daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

TỔNG QUAN
Câu 1 : Phê phán (điểm mạnh, điểm yếu) giả thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết Markowizt
1. Markowizt :
a. Điểm mạnh (ý nghĩa)
b. Điểm yếu
- Khi thu thập dữ liệu để áp dụng lthuyet Markowizt, ta cần dữ liệu tỷ suất sinh lợi của những tài sản xem xét (tsrr) và tỷ suất sinh lợi của thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó để xác định tỷ suất sinh lợi của 1 ts và khó hơn nữa là tỷ suất sinh lợi của thị trường.
- Mô hình giả định là số liệu phân phối chuẩn , nhưng trong thực tế số liệu không thỏa mãn được điều này. Do đó, mô hình không còn chính xác nữa. Vì vậy, sau này ngta nghiên cứu ra các mô hình như CAPM, VAR, …
Mô hình của Markowizt chỉ đưa ra những tsrr nhưng chưa đề cập đến những tsprr.
2. Lý thuyết thị trường hiệu quả
Tuy vậy giả thuyết thị trường hiệu quả k giải thích được một cách thuyết phục những hiện tượng sau: Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá cả ck trong nghững thời điểm nèo đó ví dụ như đã xảy ra ở thị trường chứng khoán Mỹ từ 15 tháng 10 đến ngày thứ hau đen tối 19 tháng 10 năm 1987 . Khi nhà kinh tế hoạc James Tobin nói rằng không một yếu tố hữu hình nào có thể tạo ra sự chênh lệch đến 30% trong giá trị cổ phiếu thì các lý thuyết gia của thị trường hiệu quả k thể đưa ra được lập luận phân bác .
Giả thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra đúng với những cp riêng rẽ chứ không hoàn toàn đúng đối với toàn bộ thị trường. TTCK trong dài hạn có những biến động tự đảo ngược rõ rệt mà nhiều nhà kt học cho rằng đó là kết quả của tâm lý chung của hầu hết những ng tham gia thị trường. Khi thị trường bị ảnh hưởng bởi làn sóng tâm lý thì trên góc độ vĩ mô k một nỗ lực cá nhân nào có đủ nguồn lực để đảo ngược
Những hạn chế này của dt tthq đã thúc đẩy các nghiên cứu đưa đến lý thuyết kt học hành vi nói chung và tài chính hành vi học nói riêng.
*** 1 bài báo về cái này
Nhìn thoáng qua, Giả thuyết Thị trường Hiệu Quả - lần đầu tiên được Eugene Fama đưa ra vào những năm 1970 thế kỉ trước - có vẻ có vô số thiếu sót. Tuy nhiên, nó đồng thời có một mối liên hệ hết sức quan trọng với môi trường đầu tư hiện đại mà tất cả các nhà đầu tư nên nắm rõ trước khi tham gia thị trường.
Một trong những đề tài tranh luận nóng bỏng nhất giữa các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là liệu thị trường có hiệu quả hay không - có nghĩa là liệu nó có phản ánh đầy đủ tất cả mọi thông tin sẵn có đối với các thành viên của thị trường vào bất kì thời điểm nào hay không? Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (EMH) cho rằng tất cả mọi cổ phiếu đều được định giá một cách hoàn hảo theo những tài sản ẩn chứa sau cổ phiếu, theo những kiến thức và nguồn thông tin mà tất cả các thành viên của thị trường đều có phần sở hữu bằng nhau. Nhìn thoáng qua, Giả thuyết Thị trường Hiệu Quả - lần đầu tiên được Eugene Fama đưa ra vào những năm 1970 thế kỉ trước - có vẻ có vô số thiếu sót. Tuy nhiên, nó đồng thời có một mối liên hệ hết sức quan trọng với môi trường đầu tư hiện đại mà tất cả các nhà đầu tư nên nắm rõ trước khi tham gia thị trường.


Nguyên lý EMH và những bất cập
Đầu tiên, EMH giả định rằng tất cả các nhà đầu tư đều nhận thức tất cả các thông tin sẵn có trên thị trường theo cách thức y hệt nhau. Tuy nhiên, hằng hà sa số các phương pháp phân tích và đánh giá cổ phiếu khác nhau đã đặt ra một loạt dấu chấm hỏi cho tính đúng đắn trong giả định của EMH. Nếu một nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư đang bị định giá thấp hơn thực chất trong khi một nhà đầu tư khác đánh giá một cổ phiếu dựa trên tiềm năng tăng trưởng của nó, thì chắc chắn rằng hai nhà đầu tư này sẽ đi đến hai kết luận hoàn toàn khác nhau về giá trị thị trường công bằng của một cổ phiếu. Vì thế nên, một lập luận phản đối EMH chỉ ra rằng, vì các nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu rất khác nhau nên việc chắc chắn xem một cổ phiếu sẽ đáng giá như thế nào trong một thị trường hiệu quả là điều không thể.
Hai là, theo Giả thuyết Thị trường Hiệu quả, không một nhà đầu tư đơn lẻ nào có thể giành được lợi nhuận cao hơn một người khác với cùng số tiền đầu tư: sự sở hữu cân bằng nhau về thông tin của họ đồng nghĩa với việc họ chỉ có thể thu về những khoản lời y hệt nhau. Nhưng hãy xem xét lại một chuỗi những khoản lợi nhuận rất khác biệt mà các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư…đã dành được. Nếu không một nhà đầu tư nào có lợi thế hơn so với người khác, thì tại sao lại có chuyện cùng là các quỹ tương hỗ, nhưng bản thống kê cho thấy có quỹ thì thua lỗ trầm trọng còn có quỹ lại đạt lợi nhuận 50%, thậm chí hơn? Theo EMH, nếu một nhà đầu tư có lợi nhuận, điều đó có nghĩa là tất tần tật toàn bộ giới đầu tư đều có lợi. Đơn giản, trên thực tế, điều này không thể đúng!
Ba là, theo EMH, không một nhà đầu tư nào có thể đánh bại được thị trường hay vượt qua được mức lợi nhuận trung bình năm mà tất cả các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư đạt được với sự nỗ lực hết mình. Giống như nhiều chuyên gia thị trường thường nhấn mạnh, điều này ẩn ý rằng một chiến lược đầu tư hoàn hảo tuyệt đối đơn giản là hãy đặt toàn bộ ngân quỹ bạn có vào một quỹ đầu tư về chỉ số (index fund - quỹ đầu tư có danh mục gắn liền với các chỉ số có tầm rộng như S&P 500…). Một quỹ đầu tư như thế này sẽ lên xuống theo đúng mức độ lợi nhuận hay thua lỗ chung của các doanh nghiệp. Thế nhưng trên thực tế, luôn có hàng loạt những ví dụ về các nhà đầu tư đã đánh bại thị trường. Chẳng phải ai xa lạ, Warren Buffett là ví dụ điển hình nhất về một nhà đầu tư thành công trong việc đi trước thị trường hết năm này đến năm khác.
Đánh giá EMH
Eugene Fama không bao giờ cho rằng thị trường hiệu quả của ông sẽ luôn luôn đạt hiệu quả 100%. Tất nhiên, một thị trường không thể nào luôn đạt được hiệu quả tối đa bởi phải mất thời gian nhất định thì giá cả của các cổ phiếu mới có thể phản ứng lại với một thông tin mới được tiết lộ cho cộng đồng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, EMH lại không đưa ra một định nghĩa cụ thể giá cả cần bao nhiêu thời gian để có thể vận động đến mức đúng đắn. Thêm vào đó, trong một thị trường hiệu quả, những sự kiện ngẫu nhiên bất chợt được chấp nhận hoàn toàn nhưng sẽ luôn luôn bị san phẳng đi ngay sau đó bởi giá cả dịch chuyển đến mức thông thường "đúng đắn".
Liệu EMH có đánh giá bản thân mình quá thấp trong việc xem xét đến những yếu tố ngẫu nhiên hay những tình huống có thể xảy ra? Đây là một câu hỏi rất cần thiết phải được nghiên cứu! Chắc chắn rằng những yếu tố ngẫu nhiên đó phải được đưa vào xem xét dưới tính hiệu quả của thị trường. Thế nhưng, theo định nghĩa, sự hiệu quả thật sự của thị trường đã và sẽ luôn luôn tính đến những yếu tố đó ngay lập tức. Nói cách khác, giá cả phải phản ứng gần như tức thời với việc công bố một thông tin có thể làm ảnh hưởng đến các đặc trưng đầu tư của một cổ phiếu. Thế nên, nếu EMH chấp nhận có sự thiếu hiệu quả, nó có thể cũng sẽ phải thừa nhận rằng sự hiệu quả tuyệt đối của thị trường là điều không thế.

Gia tăng hiệu quả của thị trường
Mặc dù việc đổ một gáo nước lạnh phản bác Giả thuyết Thị trường Hiệu quả là điều quá dễ dàng, song thực tế cho thấy có một vài yếu tố trong giả thuyết này đúng đắn và ngày càng mở rộng. Với sự ra đời và phát triển của hệ thống máy tính hóa trong việc phân tích cổ phiếu, công ty, giao dịch, các khoản đầu tư đang dần trở nên tự động hóa trên cơ sở phương pháp toán học hay phân tích cơ bản. Với tốc độ và sức mạnh như hiện nay của hệ thống công nghệ thông tin, một số loại máy tính có thể ngay lập tức xử lý bất kì và tất cả các thông tin có giá trị, và thậm chí biến những phân tích đó thành một hành động giao dịch trên thị trường chỉ trong tích tắc.
Tuy nhiên, phải nói răng, mặc dù trong khi máy tính đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn thì hầu hết các quyết định vẫn được đưa ra bởi con người. Và do đó, nếu có gì sai sót, cố nhiên đó là lỗi của con người. Ngay cả trong phạm vi một tổ chức, việc sử dụng các máy phân tích cũng chưa phải là một điều phổ biến. Trong khi sự thành công trên thị trường chứng khoán vẫn chủ yếu dựa trên kĩ năng của các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức thì mọi người sẽ còn tiếp tục công cuộc kiếm tìm những công cụ chắc chắn hơn để đạt được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của các thị trường.
Kết luận
Hoàn toàn có thể nói rằng thị trường sẽ không thể sớm đạt được một mức độ hiệu quả hoàn hảo. Để có thể làm cho mức độ hiệu quả lớn hơn xuất hiện, những tiêu chuẩn sau cần được đáp ứng: (1)một cách thức chung cho việc tiếp cận các hệ thống phân tích giá cả tiên tiến và có công nghệ cao; (2)một hệ thống phân tích định giá cổ phiếu được chấp nhận rộng rãi; (3)sự vắng mặt tuyệt đối của yếu tố cảm xúc con người trong việc đưa ra các quyết định đầu tư; (4)tất cả các nhà đầu tư đều sẵn lòng chấp nhận thua lỗ hay lợi nhuận của họ đều giống y chang các thành viên khác trên thị trường. Thực tế, ngay đến tưởng tượng thôi cũng khó có thể nhận thấy cơ hội để bất kì một tiêu chuẩn nào trong số trên có thể được đáp ứng!
Câu 2 : Phân biệt CML- CAL
a. CAL (gtr127)
b. CML (hình 5-1/gtr149)
- Đường thị trg vốn (CML) đề cao chiến lược quản lý dmđt thụ động nhằm giảm thiểu quá trình phân tích chứng khoán dù là trực tiếp hay gián tiếp.
- Danh mục thị trg là danh mục gồm toàn bộ các tsrr hiện đang được giao dịch trên thị trường. CAMP chỉ ra rằng CML là đg phân bổ vón tốt nhất có thể có cho tất cả các NĐT. Bản thân danh mục thị trg đã là 1 danh mục hiệu quả, là kq của 1 quá trình mua – bán ltuc các chứng khoán cho tới khi đạt điểm cân bằng, nên các NĐT thu động có thể đầu tư vào danh mục này và ytam rằng tất cả các NĐT chủ động khác sẽ có đường phân bổ vốn CAL kém hiệu quả hơn đg thị trg vốn CML mà các NĐT thụ động hiện đang sở hữu. Nói cách khác, cung cầu trên thị trg khiến cho chiến lược quản lý dmđt thụ động trở nên hấp dẫn đvs nhiều NĐT.
- CML là đg phân bổ vốn xd từ dmđt gồm Tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1 tháng và 1 chỉ số gồm nhiều cổ phiếu thị trg (vd như chỉ số S&P 500).
 Bản chất: CML chính là đg CAL khi đi qua danh mục thị trg.


Câu 3 : Phân biệt SML-CML
Đường CML Đường SML
Đường thị trường vốn CML (Capital Market Line) Đương thị trường ck SML (Security Market Line)
Chỉ áp dụng đối với các danh mục đầu tư hữu hiệu Được áp dụng cho cả dm đầu tư hữu hiệu và cho cả từng ts rieng biệt
Thể hiện mối tương quan giữa lợi suất với rr của những danh mục tông thể hiệu quả (danh mục biết kết hợp đầu tư ck phi rr với danh mục đàu tư thị trường) Thể hiện mối quan hệ hàm bậc nhất giữa lợi suất và rủi ro của từng ck riêng lẻ .
Được vẽ trong mặt phẳng với 2 trục là tỷ suất sinh lợi mong đợi và tổng rủi ro (r và Ϭ ) Được vẽ trong mặt phẳng với 2 trục là tỷ suất sinh lợi mong đợi và rr hệ thống (r và β)
Khi các nhà đt được phép vay và cho vay với ls phi rr đường CML là tuyến tính và có độ dốc dương Bất chấp các nđt có thể vay hay cho vay với ls phi rr hay k thì đường SML vẫn là tuyến tính và có độ dốc dương
Chỉ có danh mục hiệu quả thì mới nằm trên đường CML Tất cả các ck cá thể và danh mục được định giá hợp lý đều nằm trên đường SML

Câu 4 : Các bước xác định danh mục đầu tư tổng thể tối ưu là gì (Vẽ hình) (Gtr40)
Bước 1: Phân bổ vốn đầu tư trên danh mục giữa tài sản rr và tài sản phi rr
Đây là nội dung qtrong nhấrtt trong việc xd 1 danh mục. NĐT có thể xđ tỷ lệ vốn dành cho các tsrr và tsprr, xđ tỷ trọng của các ts trong danh mục, do đó có thể quản lý rr dễ dàng hơn.
1 NĐT khi đtu theo danh mục thay vì đtu các ts riêng lẻ thì sẽ phải qtam đến mqh giữa rr và ln của dmđt đó. Tiếp đó, NĐT sẽ phải xđ mức tỷ trọng đtu đối với mỗi ts trong danh mục. Tập hợp các điểm thể hiện sự kết hợp giữa ln và rr của các dmđt bao gồm tsrr và tsprr là đường phân bổ vỗn (CAL). (Hình 4-2/gthich hình vẽ/gtr127)
Bước 2: Phân bổ vốn đtu trên danh mục giữa các tsrr
Danh mục đtu rr được xd nhằm mang lại rr thấp nhất có thể đối vs mức lợi tức kỳ vọng cho trước.
Thứ nhất, ta xđ các mức rr – ln từ tập hợp các tsrr để xđ đường biên hiệu quả của các tsrr đã biết (hình 4-9/gtr140).
NĐT có xu hướng né tránh rr trừ phi họ được bù đắp xứng đáng. 1 NĐT luôn luôn cân nhắc giữa tsprr và các vị thế đầu cơ có thể đem lại lợi tức cao. 1 dmđt hấp dẫn khi nó mang lại lợi tức cao và rr thấp.
Thứ 2, xđ dmđt tối ưu của các tsrr. Việc tìm dmrr tối ưu chính là xđ tỷ trọng của các tsrr trong danh mục sao cho tạo ra được 1 đường CAL dốc nhất, tiếp xúc vs đường biên hiệu quả. Điểm tiếp xúc giữa đg biên hiệu quả vs đường CAL là danh mục rr tối ưu. (Hình 4-10/gtr141)
Bước 3: xđ dmđt tổng thể tối ưu
Đây là danh mục kết hợp giữa tsprr vs dmrr tối ưu. NĐT phải căn cứ vào mức độ chấp nhận rr của mình để lựa chọn tỷ lệ kết hợp giữa 2 loại ts. Mô hình hữu dụng đưa ra điểm phân bổ vốn tối ưu giữa các dmđt rr và 1 tsprr. (Hình 4-11/gtr142)
MÔ HÌNH CAPM
Câu 5 : Mô hình CAPhần mềm có được sử dụng ở VN k? Nếu có thi có điều chỉnh gì không?
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian dài đã chứng minh răng việc ứng dụng các mô hình phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán là rất cần thiết đối với các nhà đầu tư mang tính chất chuyên nghiệp, nhưng một thực tế đang diễn ra là sự thiếu vắng các công cụ dự báo này trên ttck VN . Đa số các nđt trên tt hiện nay vẫn đều thực hiện quyết định đầu tư một cách cảm tính .
Mô hình CAPhần mềm không phải là mô hình duy nhất dự báo tỷ suất sinh lợi nhưng nó có nền tảng lý thuyết vững chắc. Mặc dù có nhiều tranh luận và nghiên cứu về tính ổn định của beta cũng như những kiểm định thực nghiệm về mô hình CAPhần mềm nhưng về cơ bản CAPhần mềm được xem là hiệu quả và đã tồn tại suốt 40 năm qua. cta có thể nhận thấy rằng, nếu muốn áp dụng mô hình CAPhần mềm vào một thì trường ck còn non trẻ như VN thì sẽ phải có những điều chỉnh nhất định để giúp cho mô hình này phù hợp và phát huy tốt nhất được kết quả mà nó có thể mang lại
Trong những nghiên cứu gần đây, mô hình CAPhần mềm đã được bổ sung những nhân tố khác nhằm có thể dự báo tỷ suất sinh lợi một cách chính xác hơn. Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy ngoài beta còn có các biến như tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B). Đặc biệt trong thị trường các nước mới nổi, sự tác động của tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán là khá rõ nét. Cùng với mô hình CAPM, P/E và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được dùng như là các công cụ dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên thị trường các nước mới nổi. Điều này hàm ý một mô hình CAPhần mềm đa biến với các biến là: beta, P/E và PBV.
Mô hình CAPhần mềm cải tiến là một nỗ lực để khám phá ra các công cụ như chỉ số P/E và P/B để dự báo tỷ suất sinh lợi thị trường trung bình trong thời kỳ dài. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình này vào dự báo tỷ suất sinh lợi trên thị trường các nước mới nổi nói chung và vào thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng sẽ có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, hàng hóa vủa ttck VN còn quá cùng kiệt nàn về chủng loại, ít ỏi về số lượng và đb là thiếu các hh cao cấp để các nđt có thể yên tâm đầu tư lâu dài. Vì thế mà ttck VN vẫn chưa hấp dẫn được các nđt, đb là những nđt chuyên nghiệp và có nguồn lực tc lớn
Thứ hai, sự thiếu vắng hệ số Beta trong việc phân tích rr của các ck, nói cách khác các nđt vẫn chưa chú trọng đến hệ số này trong việc đánh giá ck, phần lớn họ chỉ quan tâm đến các chỉ số tài chính chung liên quan đến doah lợi (ROE, lợi nhuận thuần/doanh thu…) hay tình hình vay nợ , hay đến giá ck và ln (P/E..)
Thứ ba, các mô hình dự báo chỉ được vận hành tốt khi các nđt có được thông tin như nhau, tt k bị rò rỉ và vì thế minh bạch hóa tt là điểu kiện tiên quyết để qđ ttck.
Ngoài ra một số nghiên cứu khác đã đề xuất việc cải tiến bằng sử dụng cái gọi là CAPhần mềm có điều kiện, là mô hình dựa trên nguyên lý rằng bản thân hệ số bê-ta của CAPhần mềm biến đổi theo trạng thái và tương ứng là xác suất xuất hiện.
Một số khác đề xuất sử dụng các yếu tố rủi ro bổ sung mà có thể nhân tố thị trường của CAPhần mềm không thực sự phản ánh được như là qui mô doanh nghiệp, chỉ số Thị giá-Sổ sách, v.v.. Cuốn "Asset Pricing" có thể giúp làm sáng tỏ nhiều điều, một cuốn sách rất tốt.
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
Câu 6 : Trình bày các quan điểm cơ bản trong định giá. VD minh họa
6 quan điểm (T217 Gtr)
Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận một điều rằng: Mọi tài sản dù Tài chính hay Phi Tài chính thì đều có một giá trị riêng của nó. Vì vậy, Bất cứ tài sản nào cũng có thể định giá được mặc dù tùy từng trường hợp mà mức độ khó – dễ sẽ khác nhau.
 Quá trình định giá phải mang tính khách quan
Những mô hình được sử dụng để định giá mang tính định lượng, nhưng các yếu tố đầu vào lại phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá chủ quan của mỗi người trong việc lựa chọn các thông tin đàu vào, vì vậy, kết quả cuối cùng mà những mô hình này mang lại đã bị bóp méo . Trên thực tế, đôi khi giá cả được thiêt lập trước rồi sau đó giá trị mới được xác định
Ví dụ : Khi một công ty phải đối mặt với những thông tin tiêu cực hay tin đồn sẽ làm cho cổ phiếu của họ sẽ không còn giữ được giá trị thực mà sẽ bị thị trường định giá thấp mặc dù những cổ phiếu này vẫn tốt và có tiềm năng phát triển. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sxkd của công ty, Tuy nhiên, những cổ phiếu của công ty đó có thể nhanh chóng lấy lại giá trị thực của nó khi giải quyết được những tin đồn. Đó chính là cơ hội cho các nhà đầu tư giá trị.
Khắc phục
+ Như vậy để giải quyết vấn đề này, tất cả các yếu tố chủ quan cần được loại bỏ trước khi bắt đầu định giá hay có thể coi là việc “bỏ qua đám đông”, Một việc tưởng chừng như đơn giản mà rất ít nhà phân tích có thể làm được. Đơn cử như khi thị trường đang hưng phấn và khi đó cổ phiếu thường được định giá cao hơn và ngược lại.
+ Tối thiểu hóa quyền lợi của chủ thể (đối tượng được định giá). Nếu ngay cả trong trường hợp được định giá cao hay thấp, giả sử họ không được hưởng lợi gì từ kết quả này thì Quá trình định giá của nhà phân tích sẽ không gặp phải áp lực.

 Giá trị định giá chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau
Với luồng thông tin liên tục trên Thị trường tài chính thì Giá trị của công ty sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu và phải được cập nhật để phản ánh đúng thông tin hiện có (Việc định giá mang tính thời điểm và Nhà phân tích phải liên tục cập nhật những thông tin mới ).
Có 3 phạm vi tác động chính của thông tin:
+ Thông tin nội bộ doanh nghiệp: Kết quả kinh doanh hay sự thay đổi chiến lược của ban lãnh đạo.
+ Thông tin ảnh hưởng đến việc định giá các công ty trong cùng một ngành: Các chính sách tác động đến ngành. VD: Cải cách y tế hay Quản lý giá thuốc sẽ là một tin xấu với ngành dược phẩm trong tương lai, việc này sẽ phải điều chỉnh lại các mô hình định giá.

Trong khi Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu biến động thị trường thì Phân tích cơ bản lại tập trung vào các động lực kinh tế của cung và cầu - những nguyên nhân gây ra sự vận động của giá. Phân tích cơ bản tiếp cận theo hướng phân tích các thành tố có liên quan ảnh hưởng đến giá thị trường nhằm xác định giá trị thực của một loại chứng khoán - giá trị được xác định thông qua cung cầu và cuối cùng là để xác định các điểm thị trường bán trên giá trị thực tế (overprice) và các điểm thị trường bán dưới giá trị thực (underprice). Cả hai hướng tiếp cận theo Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật đều nhằm xác định xu thế mà giá có thể vận động tuy nhiên cách tiếp cận là khác nhau: những nhà phân tích cơ bản thì nghiên cứu nguyên nhân của những biến động thị trường trong khi những nhà Phân tích kỹ thuật lại nghiên cứu tác động của các biến động ấy.

Một số nhà đầu tư tự coi mình là người theo Phân tích cơ bản hay Phân tích kỹ thuật nhưng thực tế có rất nhiều sự trùng lặp: nhiều nhà Phân tích cơ bản có áp dụng những nguyên lý của Phân tích kỹ thuật trong công việc của mình trong khi hầu hết các nhà Phân tích kỹ thuật lại ít nhiều đều có thời kỳ đi theo Phân tích cơ bản.

Thường thì vào những giai đoạn bắt đầu của một số biến động quan trọng của thị trường những nhà Phân tích cơ bản không giải thích và không ủng hộ những gì mà thị trường chuẩn bị diễn ra. Chính tại những thời điểm nhạy cảm này mà hai trường phái phân tích tỏ ra khác nhau nhất. Hai trường phái này rồi sẽ lại giống nhau ở một số điểm nhưng nếu nhà đầu tư nào muốn dựa vào những điểm đó để làm cơ sở chắc chắn cho các quyết định của mình thì nó sẽ là quá muộn.
Một cách giải thích cho mâu thuẫn này là “giá thị trường có vai trò chỉ dẫn cho những người nghiên cứu Phân tích cơ bản” hay có thể nói giá thị trường là chỉ số dẫn đạo cho những nhà phân tích cơ bản. Những người có nghiên cứu về Phân tích kỹ thuật đều có thể nhận thấy những thay đổi về giá có tác động đến thị trường, hay là họ đã theo nhịp của thị trường, còn những người theo phân tích cơ bản lại chịu ảnh hưởng từ những biến động ấy. Những thời điểm thị trường lên giá mạnh và giảm giá trầm trọng được ghi nhận trong lịch sử thường do sự không nhận thức được hay nhận thức được quá ít những thay đổi thị trường và cho đến khi những biến động ấy được nhận thức rộng rãi thì bản thân nó đã chuyển hướng và vận động theo hướng khác rồi.


So sánh hai phương pháp
Phân tích cơ bản như nêu trên hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính chủ quan. Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận định và phân tích khác nhau, và phân tích cơ bản thường được coi là bỏ qua yếu tố tâm lý đầu tư. Tuy nhiên, phân tích cơ bản là phương pháp hàng đầu và không thể thiếu được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở tương đối vững chắc cho việc ra các quyết định đầu tư. Có khoảng 90% các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản (Arshad Khan và Vaqar Zuberi, 1999, Stock Investing for Everyone, trang 85). Chính vì vậy mà các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phân tích đầu tư là CFA (Chartered Financial Analyst - thông dụng ở Mỹ) và CIIA (Certified International Investment Analyst - thông dụng ở châu Âu) cũng hoàn toàn chứa các nội dung phục vụ cho phân tích cơ bản và không bao gồm nội dung phân tích kỹ thuật.
Về phía phân tích kỹ thuật, do phương pháp này dựa vào diễn biến hành vi của cổ phiếu, nên đó là những công cụ ngắn hạn và không nên được dùng cho phân tích dài hạn. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật cũng thu hút được một số lượng đáng kể nhà đầu tư tin dùng. Ở nhiều nước, các nhà phân tích theo trường phái phân tích kỹ thuật thường hội tụ trong Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường (Market Technicians Association) và cũng tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa phân tích kỹ thuật theo các chương trình được gọi tên là CMT (Chartered Market Technician)
Một số học giả cho rằng, phân tích cơ bản nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong giá cổ phiếu”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc”. Nói cách khác, nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó; còn nhà phân tích cơ bản phải luôn cần biết nguyên nhân tại sao.
Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất. Điều đó đòi hỏi sự thời gian, sự am hiểu và trình độ phân tích đáng kể của nhà đầu tư và đó là một công việc không thực sự dễ dàng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top