Download miễn phí Khóa luận Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám





Bất cứmột người nào tồn tại trên cõi đời này đều phải trải qua vòng luân hồi
của sinh lão bệnh tử. Đây làmột qui luật đã được đềcập đếntrongtriết lí của đạo Phật.
Nhưvạn vật tựnhiên, con người được sinh ra, tồn tại,phát triển vào sau đó lại trởvềvới
cát bụi. Những tưởng đây là một vấn đềhiểnnhiên theo đúng qui luật khách quan,
không có gì phải tranh luận, bàn cãi hay mởrộng thêm. Thếnhưng đến NamCao, với
những tưtưởng, những triết lí trongcác tác phẩm của mình, ông đã cho mọi người thấy
được xoay quanh sựsống chết còn rất nhiều vấn đềcần được nhân loại quan tâm.Những
triết lí ông đưa ra mang ý nghĩa sâu xa và rộng lớn. Dù đó là những vấn đềkhông phải
là hoàn toàn mới mẻ, đó là sựkếthừa những triết lí đã có từtrước vềvấn đềsinh tử, thế
nhưng Nam Cao đã đặt chúng trong một ngữcảnh thích hợp và khái quát, đúc rútra
những chân lí xoay quanh việc sống nhưthếnào và chết nhưthếnào cho có ý nghĩa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hi sinh của lão xuất phát từ lòng thương yêu của một người
cha thương con vô bờ bến, khiến mọi người không khỏi bùi ngùi, xúc động. Việc bán
con Vàng cũng đã khiến lão đau đớn tột cùng. Triết lí của lão về số kiếp của nó, cũng
như số kiếp của những con người cùng kiệt khổ như lão nghe thật chua chát: “Kiếp con chó
là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…
kiếp người như kiếp tui chẳng hạn!”.
Số kiếp con người thì không ai giống ai, nhưng số kiếp của Lão Hạc và ông
giáo thì có điểm tương đồng, cả hai con người đều cùng kiệt khổ như nhau. Nhưng số phận
của Lão Hạc thì thê thảm hơn nhiều, chính vì thế, Lão Hạc đã phải tự kết liễu đời mình
bằng bả chó. Một cái chết thật dữ dội, đầy thương tâm “Lão Hạc vật vã trên giường, đầu
tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp
người chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng, phải ngồi đè
lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết”. Chao ôi! Cuộc đời của lão có
ngày nào được sung sướng, vui vẻ trọn vẹn đâu! Nam Cao đã thật cảm thông, tâm hồn
tràn đầy yêu thương khi xây dựng nhân vật này. Theo khảo sát, trong nhiều tác phẩm
khác, các nhân vật của Nam Cao thường đầu hàng hoàn cảnh, đánh mất nhân cách tốt
đẹp. Còn ở đây, Lão Hạc hiện lên là một nhân vật đẹp nhất, với những nét tính cách tốt
đẹp nhất. Thật đáng quí, đáng trân trọng biết bao!
Tất cả những chiêm nghiệm, triết lí của Lão Hạc hay của Nam Cao về cuộc đời
không được đúc rút ra từ những luân lí khô khan của sách vở mà đó chính là sự trải
nghiệm của chính tác giả. Từ một hiện tượng cụ thể trong đời sống hàng ngày, Nam Cao
liên hệ và đưa ra một triết lí phù hợp với từng hoàn cảnh. Đây là một biệt tài của Nam
Cao. Qua những triết lí về Đời về Kiếp, Nam Cao đã cho chúng ta thấy sự tột độ thê
thảm của con người. Con người trong xã hội lúc bấy giờ phải chịu đựng một cuộc đời tối
tăm, bế tắc, luẩn quẩn trong cái vòng tròn định mệnh mà chính cái xã hội bất công đã tạo
ra.
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 24
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
3. Triết lí về sự sung sướng và nỗi khổ đau
Mỗi con người trong cuộc đời đều trải nghiệm qua sự sướng khổ, buồn vui với
những cung bậc và âm điệu rất khác nhau. Nam Cao –một nhà văn có nhiều kinh nghiệm
sống với một cái nhìn sâu sắc đã đưa vào trong tác phẩm những triết lí về sự sung sướng,
nỗi khổ đau của cuộc đời. Đây có thể là những điều mà mỗi chúng ta có thể nhận ra và
rất đỗi quen thuộc, nhưng Nam Cao đã thổi vào đó một giọng điệu mang sắc thái riêng
của nhà văn khiến cho nó quen mà lạ, đơn giản mà kín đáo, sâu xa. Những câu triết lí
của Nam Cao về vấn đề này không hề gây cảm giác nhàm chán bởi những cái bình
thường mà trái lại, nói có sức gợi, tạo sự liên tưởng sâu xa trong lòng độc giả về nhân
cách, lối sống của bản thân mỗi người nói riêng và của mọi người trong xã hội nói
chung.
Nếu chúng ta nghĩ rằng sự sung sướng rất khó đạt được thì chúng ta đã lầm.
Có nhiều lúc, sự sung sướng đến với chúng ta một cách rất đơn giản, Nam Cao đã chỉ ra
điều đó: “Cái xấu của người khác bao giờ chẳng làm ta sung sướng. Ta thấy ta còn tốt
hơn chán người” (Đòn chồng). Đây hình như là cái tâm lí chung của người đời. Tác
phẩm có tên Đòn chồng đã hé mở một trận đòn của một ông chồng giáng xuống đầu vợ
mình. Đúng như vậy, vợ Lúng vì một nguyên nhân, chính xác hơn là vì miếng ăn, đã bị
đánh một trận đòn chí tử mà bất kì ai chứng kiến cũng phải xót xa. Suy cho cùng, chỉ vì
đói quá nên thị mới làm liều. Nhưng nhiều khi, tâm lí của người đời cũng thật ác nghiệt.
Họ cảm giác hể hả vui sướng khi chứng kiến sai phạm của người khác, bởi “ta thấy ta
còn tốt hơn chán người”. Triết lí này có thể nói là đúng và không hoàn toàn phủ nhận
được, ít nhất là đối với những nhân vật đã được Nam Cao chọn để phát ngôn câu nói đó.
Đây là sự vui sướng theo đúng qui luật tâm lí của con người nhưng lại theo
chiều hướng tiêu cực. Sự vui sướng này hoàn toàn khác với cái vui trong Tình già. Sau
khi chồng thị Yên về quê với một số tài sản kếch xù, ít nhất là đối với thị, bố thị và
những người dân cùng kiệt nơi đây, nỗi vui sướng của thị không gì diễn tả hết. Và cứ thế,
như tâm lí của mọi người, thị đem niềm vui sướng ấy để chia sẻ, nói đúng hơn là đi khoe
với mọi người, bởi lẽ “Khi người ta sung sướng, người ta không thể ngồi yên một chổ.
Người ta cần gào nỗi vui sướng của mình cho mọi người hay” (Tình già). Nam Cao tỏ ra
rất am hiểu những suy nghĩ, diễn biến tâm lí của mỗi con người.
Cũng nói về sự sung sướng, nhưng ở đây, Nam Cao lại ví nó như một món ăn
ngon cần dùng khi còn nóng mới có thể cảm nhận được hết mùi vị tuyệt vời của nó,
cho nên “không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại” (Lão Hạc). Cái sự sung sướng của
người cùng kiệt như Lão Hạc và ông giáo rất là đơn giản, đó có thể là những thú vui bình
thường nhất.
“Lão cười và ho sòng sọc. tui nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng có kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi
xuống phản này chơi tui đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc; ông
con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào…Thế là sướng!
- Vâng ! ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì đó là sung sướng”.
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 25
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
So với kẻ giàu, cái khoảnh khắc có được sự sung sướng của người cùng kiệt thật
bình dị nhưng đáng quí, đáng trân trọng biết bao!
Trong một hoàn cảnh khác, với những nhân vật khác cùng những cá tính đặc
biệt, quan niệm về sự sung sướng lại hoàn toàn khác. Trạch Văn Đoành trong Đôi móng
giò thì sung sướng theo kiểu của một thằng say rượu: “Khi người ta say, người ta quên
cả những lầm than của kiếp người, nghĩa là người ta sướng lắm!” Cũng là một thằng
say rượu, nhưng Chí Phèo lại có một triết lí khác: “Ở tù sướng quá! Đi ở tù còn cơm để
mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn”.
Trường hợp của Chí Phèo và Trạch Văn Đoành là những trường hợp hiếm hoi trong
trang văn của Nam Cao. Đây là cuộc đấu tranh quật khởi của hai con người muốn lăm
le, hăm dọa cái xã hội đương thời, là mầm mống của một sự phản kháng quyết liệt để
giành lấy quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc.
Trạch Văn Đoành là con của một lão đi câu. Cuộc sống cùng kiệt khổ của hai cha
con diễn ra bên bờ sông với niềm vui nhỏ nhoi là tìm sự vui sướng trong men rượu, bởi
theo họ, khi người ta say là quên hết sự đời, quên cả nỗi cực nhọc khổ đau đang đeo
bám. Nhưng sau đó, từ cái chết của cha và sau mấy năm bỏ làng ra đi, Trạch Văn Đoành
“đột nhiên trở về nhảy tót lên bao lơn ngồi là...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top