷ USD, tạo ra 200000 việc làm. Nhìn chung tốc độ triển khai thực hiện dự án của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhanh hơn các doanh nghiệp liên doanh. Tỷ lệ các dự án bị thất bại nhiều hơn so với các hình thức đầu tư khác.
Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí; các dự án liên lạc điện thoại nội hạt, viễn thông, in ấn và phát hành báo chí. Tính đến hết năm 2000, có 130 dự án theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh còn hoạt động, tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ USD (chiếm 5% số dự án đang hoạt động và 10,5% vốn đầu tư ). Hình thức đầu tư này đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hoá ngành dầu khí, ngành bưu chính viễn thông Việt Nam, đồng thời đã tạo cho Việt Nam tiến hành thăm dò đánh giá trên diện tích rộng nguồn tài nguyên dầu khí.
Hình thức hợp đồng BOT:
Tính đến nay, đã thu hút được 5 dự án đầu tư theo hình thức BOT. Đó là: dự án nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch Thủ Đức ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án nhà máy nước Bình An, dự án cấp nước sach Sài Gòn II ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án nhà máy điện Warsila Bà Rịa-Vũng Tàu, dự án cảng quốc tế Bến Bình-Sao Mai (Vũng Tàu).
2.1.4. Đầu tư nươc ngoài theo ngành, lĩnh vực.
Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Nếu trong những năm đầu, ngoài dầu khí, vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê… thì những năm 1996-2000 nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất với cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung trong các ngành công nghiệp và xây dựng với số vốn đăng ký tính đến cuối năm 2000 đạt 20,8 tỷ USD; trong thời kỳ 1996-2000 đạt 11,6 tỷ USD, tăng 30% so với 5 năm trước với tỷ trọng vốn trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên, từ 41,5% giai đoạn 1988-1990 lên 52,7% giai đoạn 1991-1995 và 55,8% giai đoạn 1996-2000. Vốn thực hiện trong lĩnh vực này cũng đạt tỷ lệ cao nhất so với các lĩnh vực khác và tỉ trọng tăng dần từ 46% thời kỳ 1988-1990 lên 56% thời kỳ 1991-1995 và 73% thời kỳ 1996-2000.
Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tính đến cuối năm 2000 đạt 16,3 tỷ USD nhưng cơ cấu có sự dịch chuyển rõ rệt. Đầu tư nước ngoài về khách sạn du lịch, dịch vụ, văn phòng cho thuê giảm mạnh, trong khi các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật như bưu chính viễn thông, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, giáo dục, y tế tăng mạnh (gấp 2,4 lần 5 năm trước).
...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top