dathanh_a3

New Member

Download miễn phí Đề tài Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA - Thực trạng và giải pháp





CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI HỘI NHẬP AFTA 1

I. Khái niệm về các loại hình doanh nghiệp Việt Nam 5

1. Khái niệm chung về doanh nghiệp 1

2. Khái niệm về doanh nghiệp Nhà nước 8

3. Khái niệm về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10

4. Khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 11

II. Giới thiệu chung về hội nhập AFTA 13

1. Khu vực mậu dịch tự do 13

2. Giới thiệu chung về AFTA 16

3. Những đặc trưng chủ yếu của các nền kinh tế trong AFTA 20

III. Những tác động chủ yếu khi triển khai AFTA đối với các nước thành viên ASEAN 22

1. Tác động đến các nền kinh tế ASEAN 23

2. Tác động đến nền kinh tế Việt Nam 24

IV. Tình hình thực hiện CEPT của các nước ASEAN 26

1. Tình hình thực hiện CEPT của khu vực 26

2. Tình hình thực hiện CEPT của Việt Nam 29

 

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA 32

I. Những chuyển biến về kinh tế và thương mại Việt Nam trong giai đoạn thực hiện CEPT 32

II. Thực trạng phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam 35

1. Thực trạng phát triển DNNN 38

1.1. Những thành tựu đã đạt được 38

1.2. Những mặt còn hạn chế 41

1.3. Một số nguyên nhân của những hạn chế 44

2. Thực trạng phát triển DNNQD 45

2.1. Những thành tựu đã đạt được 45

2.2. Những vấn đề còn hạn chế 49

2.3. Một số nguyên nhân của những hạn chế 51

3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp FDI 53

3.1. Những thành tựu đã đạt được 53

3.2. Những mặt còn hạn chế 55

3.3. Một số nguyên nhân của những hạn chế 55

III. Tình hình chuẩn bị của các doanh nghiệp Việt Nam cho tiến trình hội nhập AFTA 57

IV. Đánh giá việc tham gia CEPT đối với các doanh nghiệp Việt Nam 60

1. Những cơ hội đối với DNVN tham gia AFTA 60

2. Những thách thức đối với DNVN tham gia AFTA 62

3. Một số nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của DNVN 66

CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA 68

I. Triển vọng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA 68

1. Triển vọng phát triển các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào các yếu tố, nguồn lực trong nước 68

2. Triển vọng phát triển doanh nghiệp Việt Nam dưới tác động của AFTA 70

III. Những giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập AFTA 75

1. Một số quan điểm trong việc đề xuất giải pháp 75

1.1. Tiếp tục lộ trình thực hiện CEPT trên cơ sở xử lý nhanh các vấn đề của một nền kinh tế chuyển đổi nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam 75

1.2. Trong khi thực hiện lộ trình giảm thuế theo CEPT, Chính phủ cần tạo điều kiện để phát triển những nguồn lực mang lại lợi thế so sánh của Việt Nam để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. 76

1.3. Trong tiến trình thực hiện CEPT cần có các chính sách khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đổi mới công nghệ, thiết bị và khai thác có hiệu quả các yếu tố đầu vào nhập khẩu 76

1.4. Trong tiến trình thực hiện CEPT cần kết hợp đồng thời việc đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại với các nước và khu vực khác trên thế giới 77

2. Những giải pháp chủ yếu từ phía Nhà nước 78

2.1. Những giải pháp từ việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các cam kết theo CEPT đồng thời với việc đẩy mạnh tự do hoá thương mại trên phạm vi rộng hơn 78

2.2. Những giải pháp nhằm xử lý nhanh những vấn đề của nền kinh tế chuyển đổi để tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam 80

2.3. Những giải pháp nhằm định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 84

2.4. Một số giải pháp cho từng loại hình doanh nghiệp 86

3. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 90

3.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 90

3.2. Tập trung xây dựng chiến lược doanh nghiệp để phát triển hữu hiệu nhất trong dài hạn 92

3.3. Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ với chi phí thấp 93

3.4. Nâng cao chất lượng lao động và quản lý lao động trong doanh nghiệp 94

3.5. Một số giải pháp cho từng loại hình doanh nghiệp 96

KẾT LUẬN

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ác doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng lên ở các lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh chung của các DNNQD, như lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, kinh doanh dịch vụ, bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực thương mại- dịch vụ đã có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong cơ cấu chung của các DNNQD thì các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là các doanh nghiệp công nghiệp chế biến và chỉ một số ít doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và khai thác khoáng sản.(Xem bảng 17)
Mặc dù số DNNQD vẫn tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhưng ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa như vùng núi phía Bắc cũng đã có khoảng 2000 doanh nghiệp mới được thành lập trong hai năm 2000 và 2001.
Bảng 17: Cơ cấu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo lĩnh vực hoạt động Đơn vị: %
STT
Lĩnh vực hoạt động
1995
2001
1
Nông nghiệp
0,3
0,4
2
Thuỷ sản
0,1
1,2
3
Công nghiệp khai thác mỏ
1,3
1,6
4
Công nghiệp chế biến
36,2
22,0
5
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước
0,5
3,0
6
Xây dựng
9,9
14,0
7
Thg nghiệp, s/chữa xe động cơ và đồ dùng sinh hoạt
39,7
31,0
8
Khách sạn, nhà hàng
4,6
3,0
9
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
3,7
3,0
10
Tài chính, tín dụng
0,9
0,1
11
Hoạt động khoa học công nghệ
0,1
0,7
12
Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn
2,3
1,2
13
Giáo dục và đào tạo
0,0
0,2
14
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
0,0
0,0
15
Hoạt động văn hoá thể thao
0,4
0,1
16
Hoạt động phục vụ các cá nhân, cộng đồng
0,3
0,0
17
Dịch vụ khác
0,2
18,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Dự án MPI- UNIDO
Cùng với xu hướng tăng trưởng vốn bình quân doanh nghiệp của các doanh nghiệp mới thành lập (xem biểu đồ 4) thì các DNNQD cũng đã tích cực đầu tư vốn bằng hiện vật, trong số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các DNNQD năm 2001 thì có 41,32% là vốn xây lắp và tới 53,98% là vốn thiết bị.
Nguồn: Vụ doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNQD cũng có nhiều khả quan, năm 2001, trong số 32702 doanh nghiệp thì có tới 79,05% doanh nghiệp làm ăn có lãi, đó là con số đáng khích lệ nếu đem so sánh với tỷ lệ của các DNNN (78,56%) và của các DNFDI (42,84%).
2.2. Những vấn đề còn hạn chế
Có thể thấy rằng, trong suốt thập kỷ 90, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được phát triển trên khá nhiều phương diện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đạt được, tự bản thân nó cũng đã bộc lộ những hạn chế trước yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Những hạn chế đó là:
Số lượng doanh nghiệp tăng khá nhanh nhưng quy mô bình quân của một doanh nghiệp còn quá nhỏ, với hơn 1 tỷ đồng, quá thấp so với nhu cầu cho hoạt động kinh doanh thực tế. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số vốn chỉ bằng 12,57% so với tổng số vốn của cả ba loại hình doanh nghiệp cộng lại. Hơn thế, có đến 62,68% số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng và 95,08% số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng.
Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có sự thay đổi tích cực, nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực buôn bán, sửa chữa. Chính điều đó đã và đang hạn chế khả năng tạo ra mức giá trị gia tăng cao hơn cũng như đóng góp chung của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào GDP. Theo số liệu, tỷ trọng tham gia xuất khẩu của các DNNQD đã tăng từ 12% năm 1997 lên 30% năm 2002, tỷ trọng tham gia nhập khẩu tương ứng là 5% lên 24%. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp vào GDP lại giảm từ 50,48% năm 1997 xuống còn 46,25% năm 2001.
Theo một cuộc khảo sát khu vực ngoài quốc doanh trong nước tại Việt Nam của WB và IFC năm 2002 (chưa có số liệu hoàn chỉnh), khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng cạnh tranh chủ yếu về giá mà ít cạnh tranh về chất lượng và công nghệ. Các doanh nghiệp này ít đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật caonên sức cạnh tranh không cao.
Nguồn: Báo cáo của VCCI năm 2002
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư về tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thành lập năm 2001 theo vùng, thì các doanh nghiệp thuộc địa bàn Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng chiếm tới 73,6%, còn các doanh nghiệp thuộc địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm gần 60%. Có một sự phân bổ các doanh nghiệp đăng ký mới tập trung ở các tỉnh có mức độ thu nhập tương đối cao. Nói cách khác, khu vực DNNQD không có vai trò cao lắm ở những vùng đói nghèo. Hình trên mô tả mối quan hệ theo tỷ lệ nghịch giữa mức độ cùng kiệt đói và số lượng doanh nghiệp mới hình thành. Sự phát triển không đồng đều này cũng gây hạn chế trong việc khai thác các tiềm năng phát triển của đất nước, nhất là khai thác lợi thế về nguồn lao động rẻ ở khu vực nông thôn.
2.3. Một số nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trên đây của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Về cấp độ vĩ mô:
- Mặc dù đã có nhiều chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước khẳng định vai trò của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng vẫn còn tồn tại tâm lý thành kiến và những cách hành xử thiếu công bằng đối với khu vực này ở cả các cơ quan Nhà nước lẫn trong xã hội. Tình trạng nhũng nhiễu, gây khó dễ cho doanh nghiệp ở địa phương vẫn còn rất phổ biến. Trong khi đó, ngay các chính sách của Nhà nước với khu vực này cũng còn nhiều yếu tố bất định, gây tâm lý không yên tâm cho các doanh nghiệp khi bỏ vốn làm ăn.
- Vai trò hỗ trợ của Nhà nước với khu vực DNNQD còn hạn chế ở các mặt như: việc đăng ký ngành nghề kinh doanh, xác nhận vốn pháp định, hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề cho các DNNQD; hỗ trợ về đất đai, mặt bằng sản xuất; cung cấp thông tin kinh tế, tổ chức xúc tiến thương mại
- Một số chính sách thuế áp dụng cho khu vực DNNQD cũng chưa hợp lý. Ví dụ: doanh nghiệp FDI xuất khẩu 100% sản phẩm, được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10%. Trong khi đó, nhiều công ty tư nhân xuất khẩu 90 - 100% nhưng vẫn phải chịu thuế 32%.
- Mặc dù rất cần vốn để phát triển, nhưng các DNNQD vẫn khó tiếp cận các nguồn tín dụng. Theo số liệu năm 2001, chỉ có 40% doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Đại bộ phận các doanh nghiệp (70%) huy động vốn từ bạn bè, người thân, một số trường hợp phải sử dụng nguồn vay nặng lãi bên ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp có chung ý kiến cho rằng thủ tục cho vay của ngân hàng hiện nay là khó khăn, phức tạp và thường là không đáp ứng được nhu cầu vốn gấp rút của doanh nghiệp. Một trở ngại làm hạn chế việc vay vốn của các doanh nghiệp là yêu cầu thế chấp của ngân hàng quá khó khăn; việc định giá tài sản thế chấp quá thấp khiến lượng vốn vay được ít.
- Những chính sách ưu đãi của Nhà nước ban hành, nhiều DNNQD không được hưởng, do trở ngại về thủ tục. Theo điều tra của VCCI, chỉ khoảng 10% số doanh nghiệp được hỏi là nhận được ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Trong số doanh nghiệp ít ỏi đó, hơn hai phần ba cho rằng xin ưu đãi quá tốn kém và 91% nói thủ tục xin ưu đãi phức tạp.
Về cấp độ vi mô:
- Các DNNQD đa phần thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn. Họ thường kinh doanh theo kiểu lấy ngắn nuôi dài, ít đi vào sản xuất vật chất, ít đầu tư cho công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Một phần là do thiếu vốn, phần nữa là chưa yên tâm khi bỏ vốn đầu tư.
- cách quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp này đa phần không theo bài bản khoa học, thường là do tự phát của chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mặc dù có ưu điểm là chức năng động, nhạy bén cao nhưng trình độ của nguồn nhân lực còn hạn chế, từ những người quản lý đến nhân viên, dẫn đến hoạt động kinh doanh thường hay phạm luật, năng suất lao động thấp, sản phẩm không mang tính cạnh tranh cao.
- Kiến thức và kỹ năng tài chính, đặc biệt là trong việc xây dựng các phương án sản xuất đầu tư khả thi của các DNNQD, còn rất hạn chế đã làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
- Do không tự túc được nguồn nguyên nhiên vật liệu, nên các doanh nghiệp đặc biệt trong ngành công nghiệp thường phải chịu chi phí đầu vào cao, điều này lý giải cho việc các doanh nghiệp này sản xuất ra một lượng giá trị gia tăng không lớn.
- Các DNNQD thường hay kinh doanh một cách đơn lẻ, thiếu sự liên kết, hỗ trợ cho nhau, thậm chí còn kìm hãm lẫn nhau, điều này sẽ chỉ có lợi cho các công ty nước ngoài.
3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp FDI
3.1. Những thành tựu đã đạt được
Với chủ trương mở cửa nền kinh tế từ năm 1988 đến nay, trong bức tranh tổng thể về các doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực này tuy còn non trẻ song cũng đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Trong giai đoạn 1988 - 1995, số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là 692 doanh nghiệp, trong đó có 150 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 21,7%, 9 doanh nghiệp liên doanh với thành phần kinh tế tập thể chiếm 1,3%, 52 doanh nghiệp liên doanh với thành phần kinh tế tư nhân chiếm 8,5%, 32 doanh nghiệp liên doanh...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
D Chiến lược marketing SME doanh nghiệp là việt coffee Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích ngành đồ uống nước giải khát Doanh nghiệp Suntory Pesico Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình thương mại điện tử của Alibaba và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top