mitu_nguyen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU:
Trong dòng chảy của mỗi nền văn hóa ra đời phát triển và lụi tàn luôn không quên để lại cho thời gian những giá trị mang đặc trưng của mình, và những giá trị ấy được lưu giữ và bảo tồn cùng với thời gian cho dù nó vẫn không mang được một cách trọn ven nhất. Văn hóa Chăm cũng nằm trong dòng chảy của quy lật ấy, dù đã lùi xa hàng nghìn năm nhưng những giá trị mà nó để lại đã khiến cho lịch sử và thế hệ sau này phải nghiêng mình và thán phục với những thành tựu ấy. Đóng góp trong những thành tựu nghiêng mình ấy chúng ta không thể nào không nhắc đến lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc Chăm.
1. Dấu ấn tôn giáo Ấn Độ trong kiến trúc
Đạo Bà-la-môn giáo đến Champa rất sớm, vào đầu công nguyên. Ban đầu người Chăm tiếp nhận Bà-la-môn cổ đại và sau này là Ấn Độ giáo, cuối cùng người Chăm đa phần ngả theo Shiva giáo. Vì vậy các đền đài, tháp cổ từ Mỹ Sơn đến Bình Thuận đều là những biểu tượng thờ Shiva. Từ thời Lâm Ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IX) Bà-la-môn giáo là tôn giáo chính và luôn luôn được coi trọng. Có thể nói ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ nhất vào thế kỷ thứ VII đến hết thế kỷ thứ XV. Tôn giáo Bà-la-môn có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của người Chăm, tạo nên bản sắc văn hóa Chăm mang nhiều màu sắc pha trộn giữa văn hóa Tôn giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của dân tộc Chăm. Khi tôn giáo Bà-la-môn du nhập vào Champa, người Chăm cổ xây dựng các đền tháp (Kalan) để thờ các vị thần Shiva, Brahma, Vishnu là tam Thần giáo của Ấn Độ giáo. Và hiện nay đang còn rất nhiều các công trình đền tháp mang đậm dấu ấn của tôn giáo Ấn Độ như: Tháp PoKlongRai ở Ninh Thuận, cum tháp Mỹ sơn, tháp PoNaGa Nha Trang….
Nói đến kiến trúc đền tháp Chăm Pa, hiện nay đang còn lưu giữ 19 khu đền tháp với 40 kiến trúc lớn nhỏ trên dãi đất miền Trung, Tây Nguyên ngày nay, hệ thống kiến trúc đền tháp Chăm Pa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo Ấn Độ. Đa số các khu đền tháp đều mang hình núi Mêru( còn gọi là núi vàng nằm ở dãy HymaLaya thu nhỏ) theo như quan niệm của người theo Ấn Độ giáo thì các vị thần luôn ngự ở trung tâm thế giới trên núi Mêru, nên đền thờ vàng ở hạ giới phải thể hiện như núi vũ trụ Mêru.,không những thế kiến trúc đền tháp Chăm còn màng bố cục đậm nét của Ấn Độ giáo. Khi xây các đền tháp người Chăm luôn hướng các đền tháp trong cụm vào tâm, các trục quay ra bốn hướng, hướng mặt tiền quay về hướng đông phương mặt trời mọc, nơi nguồn gốc của sự sống. Hiện nay cụm tháp cổ thể hiện nguyên vẹn được bố cục đó phải nói đền tháp Chăm PoKlongRai ở Ninh Thuận, cụm tháp ở Mỹ Sơn. Đa số các cụm tháp được phân bố theo bố cục,ở trung tâm là một ngọn đền(Kalan), và xung quanh được bao quanh bởi những ngọn tháp nhỏ hay những công trình phụ, chính ngôi đền chính đó chính là tượng trưng cho ngọn núi Mêru trung tâm của vũ trụ của thần linh, đó chính là màu sắc của tôn giáo Ấn Độ.
Tháp Chăm thường không rộng lắm, thông thường bên trong chỉ thờ một bộ Linga tượng trưng cho thần Shiva chiếm gần hết diện tích của tháp. Đền thờ chăn thường được xây theo dạng hình vuông, một cửa chính dùng để ra vào và ba cửa giả, nếu tháp có hai cửa chính thì có hai cửa giả, nhiều khi hai bên tiền sảnh còn có hai cửa giả, trên các cửa đó đều có trang trí vòm cuốn, vòm cuốn Chăm cùng với tường tháp là một nghệ thuật đặc sắc của người Chăm. Mình tháp thường có ba tầng, càng lên cao càng thu hẹp lại, mỗi tầng mô phỏng lại vòm cuốn cử chính và cửa giả, ở góc mỗi tầng đều có hình tháp thu nhỏ và được trang trí bằng rất nhiều hình bằng sa thạch như chim thần Garuda, bò thần Nadin, tường tháp luôn được để trơn. Trên chóp tháp là một khối đá nhọn đặt ngay giữa đỉnh, có ý kiến cho rằng khối đá này chính là biểu tượng của Linga nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là biểu tượng bia đá cho Kalan( lăng mộ). Bên cạnh những tháp hình vuông ,mái nhọn còn có những tháp mái cong hình thuyền, loại hình này chỉ sử dụng trong đền thờ chính. Nói chung tháp chăm thường thể hiện theo hình vuông có ba tầng thon dần, hay mái cong hình thuyền và tháp với mái một tầng cong nhọn…
Nói tóm lại, trong kiến trúc chăm chịu sự chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo Ấn Độ không những ảnh hưởng về mặt bên ngoài mà còn ăn sâu vào kiến trúc bên trong. Người Chăm luôn bố cục đền tháp của mình theo quan niệm của tôn giáo Ấn Độ và không quên dành những vị trí trung tâm hay nói đúng hơn là vị trí quan trong nhất cho các vị thần của tôn giáo Ấn Độ nó chỉ hơi dịch chuyển về tầm ảnh hưởng của các vị thần. Ngoài ra kết hợp với những vẻ đẹp bên ngoài có sự uốn lượn của mái cong hình thuyền và vòm cuốn đã tạo nên một vẻ đẹp hoàn mỹ cho phong cách kiến trúc tôn giáoChăm.
2. Về điêu khắc.
Nói về điêu khắc, người Chăm luôn thể hiện mình là những bặc thầy về điêu khắc, với sự chạm trổ những hình thụ khác nhau rất xinh xắn và sống động, những họa tiết mang một vẻ đẹp tỉ mỉ đến từng đường nét, từ đó cho thấy tài năng độc đáo của các nghệ nhân Chăm, mang lại đặc sắc nổi bật lên nền nghệ thuật Đông Nam Á nói chung và người Chăm nói riêng. Nhưng tất cả đó đều mang dáng dấp đặc trưng và không thoát khỏi sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Cái đề tài và nội dung mà các nghệ nhân Chăm gửi gắm vào đấy luôn hướng về tôn giáo, một tôn giáo đặc trưng của người Ấn Độ. Trong đó phải nói đến sự tài tình trong điêu khắc về các vị thần: Shiva, Bratman, Visnu, về những hình tượng điêu khắc liên quan đến là vị thần này đó chính là tam trụ của Ấn Độ giáo( thuyết tam vị nhất thể).
Trong những vị thần được điêu khắc đó phải nói đến thần Shiva, vị thần này được thờ cùng với sinh tượng khí linga chiếm một số lượng gần như tuyệt đối tại các khu đền tháp của người Chăm. Trong ấn độ giáo thần Shiva chính là thần hủy diệt và sáng tạo, người chăm luôn xem vị thần này là quan trọng nhất. Bởi với một tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, thì thờ sinh tượng khí là một điều tất yếu, do nó mang tính chất dương tính nhiều nó là thay mặt cho sự sinh sôi và nảy nở. Linga được đồng nhất với thần ShiVa thờ Linga cũng như thờ thần ShiVa. Cho nên khi tôn giáo Ấn Độ vào Chăm Pa thì người Chăm đã lấy và cải biến thành Shiva giáo và trở thành tôn giáo chính thống của các vua chúa Chăm. Trong các điêu khắc thì điêu khắc về thần Shiva chiếm số lượng khá lớn, ở đâu có đền tháp cũng đều có tượng thần Shiva. Tại Mỹ Sơn Quảng Nam thần ShiVa được điêu khắc cao 182cm, được thể hiện trong tư thế thẳng đứng, hai tay đưa ra phía trước, y phục là một sarông dài đến đầu gối, hình này thể hiện thần Shiva đang trong thời kỳ thực hành khất thực. Hay như bức phù điêu tại Phong Lệ Đà Nẵng thần Shiva được thể hiện với độ cao 90cm, rộng 141cm thể hiện thần đang múa, có các nhạc chơi đàn và các vị thần khác đang chiêm bái điệu múa, với 16 cánh tay phụ và hai cánh tay chính cùng với thân hình đã tạo nên cho Shiva một tư thế mềm mại và uyển chuyển. Trên cánh tay phải và hai cổ chân đeo vòng rắn, đây chính là sự miêu tả và khắc họa vũ điệu tử thần, khi thần Shiva đang múa cũ điệu tandava được người Ấn Độ giáo điêu khắc, có thể nói Ấn Độ giáo đã thấm vào trong dòng máu của các nghệ nhân chăm, không những điêu luyện về những họa tiết điêu khắc mà còn cả về tâm hồn. Tượng thần Shiva được các nghệ nhân Chăm khắc họa với nhiều hình thức khác nhau. Thần Shiva ở Trà Kiệu( thế kỷ V) cao lớn đồ sộ như một lực sĩ, thần Shiva tại Khương Mỹ(thế kỷ VII-VIII) đang say đắm trong vũ điệu tandaba, thần shiva ở Bình Định(thế kỷ XI-XIII) lại ngồi xếp bằng thể hiện đức từ bi bác ái. Trong tượng thần shiva trên tháp cổ PôKlông Grai tại Ninh Thuận với tư thế múa tay biểu tượng cho sự vận động của vũ trụ, hai chân khụy xuống vừa phải, trọng tâm rơi vào giữa, chân trái mở rộng, chân phải đứng cong, đầu và chân làm bố cục vững chắc cho tổng thể pho tượng, Đây là một pho tượng điêu khắc hoàn mỹ nhất trọng các tượng điêu khắc Chăm Pa. Nói chung các nghệ sĩ chăm đã thể hiện thần Shiva một cách sống động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, nói đến thần
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Dấu ấn Bà La môn giáo ( Hinđu giáo) trong các công trình kiến trúc Chăm

cho mình xin cái link đi ad ơi. hi
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Dấu ấn Bà La môn giáo ( Hinđu giáo) trong các công trình kiến trúc Chăm

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu để tải
 
Re: [Free] Dấu ấn Bà La môn giáo ( Hinđu giáo) trong các công trình kiến trúc Chăm

Thank bạn nhé.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top