daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương
Gồm 3 phần: Cơ sở lý thuyết về giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương; phân tích thực trạng quy trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương; giải pháp, kiến nghị
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ....................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ii LỜI CẢM ƠN............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................vii DANH MỤC HÌNH.................................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU, CHI TIỀN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG4 1.1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU, CHI TIỀN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG. ........................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm: .................................................................................................................4 1.1.2. Phân lo ại: ...................................................................................................................4 1.1.3. Đặc điểm:...................................................................................................................5 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng: .............................................................................................6
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá: ...............................................................................................7 1.1.6. Nội dung của chứng từ kế toán: ..............................................................................7 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU, CHI TIỀN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................ 9 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG:......................................... 9 1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:...................................................................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................23

iv
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU, CHI TIỀN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG: ........14 2.3. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU, CHI TIỀN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG BẰNG PHÂN TÍCH SWOT:......................................................................................................21 2.3.1. Điểm mạnh: .............................................................................................................24 2.3.2. Điểm yếu:.................................................................................................................24 2.3.3. Cơ hội:......................................................................................................................24 2.3.4. Thách thức: ..............................................................................................................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:..........................................................................27 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ ...................................................28 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG TRONG 5 NĂM T ỚI: ......28 3.2. CÁC GIẢI PHÁP (NẾU CÓ) – KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: ....................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:..........................................................................34 KẾT LUẬN...............................................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................36 1.Võ Xuân Vinh, Mai Xuân Đức. (2017). Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: kinh tế và kinh doanh, tập 33, số 3 (2017), 1-11. .......................36 10.Nguyễn Thị Mai Hằng. (2015). Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Hà Nội. Viện Đào tạo SĐH Trường Đại học Kinh tế Quốc dân............................................................................................................36 PHỤ LỤC .................................................................................................37 PHỤ LỤC 1: GIẤY NỘP TIỀN TIẾT KIỆM/GIẤY TỜ CÓ GIÁ................37 PHỤ LỤC 2: GIẤY RÚT TIỀN .................................................................38
v

Từviết tắt CBNV LNST LNTT SCB
DANH MỤC CÁC T Ừ VIẾT TẮT
Chúthích
Cán bộ nhân viên
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế SaiGon Commercial Bank

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Năm 2019 ngành ngân hàng đã góp phần kiềm chế thành công lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội khi duy trì tăng trưởng hợp lý và ngăn ngừa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động tiền tệ, ngân hàng nói riêng. Phát huy vai trò là một ngân hàng thương mại chủ lực, ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương đã tích cực thực thi các giải pháp chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ phục vụ tốt nhất cho ổn định phát triển kinh tế đất nước; đã có nhiều cố gắng nỗ lực vượt bậc, hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống phát triển, ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững; các chi tiêu kinh doanh, tài chính và mọi mặt hoạt động đều có sự tăng trưởng, đạt kết quả tốt.
đắn.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương, em chọn đề tài “Biện pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi
nhánh Bình Dương” cho báo cáo thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích quy trình luận chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương.
- Đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền tại Ngân hàng.

Muốn như vậy, trước hết ngân hàng phải nhận thức được tầm quan trọng
của quy trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với
định đúng số tiền đã thu, chi và phải thu, chi khách hàng, ngân hàng cần tổ
khách hàng. Để xác
chức chặt chẽ, hợp lí về quy trình kế toán, chứng từ, sổ sách... trong công tác
kế toán phải thu, chi khách hàng. Đây là điều hết sức cần thiết, nó giúp ngân
hàng có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định đúng
Nhận thức được tầm quan trọng của quy trình luân chuyển chứng từ thu,
chi tiền, vận dụng lí thuyết đã học kết hợp thực tế công tác kế toán tại
1
- Đánh giá ưu, nhược điểm về công tác giao dịch khách hàng tại Ngân hàng, về cơ cấu cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đưa ra một số kiến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Quy trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền trong bộ máy dịch vụ khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về thời gian: số kiệu từ năm 2017 đến năm 2019.
- Phạm vi về không gian: tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu:
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát quá trình cung cấp dịch vụ tại Ngân hàng.
+ Quan sát cách làm việc của các bộ phận, đặc biệt là bộ phận dịch vụ khách hàng.
- Phương pháp mô tả:
+ Mô tả hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý và bộ máy dịch vụ khách hàng tại Ngân hàng.
+ Qúa trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền tại Ngân hàng. - Phương pháp phân tích và đánh giá:
+ Phân tích quy trình thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương.
+ Đánh giá những ưu, nhược điểm trong hệ thống quản lý của Ngân hàng.
5. Ý nghĩa của đề tài:
Qua thực tiễn quy trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương giúp cho Ngân hàng nắm được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những rủi ro, hạn chế trong quá trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng. Từ đó,
2

Ngân hàng phát huy được những ưu điểm và biết cách khắc phục những hạn chế trong công tác thu, chi tiền đối với khách hàng.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết cấu bài báo cáo thực tập này bao gồm 3 chương sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG VIỆC LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU, CHI TIỀN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU, CHI TIỀN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNHLUÂN CHUYỂN CHỨNG T Ừ THU, CHI TIỀN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
1.1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU, CHI TIỀN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.
1.1.1. Khái niệm:
Luân chuyển chứng từ kế toán Ngân hàng là quá trình lưu thông của chứng từ kể từ khi phát sinh nghiệp vụ đến khi hoàn thành sổ sách kế toán và đưa vào lưu trữ theo một trật tự, quy định nhất định. (Nguyễn Hồng Yến 2016)
1.1.2. Phân loại:
- Theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại chứng từ kế toán Ngân hàng như sau:
+ Hệ thống chứng từ kế toán: là những hệ thống chứng từ kế toán Ngân hàng bắt buộc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành và các đơn vị sử dụng không được chỉnh sửa, thêm, bớt bất kỳ yếu tố nào.
+ Hệ thống chứng từ hướng dẫn: là các chứng từ được thiết lập tùy vào đặc trưng cũng như mục đích sử dụng của từng Ngân hàng và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho phép sử dụng.
- Theo địa điểm thiết lập:
+ Chứng từ nội bộ: là chứng từ do chính Ngân hàng lập hay có thể là khách hàng lập tại Ngân hàng.
+ Chứng từ bên ngoài: là chứng từ do các Ngân hàng khác chuyển đến để thực hiện các nghiệp vụ phát sinh hay có liên quan.
- Theo mức độ tổng hợp của chứng từ:
+ Chứng từ đơn nhất: là chứng từ chỉ phản ánh một nghiệp vụ kinh tế tài chính.
+ Chứng từ tổng hợp: là chứng từ phản ánh nhiều nghiệp vụ kinh tế tài chính.
- Theo mục đích sử dụng và nội dung kinh tế: 4

+ Chứng từ tiền mặt: là chứng từ có liên quan trực tiếp đến việc thu, chi tiền mặt tại Ngân hàng.
+ Chứng từ chuyển khoản: là chứng từ dùng để chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua yêu cầu của khách hàng.
- Căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật:
+ Chứng từ giấy: là chứng từ được Ngân hàng lập trực tiếp cho khách hàng trên giấy thông qua mẫu có sẵn theo quy định của Ngân hàng.
+ Chứng từ điện tử: là chứng từ được dùng chủ yếu trong việc thanh toán với số tiền lớn.
- Theo công dụng và trình tự ghi sổ của chứng từ:
+ Chứng từ gốc: là các chứng từ ban đầu kể từ khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế.
+ Chứng từ ghi sổ: là chứng từ được lập làm căn cứ ghi sổ kế toán tùy vào từng Ngân hàng.
+ Chứng từ liên hợp: là chứng từ bao gồm chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.
1.1.3. Đặc điểm:
- Đối tượng của chứng từ kế toán Ngân hàng chủ yếu tồn tại dưới hình thái giá trị (hay còn gọi là tiền tệ) bao gồm cả nguồn gốc ra đời cũng như quá trình vận động, lưu thông của nó.
- Đối với chứng từ thu, chi tiền mặt vào quỹ của Ngân hàng, việc kiểm tra, kiểm đếm thu, chi tiền đầy đủ là rất quan trọng.
- Với các chứng từ chuyển khoản phải thực hiện theo nguyên tắc ghi nợ trước, ghi có sau (nghĩa là tài khoản của bên chuyển tiền phải được ghi giảm trước khi tài khoản của bên thụ hưởng ghi tăng).
- Đối với các giao dịch trong Ngân hàng, các chứng từ khi luân chuyển từ bộ phận giao dịch viên đến kiểm soát viên phải được chuyển nội bộ trong Ngân hàng, không qua trung gian là khách hàng. (Nguyễn Hồng Yến 2016)
- Chứng từ kế toán Ngân hàng thường rất phức tạp và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau.
- Đối với việc ghi sổ kế toán thì phải sử dụng các chứng từ gốc do khách hàng lập và cung cấp. (Lê Thị Kim Liên 2017)
5

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng từ môi trường pháp lý:
+ Để thực hiện tốt công việc kế toán trước hết phải căn cứ vào môi trường
pháp lý (hay còn gọi là những cơ sở pháp lý). Quy trình kế toán của các
Doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ, dù là sản xuất hay dịch vụ thì cũng đều có cùng một quy trình kế toán căn bản giống nhau và bắt buộc phải tuân theo hệ
thống pháp luật chẳng hạn như: Luật Kế toán, Chuẩn mực Kế toán.
+ Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều muốn có môi trường pháp lý hoàn thiện, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh. Việc làm việc trong môi trường pháp lý sẽ giúp tâm lý của các doanh nghiệp được an tâm, thoải mái trong cả
việc đầu tư lẫn mở rộng sản xuất.
- Ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh: Các yếu tố từ môi trường kinh doanh
có thề nói đến như: các yếu tố về kinh tế, yếu tố về dân số, yếu tố về văn hóa, khoa học, yếu tố về chính trị – pháp luật, yếu tố về các nhà đầu tư, các đối thủ cạnh tranh,...Nhìn chung, doanh nghiệp sẽ phải chịu một tác động rất lớn từ các yếu tố kể trên. Trong đó, công tác kế toán cũng sẽ phải chịu một sức ép
rất lớn.
- Ảnh hưởng từ giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế: Doanh thu, lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ bị chi phối bởi giá cả trên thị trường, giá bán các sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự biến động hằng ngày, hằng giờ của
lãi suất cũng như giá của cổ phiếu cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các chi phí tài chính. Ngoài ra, việc tăng, giảm thuế cũng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng từ các nhân tố liên quan đến nhu cầu thông tin kế toán:
+ Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn muốn tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp mình pháp thỏa mãn được các nhu cầu thông tin kế toán đề ra.
Một doanh nghiệp sẽ có các nhu cầu thông tin kế toán tài chính cũng như thông tin kế toán quản trị. Xét trên nguyên tắc chung, các thông tin kế toán tài chính buộc phải tuân theo Chế độ Kế toán song song với đó còn phải phù hợp với nội dung trong Chuẩn mực Kế toán. Trái lại, các thông tin của kế toán
quản trị được ban hành tùy vào nhu cầu sử dụng trong nội bộ của từng doanh nghiệp.
6

+ Doanh nghiệp phải tuân theo quy định chung của Nhà nước đối với kế toán tài chính thông qua hệ thống chứng từ, các báo cáo, sổ sách đã được Nhà nước thông qua và ban hành.
+ Đối với kế toán quản trị thì đây là hình thức được hình thành tùy vào nhu
cầu của từng doanh nghiệp nên sẽ không mang tính bắt buộc về mặt pháp luật.
- Nhìn chung, có thể nói các nhân tố trên là những nhân tố có tác động nhiều nhất đến công tác kế toán của các doanh nghiệp. Trong thời đại công nghiệp
hóa - hiện đại hóa hiện nay, một trong những việc làm ưu tiên đối với các
doanh nghiệp là phải xác định được những nhân tố có ảnh hưởng đến công tác kế toán ở doanh nghiệp mình. Việc này sẽ giúp quá trình quản lý kinh tế của
doanh nghiệp được chặt chẽ hơn.
(Trần Quốc Thịnh 2012) (Nguyễn Thị Thanh Loan 2016) (Lưu Đức Tuyên, Ngô Thị Thu Hồng 2011).
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá:
- Chứng từ kế toán Ngân hàng được coi là hợp pháp, hợp lệ khi được lập theo đúng quy định của Pháp luật về kế toán. Các thông tin, số liệu hợp pháp trên chứng từ kế toán sẽ là căn cứ để ghi sổ kế toán Ngân hàng.
- Ngoài các thông tin cơ bản của một chứng từ kế toán Ngân hàng hợp pháp như: họ tên, số hiệu của chứng từ; ngày, tháng, năm lập chứng từ; thông tin của người chuyển (người trả tiền) bao gồm tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu cũng như thông tin của người thụ hưởng (người nhận tiền bao gồm tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu; tên, địa chỉ của Ngân hàng thực hiện các giao dịch cho người chuyển tiền và người thụ hưởng; nội dung của nghiệp vụ kinh tế mà Ngân hàng thực hiện; bảng kê bao gồm số lượng, đơn giá cũng như số tiền của nghiệp vụ kinh tế được Ngân hàng xử lý; chữ ký, họ tên xác nhận của người đề nghị thực hiện giao dịch và của cả người phê duyệt bao gồm tất cả những người có liên quan đến chứng từ kế toán thì tùy vào mỗi Ngân hàng mà có thể bổ sung thêm một số yếu tố khác.
(Theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN)
1.1.6. Nội dung của chứng từ kế toán:
- Theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN về việc quy định nội dung của chứng từ kế toán thì một chứng từ kế toán được coi là hợp pháp, hợp lệ khi nó có đầy đủ các nội dung sau:
7
- Bên cạnh những cơ hội trong hệ thống luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn thì vẫn còn những thách thức, hạn chế sau đây:
+ Lợi nhuận cũng như chất lượng phục vụ khách hàng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực và phải chịu áp lực trong việc cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
+ Do làm việc trong môi trường với “hàng hóa” là tiền mặt – một loại tài sản rất nhạy cảm nên đôi lúc không thể tránh khỏi những gian lận như khách hàng có thể dùng tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông,...
+ Với lượng khách hàng dồi dào, trong quá trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đôi khi phiếu thu, chi chưa được lập một cách đầy đủ nhất. Chẳng hạn như thiếu con dấu, chữ ký,...
+ Có thể gây tổn thất cho Ngân hàng nếu lỡ thanh toán hóa nhiều lần trên cùng một hóa đơn cho khách hàng.
+ Chuyển tiền hay thực hiện các nghiệp vụ thanh toán sai đối tượng.
+ Việc lập chứng từ đôi khi không được tập trung về một mối khiến cho các mẫu biểu không có sự thống nhất với nhau. Các số hiệu chứng từ còn đánh số lộn xộn, chưa tuân theo trình tự thời gian nên lúc vào sổ kế toán có thể bị bỏ sót và gay mất thời gian để tìm lại chứng từ.
+ Bên cạnh đó, việc thực hiện chưa nghiêm túc ở khâu kiểm tra lại chứng từ sẽ dễ dẫn đến việc bỏ sót những sai phạm về hình thức cũng như nội dung của chứng từ kế toán chẳng hạn như vẫn có một số chứng từ bị tẩy xóa hay thiếu chữ ký của các bên có liên quan.
+ Việc bảo quản các chứng từ kế toán Ngân hàng chưa được chú trọng nhiều. Việc lưu trữ, tìm kiếm, sử dụng lại các chứng từ kế toán khi cần thiết đôi khi gặp khó khăn do chưa có sự phân loại các chứng từ kế toán một cách hợp lý.
* Nguyên nhân của điểm yếu và các rủi ro: Những rủi ro trong quy trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương mang tính chất đa dạng khác nhau và chủ yếu phát sinh do hai nguyên nhân dưới đây:
- Về hạch toán:
+ Giao dịch viên hạch toán một số nghiệp vụ bị trùng.
+ Lập phiếu thu, chi tiền không trùng với thời điểm hạch toán.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Năm Hải Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại thành phố Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại địa phương Luận văn Luật 0
F Một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ du lịch tại khách sạn Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới ngân hàng LD Lào Việt CN Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 1 Ngân Hàng đầu tư và phát Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top