daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương I: Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán: Những vấn đề lý luận chung. 3

I. Đầu tư chứng khoán và nội dung đầu tư chứng khoán 3

1. Khái niệm 3

2. Các hình thức đầu tư chứng khoán 3

2.1. Phân loại theo thời gian đầu tư 3

2.2. Phân loại theo trường phái đầu tư 5

2.3 Phân loại theo hình thức đầu tư 6

3. Nội dung của đầu tư chứng khoán 6

3.1 Đầu tư cổ phiếu 6

3.2 Đầu tư trái phiếu 9

3.3 Đầu tư chứng chỉ quỹ 10

3.4 Đầu tư công cụ phái sinh 11

II. Hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán 12

1. Công ty Chứng Khoán 12

1.1. Khái niệm 12

1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán 13

2. Quy trình và thủ tục thực hiện đầu tư theo cách tự doanh 18

2.1 Quy trình thực hiện đầu tư theo cách tự doanh 18

2.1.1 Xác định mục tiêu đầu tư 19

2.1.2 Khai thác, tìm kiếm cơ hội đầu tư 19

2.1.3 Phương pháp phân tích, lựa chọn cơ hội đầu tư 19

2.1.3.1 Phân tích cơ bản 20

2.1.3.2 Phân tích kĩ thuật 25

2.1.3.3 Định giá chứng khoán 29

2.1.4 Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư 31

2.1.5 Quản lý danh mục đầu tư 31

2.1.5.1 Chiến lược quản lý thụ động 31

2.1.5.2 Chiến lược quản lý chủ động 33

2.1.6: Đánh giá và điều chỉnh danh mục đầu tư 34

2.2 Mô hình tổ chức hoạt động tự doanh cổ phiếu 34

3. Các phương pháp đầu tư chứng khoán 36

4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán 37

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư chứng khoán tại

công ty chứng khoán 40

1. Các nhân tố chủ quan 40

2. Các nhân tố khách quan 44

Chương II. Thực trạng đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn ( SSI) 47

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn ( SSI ) 47

1. Quá trình hình thành 47

2. Cơ cấu tổ chức 48

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 49

II. Thực trạng đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty cổ phần chứng khóan Sài Gòn (SSI) 54

1.Mô hình tổ chức hoạt động tự doanh cổ phiếu 54

2. Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty SSI 55

2.1 Mục tiêu đầu tư của công ty 55

2.2 Phương pháp phân tích 56

2.2.1.Phân tích cơ bản 56

2.2.2 Phân tích kĩ thuật 60

2.2.3 Định giá chứng khoán 66

2.3.Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư 68

2.4 Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư 72

2.5 Điều chỉnh danh mục đầu tư 77

3. Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh 78

4.Kết quả và hiệu quả đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại SSI 86

4.1 Vốn đầu tư thực hiện 86

4.2 Tốc độ tăng trưởng của Danh mục đầu tư chứng khoán 87

III. Những tồn tại và nguyên nhân của đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại SSI 89

1. Tồn tại 89

2.Nguyên nhân 92

Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư Chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI. 95

I. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI đến 2010 95

1. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 95

2. Định hướng phát triển của SSI cho đến năm 2010 98

II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đầu tư chứng khoán thông

qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán Sài Gòn SSI 102

1. Đánh giá phân tích hoạt động của SSI theo mô hình SWOT 102

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự doanh của SSI 104

2.1 Hoàn thiện quy trình tự doanh 104

2.2 Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ tự doanh 107

2.3 Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu và phân tích 107

2.4 Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán phù hợp 110

2.5 Đa dạng hóa danh mục đầu tư và phương án đầu tư 111

2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 112

2.7 Mở rộng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh 112

2.8 Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động tự doanh 113

2.9 Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá danh mục đầu tư trong hoạt động đầu tư thông qua nghiệp vụ tự doanh của SSI 115

III.Kiến nghị đối với hoạt động đầu tư chứng khoán thông

qua nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán 117

1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý. 117

2. Kiến nghị với công ty chứng khoán Sài Gòn SSI về đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh 118

KẾT LUẬN 119

Danh mục tài liệu tham khảo 121
MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc cả về lượng và chất. Điều này thể hiện trước hết ở quy mô của thị trường tăng mạnh, nếu như năm 2006 mức vốn hóa của thị trường chứng khoán chiếm khoảng 22.7% GDP thì năm 2007 đã tăng lên trên 43% GDP( chỉ tính riêng đối với cổ phiếu)“Nguồn Báo Chứng khoán Việt Nam tháng 1,2 năm 2008”
Và đi cùng với sự phát triển của thị trường là sự ra tăng nhanh chóng của các công ty chứng khoán trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2007 Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP HCM đã có 62 công ty Chứng khoán thành viên và Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội có 61 công ty chứng khoán thành viên. Sự ra đời của các công ty chứng khoán này trước hết đáp ứng nhu cầu quá tải trong việc khối lượng giao dịch tăng cao. Ngoài các dịch vụ chính của mình như là môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành.. thì một số công ty chứng khoán đã tiến hành hoạt động tự doanh chứng khoán cho chính công ty của mình. Với mục tiêu đem lại lợi nhuận cho công ty cũng như đóng vai trò là những nhà tạo lập thị trường để mang lại sự ổn định cho thị trường.
Trong năm 2007 vừa qua đã có một số công ty có lợi nhuận từ hoạt động tự doanh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số lợi nhuận. Điều đó khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động này.
Vì vậy để hiểu rõ thêm phương pháp, quy trình tiến hành hoạt động tự doanh, tui đã quyết định chọn đề tài :” Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI” để làm đề tài cho nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Có thể nói công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI là một công ty chứng khoán lớn, đã thành lập và ra đời cùng với thị trường chứng khoán. Do đó nhận thấy tiềm năng và cơ hội đầu tư sinh lời của thị trường, họ đã tiên phong trong việc tiến hành hoạt động tự doanh của mình.
Vì vậy để hiểu rõ thêm vai trò của hoạt động tự doanh trong các công ty chứng khoán, thì chúng ta sẽ đi vào nội dung chính của đề tài.
Chương I: Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán: Những vấn đề lý luận chung.
Chương II: Thực trạng đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư Chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Để hoàn thành tốt đề tài này, tui xin chân thành Thank sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo – T.S Phạm Văn Hùng cũng như sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng tự doanh, phòng tư vấn đầu tư của CTCPCK Sài Gòn (SSI).
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2008







Chương I
Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán: Những vấn đề lý luận chung.
I. Đầu tư chứng khoán và nội dung đầu tư chứng khoán.
1. Khái niệm.
Đầu tư là việc chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác (lao động, vốn...) trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó (tạo ra hay khai thác hay sử dụng một tài sản) nhằm thu về những kế quả có lợi cho tương lai, đó là sự gia tăng thu nhập và tiêu dùng trong tương lai, sự gia tăng vốn, tài sản vật chất, trí tuệ, nguồn nhân lực.
Đối tượng của đầu tư bao gồm: đầu tư vào tài sản vật chất (gồm tài sản cố định sản xuất kinh doanh, tài sản lâu bền) và tài sản phi vật chất (gồm đầu tư vào các loại giấy tờ có giá, thương hiệu, công nghệ, phát minh, sáng chế...). Hoạt động đầu tư vào các tài sản phi vật chất như các loại giấy tờ có giá, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…Vậy hoạt động đó chính là hoạt động đầu tư chứng khoán.
Đầu tư chứng khoán là quá trình phân tích chứng khoán để đưa đến quyết định đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh nhằm đạt được một mức tỷ suất lợi nhuận hợp lý phù hợp với mức độ rủi ro của khoản đầu tư/ danh mục đầu tư trong một thời kỳ.
2. Các hình thức đầu tư chứng khoán.
2.1. Phân loại theo thời gian đầu tư.
* Đầu tư ngắn hạn là hình thức đầu tư diễn ra trong một thời gian ngắn. Nghĩa là họ tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua việc giao dịch đặt lệnh trong 5 phiên, 10 phiên, 20 phiên hay 1 tháng.
Đó là hình thức đầu tư mà người đầu tư chứng khoán thường phải thường xuyên bám sát diễn biến, sự vận động của các cổ phiếu blue-chip đóng vai trò chi phối thị trường. Họ thường thông qua các xu huớng biến động giá cũng như khối lượng giao dịch hàng ngày để đưa ra các giao dịch mua, bán hay giữ cổ phiếu.
Trong hình thức đầu tư chứng khoán ngắn hạn người ta thường nhắc đến một khái niệm đó là hình thức đầu tư chứng khoán theo kiểu “lướt sóng”. Đó là hình thức đầu tư giao dịch mua bán chứng khoán liên tục, tạo ra sự lên, xuống nhanh chóng của một hay nhiều mã chứng khoán với mục tiêu là thu được lợi nhuận tối đa.
Đầu tư theo kiểu "lướt sóng" phải mất nhiều công sức theo dõi cập nhật thông tin không chỉ chung của cả thị trường mà của từng mã chứng khoán, phân tích, đoán về triển vọng đầu tư; khi có dấu hiệu chững lại thì kịp bán ra để chuyển sang mã chứng khoán khác đang có triển vọng tăng giá... Cứ như thế, nhà đầu tư sẽ tìm cách thu được lợi nhuận cao nhất.
* Đầu tư dài hạn. Đó là hình thức đầu tư và lắm giữ chứng khoán trong một thời gian tương đối dài từ 6 tháng, 1 năm , 2 năm và có thể lâu hơn nữa. Vì xuất phát từ quan điểm của nhà đầu tư nhìn về xu hướng phát triển của thị trường trong một thời gian dài, cũng như sự phát triển của các công ty.
Những nhà đầu tư kiểu này thương quan tâm đến tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới, của nền kinh tế trong nước, của chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán, cũng như tình hình phát triển của ngành và công ty mà họ đang chuẩn bị tiến hành hoạt động đầu tư. Họ thường xác định rõ mức độ rủi ro và mức sinh lời dự kiến trong một khoảng thời gian nhất định.
Đầu tư dài hạn thì kỳ vọng ở sự phát triển của thị trường nói chung và đặc biệt là của công ty niêm yết mà mình đã đầu tư nói riêng. Đầu tư theo kiểu này đỡ phải đầu tư thời gian công sức hơn. Tuy nhiên, rất khó thu được lợi nhuận lớn, thường chỉ đạt lợi nhuận bình quân, bởi tốc độ tăng giá của các loại chứng khoán cao, thấp rất khác nhau, trong khi loại này tăng thì loại kia bị giảm.
2.2. Phân loại theo trường phái đầu tư.
* Trường phái đầu tư (Investor): Người đầu tư cơ bản là người mua chứng khoán với mục đích kiếm lợi nhuận sau một thời gian dài từ 1-2 đến 10-15 năm. Những người này xem xét rất kỹ bản báo cáo tài chính của công ty mà họ muốn bỏ tiền vào. Theo Philip Fisher, một trong những “thuyết giáo gia” của lĩnh vực đầu tư thì có đến …15 câu hỏi cần thiết mà người đầu tư muốn quyết định mua cổ phần hay không phải trả lời. Nào là sản phẩm, dịch vụ, ban quản lý, sự nghiên cứu sự phát triển, lợi nhuận, chiến lược phát triển, nhân sự, kế toán… Sau khi xem xét từ mọi khía cạnh, người đầu tư nhận thấy phần ưu điểm có vượt trội hơn phần yếu điểm của công ty hay không rồi mới quyết định. Một trong những nhà đầu tư kiểu này được biết nhiều nhất là tỷ phú Warrant Buffet. Đầu tư kiểu này trùng khớp với mục đích của thị trường chưng khoán lẫn những công ty muốn được niêm yết để có vốn được gọi là kiểu phân tích căn bản (fundamental analysis).
*Trường phái đầu cơ (Speculator).
Đây là trường phái mua bán chứng khoán trong một thời gian rất ngắn từ vài ngày đến vài giây.
Ngày nay thì Internet đã, đang và sẽ làm những cuộc cách mạng lớn. Riêng đối với chứng khoán Internet đã tạo ra những “triệu phú tại gia”, Từ bất kì nơi đâu trên thế giới, từ thợ thuyền đến tri thức, từ hưu trí đến thất nghiệp, học sinh đến công nhân…Không nhân viên, không văn phòng, không lệ thuộc vào bất cứ ai, vừa tự do về thời gian, vừa tự do về không gian. Họ thông qua Internet họ có thể giao dịch, mua bán chứng khoán một cách nhanh chóng và trực tuyến.

2.3 Phân loại theo hình thức đầu tư.
* Hình thức đầu tư chứng khoán trực tiếp. là quá trình nhà đầu tư mua cổ phiếu của một hay nhiều công ty cổ phần đơn lẻ, tự tạo cho mình danh mục đầu tư cá nhân.
Đầu tư trực tiếp được ví như việc nhà đầu tư tự nắm lấy số phận trong tay mình, tự lựa chọn và đưa ra quyết định của riêng mình. Việc này đòi hỏi nhà đầu tư phải có thời gian và kinh nghiệm. Lợi điểm của nó thể hiện ở chỗ nhìn chung các khoản phí thấp hơn.
* Hình thức đầu tư gián tiếp. Là nhà đầu tư mua một hay nhiều gói hàng hỗn hợp của một hay nhiều quỹ đầu tư. Tùy theo mức độ rủi ro của các gói hàng hỗn hợp có thể bao gồm cổ phiếu các công ty, trái phiếu các loại, chứng chỉ quỹ, tiền mặt, ngoại tệ…theo tỷ lệ thay đổi linh hoạt vào từng thời kỳ.
Đầu tư gián tiếp kể như phó thác số phận vào tay các chuyên gia làm việc cho ngân hàng hay công ty đầu tư nào đó, thích hợp cho những ai ít có điều kiện bám sát thị trường. Cái giá phải trả cho các “quản trị viên tiền tệ” này chắc chắn sẽ cao hơn, nhưng mức độ rủi ro lại được giảm xuống.
3. Nội dung của đầu tư chứng khoán.
3.1 Đầu tư cổ phiếu.
Đầu tư cổ phiếu thường đầu tư thông qua hình thức đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán ( Trung Tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ) hay đầu tư cổ phiếu trên thị trường OTC ( là thị trường chưa niêm yết).
Đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch bằng cách tiến hành hoạt động mua bán trực tiếp thông qua các tài khoản giao dịch chứng khoán.
Có thể đầu tư các loại cổ phiếu sau:
Đầu tư mua cổ phiếu của những công ty nhỏ
Tiềm năng tăng giá là sự hấp dẫn các nhà đầu tư áp dụng chiến lược này. Những công ty nhỏ có xu hướng đạt được mức lợi nhuận cao hơn công ty lớn, nhất là trong thời kỳ lạm phát kéo dài và nằm ở mức cao. Tuy nhiên, cổ phiếu của các công ty nhỏ có xu hướng mất giá nhiều hơn so với cổ phiếu của các công ty lớn trong giai đoạn này. Ngoài ra, giá cổ phiếu các công ty nhỏ biến động nhiều hơn và thường không theo kịp chỉ số giá trung bình của thị trường trong dài hạn. Do đó, cổ phiếu của những công ty nhỏ không phải để mua và giữ dài hạn.
Đầu tư mua cổ phiếu tăng trưởng
Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của những công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn bình quân trong vài năm qua và người ta mong rằng nó còn tiếp tục chứng tỏ mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Các công ty này thường quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu và phát triển cho nên phần lớn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư. Do vậy, cổ tức thường thấp.
Các công ty tăng trưởng thường là những công ty có sản phẩm hay dịch vụ tân tiến, có khả năng nắm bắt và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và mới mẻ của xã hội (lĩnh vực tiêu dùng, công nghệ cao và sinh học…).
Thông thường, các công ty tăng trưởng có tỷ số P/E cao; vốn cổ phần lớn hơn hay bằng tổng nợ; tăng trưởng đều đặn, không ngừng trong thu nhập tính theo đầu cổ phiếu ít nhất là 10%/năm.
Đầu tư mua cổ phiếu của những công ty quen thuộc, lĩnh vực quen thuộc
Đó là cổ phiếu của các công ty thường xuyên được tiếp xúc, được quan sát hay đơn giản là sản phẩm của công ty đó được nhà đầu tư thường xuyên mua. Cũng có khi chỉ vì thích sản phẩm của công ty đó hay do ảnh hưởng bởi danh tiếng hay mối quan hệ quen biết mà họ quyết định đầu tư vào công ty đó. Đây có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng cần biết kỹ hơn về công ty dự định sẽ đầu tư.
Điểm hạn chế của chiến lược này là sự chủ quan, chỉ nhắm vào các khía cạnh phiến diện về công cuộc kinh doanh của công ty mà thôi. Và nó hạn chế nhà đầu tư vào một hay hai ngành nghề. Đầu tư theo chiến lược này đòi hỏi sự nhạy bén trước các sự kiện mới mẻ. Nhiều công ty có vẻ xa lạ nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì có thể thấy đó thực sự là một cổ phiếu tốt đáng để khai thác. Qua việc nghiên cứu, cảm nhận riêng về một loại cổ phiếu có thể được xác nhận hay bị bác bỏ. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều.
Đầu tư mua cổ phiếu thượng đẳng
Cổ phiếu thượng đẳng là cổ phiếu của các công ty lớn có tiếng tăm, tiềm lực tài chính mạnh, thành tích kinh doanh vững chắc, lợi nhuận ổn định. Việc nắm giữ cổ phiếu này sẽ giảm thiểu yếu tố rủi ro, ngay cả trong thời kỳ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế, nhưng thành tích của nó hiếm khi nổi bật. Chiến lược này phù hợp với những nhà đầu tư ngại rủi ro và muốn có thu nhập đều đặn.
3.2 Đầu tư trái phiếu.
Đầu tư vào trái phiếu có độ rủi ro khá thấp so với cổ phiếu và có mức lãi suất hẫp dẫn hơn lãi suất ngân hàng.
Các công cụ nợ quan trọng nhất trên thị trường vốn là trái phiếu trong nước và quốc tế. Đối với các nước trên thế giới, nguồn tài trợ này đã chứng tỏ là kênh huy động vốn dài hạn chủ yếu và hiệu quả cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Nó cũng cho phép các công ty huy động một lượng vốn lớn trong ngắn hạn.
Thông tư 75 quy định 4 loại trái phiếu doanh nghiệp được phép phát hành tại Việt Nam. Do đó có thể đầu tư vào các loại trái phiếu sau:

• Trái phiếu đảm bảo: Là trái phiếu được thanh toán một phần hay toàn bộ bởi các tổ chức tài chính hay được đảm bảo bởi tổ chức phát hành hay tài sản của một bên thứ ba. Loại trái phiếu này hiện tại rất phổ biến tại Việt Nam
• Trái phiếu không đảm bảo: Là trái phiếu được phát hành mà không có bất kỳ một sự đảm bảo thanh toán nào. Đối với loại trái phiếu này, các công ty cần giành được sự tín nhiệm tài chính từ các công ty cung cấp dịch vụ tín nhiệm tài chính quốc tế (hay trong nước). Tuy nhiên, hiện tại, dịch vụ tín nhiệm tài chính này vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam.

• Trái phiếu chuyển đổi: Là trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành. Các tổ chức phát hành sắp niêm yết (hay đã được niêm yết) trên thị trường chứng khoán có thể phát hành loại trái phiếu này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top