Download miễn phí Luận văn Giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước
7
1.2 Nội dung, hình thức giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của các chủ thể
16
1.3 Kinh nghiệm giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của một số nước đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 23
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 39
2.1 Vài nét về lịch sử giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Lào 39
2.2 Thực trạng các quy định pháp luật về chủ thể giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 44
2.3 Nội dung giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của các chủ thể ở Lào 50
2.4 Hình thức giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước của các chủ thể ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 59
2.5 Nhận xét, đánh giá về thực trạng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 64
Chương 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁM SÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 69
3.1 Quan điểm về giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 69
3.2 Phương hướng về giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước 70
3.3 Giải pháp về giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước 78
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bộ quyền kiểm tra, trong khi những người dân mà họ phục vụ thì lại không có một sự kiểm soát nào cả", và họ chủ trương "đưa sự tự chủ ra khỏi bộ máy quan liêu, trao nó cho cộng đồng".
- ở Anh quốc, nước này đã ban hành và thực hiện Hiến chương quyền lợi công dân (Citizen's Charter). Văn bản này nêu rõ tiêu chuẩn hoạt động của các cơ quan chính phủ, quy định rất chi tiết những vấn đề như: thời gian xếp hàng chờ đợi ở các cơ quan dịch vụ công, những đòi hỏi chính xác của hệ thống giao thông công cộng,... nhấn mạnh vai trò của công dân như là khách hàng của nền hành chính; cung cấp đầy đủ thông tin, tiêu chuẩn dịch vụ, sẵn sàng lắng nghe và sửa chữa sai sót chính sách.
1.3.3. Kinh nghiệm có thể áp dụng cho giám sát xã hội ở Lào
Qua những quy định và việc làm liên quan đến phát huy giám sát xã hội đối với cơ quan công quyền ở một số nước đã tìm hiểu, chúng ta thấy một xu hướng chung trong xã hội hiện đại là các nhà nước mạnh, tiến bộ luôn đề cao giám sát xã hội bởi họ ý thức được tăng cường sự giám sát từ phía xã hội đối với quyền lực nhà nước là tất yếu và phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển thi yêu cầu giám sát và dân chủ hóa trong giám sát càng cao.
Bản chất của chế độ xã hội và nền dân chủ ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa là khác nhau dẫn đến bản chất của giám sát xã hội ở hai hệ thống quốc gia này có sự khác nhau. Tuy nhiên trong hệ thống nào chúng ta cũng có thể chắt lọc lấy những kinh nghiệm chung cần vận dụng và học tập. Đó là:
- Đa số các nước đều có hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước.
- Các chủ thể giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước gồm các chủ thể chủ yếu như Mặt trận, tổ chức - chính trị xã hội và các công dân...
- Đối tượng giám sát là Quốc hội (nghị viện), các cơ quan xét xử và cơ quan hành pháp...
- Nội dung, hình thức giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước được xác định khá cụ thể (ví dụ: Việt Nam...).
Chương 2
Thực trạng giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
2.1. Vài nét về lịch sử giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Lào
Từ thế kỷ XVIII đất nước Lào bị chủ nghĩa đế quốc, thực dân xâm lược. Với tinh thần yêu nước nhân dân các bộ tộc Lào đã phát huy truyền thống dũng cảm, không chịu đầu hàng và dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ đấu tranh liên tục để giành độc lập, tự do.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương lúc bây giờ và Đảng nhân dân cách mạng Lào, nhân dân Lào đã tiến hành cuộc đấu tranh khó khăn, gian khổ, dũng cảm, hy sinh vì Tổ quốc. Kết quả, nhân dân Lào đã đánh đuổi được chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và chính thức thành lập nước CHDCND Lào vào ngày 2 tháng 12 năm 1975.
Nhà nước Lào được tổ chức theo mô hình nhà nước tập quyền XHCN, quyền lực nhà nước được tập trung thống nhất vào cơ quan thay mặt cao nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra thông qua tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Vì trực tiếp nhận được từ nhân dân nên quyền lực của cơ quan này là tối cao. Song Quốc hội chỉ thực hiện quyền lực lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước. Để thực hiện quyền lực nhà nước trong những lĩnh vực còn lại, Quốc hội lại tổ chức ra các cơ quan trung ương khác như Nguyên thủ quốc gia, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Vì vậy, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương đều phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan thay mặt cao nhất của nhân dân hay cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan này.
Từ khi thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nay, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã quan tâm lãnh đạo và củng cố bộ máy nhà nước nói chung, Quốc hội nói riêng nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện có hiệu quả, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đã để ra trong từng giai đoạn. Quan điểm của Đảng đối với giám sát của Quốc hội và đại biểu quốc hội, đã thể hiện rõ trong các nghị quyết đại hội và các văn kiện của Đảng: Trong bài phát biểu của chủ tịch Khăm Tay SI PHĂN ĐON trong Hội nghị Quốc hội lần thứ 7 khóa III (ngày 7 tháng 10 năm 1995) đã chỉ rõ:
"Quốc hội trong giai đoạn mới là cơ quan thay mặt lợi ích thật sự cho nhân dân. Vì vậy, mọi hành động của đại biểu quốc hội làm thế nào phải làm cho đất nước phát triển, làm cho cuộc sống của nhân dân ấm no hạnh phúc hơn, quyền và lợi ích của nhân dân đã được thực hiện một cách đầy đủ, đó là vấn đề chính, dù chức năng lập pháp, ra luật hay giám sát hành động của hành pháp và tư pháp. Phải lấy quan điểm trên chỉ đạo". "Đồng thời Chủ tịch Đảng đã nhấn mạnh: Các đại biểu quốc hội cần chủ động trong việc kiểm soát, giữ gìn tài sản quốc gia, chủ yếu là quản lý và hạn chế chi phí không phù hợp, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng…".
Trong điều kiện ở Lào, nhân dân muốn giành và thực thi được quyền lực của mình tất yếu cần có sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào vì Đảng là đội quân tiên phong tiêu biểu cho lương tâm và trí tuệ của thời đại, thay mặt cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tổ chức quyền lực nhà nước được thiết kế theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo nhà nước, các tổ chức chính trị và xã hội. Cách tổ chức trên dẫn tới sự khác biệt trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Lào. Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Lào được thực hiện bởi cả Đảng và nhân dân. Trong tương quan đó, kiểm soát quyền lực của Đảng là quan trọng và chủ yếu.
Tổ chức bộ máy nhà nước Lào gồm 3 cơ quan chính. Đó là, cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Hiến pháp quy định: Quốc hội là cơ quan thay mặt quyền và lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước và là cơ quan lập pháp có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, kiểm soát hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp (tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân) [42, tr.18]. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia thay mặt cho nhân dân các bộ tộc Lào trong nước và sống tại nước ngoài. Điều 66 Hiến pháp quy định: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra với tối thiểu là 2/3 các đại biểu quốc hội đến dự trong hội nghị đồng ý. Chủ tịch nước có nhiệm kỳ là 5 năm cùng với nhiệm kỳ của Quốc hội [42, tr.25]. Chính phủ là cơ quan hành pháp. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện nhiệm vụ toàn diện của nhà nước: chính trị, kinh tế, vă hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng và ngoại giao [42, tr.28]. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước bao gồm: tòa án nhân dân tối cao; tòa án phúc thẩm; tòa án nhân dân tỉnh...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top