daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
2. Những điểm đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
3. Những di tồn của thời kì dựng nước đối với quá trình xây dựng và phát triển của nhà nước
và pháp luật Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
4. Các giai đoạn phát triển của chính quyền đô hộ phong kiến Trung Hoa ở Âu Lạc.
5. Nguồn và nội dung của pháp luật thời Bắc thuộc.
6. Đặc điểm của nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Bắc thuộc.
7. Hệ quả của thời Bắc thuộc đối với quá trình xây dựng và phát triển của nhà nước và pháp
luật phong kiến Việt Nam giai đoạn độc lập tự chủ.
8. Những tư tưởng truyền thống và tư tưởng chính trị - pháp lí cơ bản của nhà nước và pháp
luật phong kiến Việt Nam.
9. Địa vị, quyền lực của vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam.
10. Bộ máy Nhà nước quân chủ quý tộc thời Lí – Trần.
11. Bộ máy Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế thời Lê Thánh Tông và Minh Mệnh.
12. Bộ máy Nhà nước lưỡng đầu thời Lê – Trịnh.
13. Bản chất của nhà nước phong kiến Việt Nam.
14. Yếu tố Trung Hoa và yếu tố Đại Việt trong nhà nước phong kiến Việt Nam.
15. Thành tựu lập pháp của trong nhà nước phong kiến Việt Nam.
16. Hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
17. Chế độ hôn nhân trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
18. Chế độ gia đình trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
19. Chế độ thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
20. Chế định hợp đồng trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
21. Đặc điểm pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam.
22. Đặc điểm pháp luật phong kiến Việt Nam.
23. Yếu tố Trung Hoa và yếu tố Đại Việt trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
24. Đặc điểm của chính quyền và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc.
Câu 1. Điều kiện ra đời nhà nước của người Việt cổ.
1.Quá trình phát triển kinh tế
Vào đầu thời kì Hùng Vương tương ứng với giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá vẫn hoàn
toàn chiếm ưu thế vì lúc này đồng còn rất hiếm và thường để chế tác đồ trang sức. Săn bắn,
hái lượm vẫn là chủ yếu; trong trồng trọt vẫn phổ biến là làm nương rẫy.
Trải qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, nhất là Đông Sơn do công cụ bằng đá dược thay thế
dần bằng công cụ bằng đồng thau và bắt đầu xuất hiện công cụ bằng sắt, nền kinh tế bao gồm
nhiều ngành nghề càng phát triển:
-Về trồng trọt: cư dân hậu kì thời đại đồ đồng và sơ kì thời đại đồ sắt đã mở rộng địa bàn cư
trú tràn xuống chinh phục vùng đồng bằng bắc bộ và bắc trung bộ.Cây trồng chủ yếu là lúa
nước, nghề trồng rau củ, cây ăn quả tiếp tục phát triển.
-Chăn nuôi cũng được đẩy mạnh theo đà của trồng trọt
-Nghề thủ công phát triển mạnh:làm đồ gốm ngày càng theo hướng thực dụng, nghề dệt
khá phổ biến, nghề đúc đồng xuất hiện từ đầu thời Hùng Vương và đạt đỉnh cao ở giai đoạn
Đông Sơn.
Tóm lại trong khoảng 2000 năm TCN sức sản xuất và nền kinh tế thời đại Hùng Vương từ chỗ
còn mang dáng dấp kinh tế tự nhiên nguyên thủy ở giai đoạn đầu trải qua những bước phát
triển lâu dài đến giai đoạn cuối đã có những biến đổi lớn chuyển dần sang nền kinh tế sản xuất
là chủ yếu.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top