manhmanh_08

New Member

Download miễn phí Luận văn Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay





 
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO THẨM PHÁN THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo thẩm phán 6
1.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với công tác đào tạo thẩm phán ở nước ta hiện nay 24
1.3. Đào tạo thẩm phán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm 30
Chương 2: TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THẨM PHÁN CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 1998-2008 38
2.1. Tình hình số lượng, chất lượng đội ngũ thẩm phán hiện nay 38
2.2. Thực trạng đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp 41
2.3. Kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp 46
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THẨM PHÁN THEO YÊU CẦU CÁI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 58
3.1. Quan điểm đổi mới công tác đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay 58
3.2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp ở Việt Nam hiện nay 62
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

địa, Hồng kông, Ma Cao, Đài Bắc. Điều kiện để học trường này là các học viên phải có bằng cử nhân luật và có thể sử dụng một ngoại ngữ. Trường thẩn phán quốc gia: Trường thẩm phán quốc gia được thành lập năm 1997 trên cơ sở hợp nhất trung tâm đào tạo thẩm phán cao cấp (thành lập năm 1991) và trường cán bộ Tòa án nhân dân (thành lập năm 1987). Trường Thẩm phán quốc gia đặt dưới sự quản lý của Tòa án nhân dân Tối cao. Trường có chức năng nhiệm vụ sau:
Tổ chức các lớp luân huấn cho các cán bộ Tòa án, trong đó có Thẩm phán để họ nhận bằng cử nhân 3 năm.
Nâng cao trình độ của Thẩm phán lên mức cử nhân luật bốn năm.
Liên kết các trường tổng hợp để đào tạo các Thẩm phán có trình độ trên đại học (7 năm).
Đào tạo nghiệp vụ Thẩm phán (3 tháng).
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử cho các Thẩm phán đương chức.
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ xét xử của Thẩm phán trong các lĩnh vực chuyên ngành.
1.3.1.3. Ở Cộng hòa Liên bang Đức
Liên bang Đức, một người để được công nhận là luật gia phải đảm bảo đáp ứng 4 điều kiện sau: phải học trong một trường đại học; đạt kết quả trong kì thi quốc gia lần thứ nhất; có thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực pháp luật; đạt kết quả trong kì thi quốc gia lần hai.
Chỉ những người đã được công nhận là luật gia đầy đủ mới có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán, Kiểm sát viên hay mới có thể hành nghề Luật sư.
Cộng hòa Liên bang Đức không có những thiết chế cố định dưới hình thức Trường hay Viện để đào tạo nghề cho Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên. Để trở thành Thẩm phán, Luật sư hay Kiểm sát viên, những người đã đỗ kì thi quốc gia lần thứ nhất phải đăng kí học một khóa đào tạo nghề với thời gian khoảng 2,5 năm. Các khóa đào tạo này được tổ chức ở từng Bang. Trước đây việc tổ chức các khóa đào tạo do Tòa án tối cao của Bang đảm nhiệm nhưng thời gian gần đây chức năng này đã chuyển cho Bộ Tư Pháp Bang.
Trong khóa học các học viên được đào tạo chung một chương trình, trong đó giới thiệu cả kĩ năng nghề nghiệp của Thẩm phán, Luật sư và Kiểm sát viên. Các học viên được thực tập theo một chương trình chung tại các tòa án, Viện Công tố và các Văn phòng Luật sư. Tốt nghiệp khóa đào tạo Thẩm phán này, các học viên phải trải qua kì thi quốc gia lần hai. Chỉ những người thi đỗ kì thi quốc gia lần hai mới có thể đăng kí hành nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên hay Luật sư.
1.3.1.4. Ở Cộng hòa Pháp
Ở nước Pháp, Trung tâm đào tạo tư pháp quốc gia được thành lập năm 1959 Trung tâm đào tạo tư pháp quốc gia đã trở thành Trường thẩm phán quốc gia năm 1972 và Trường được đặt dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ tư pháp. Nhiệm vụ chính của trường: tổ chức các kỳ thi tuyển sinh; đào tạo nguồn thẩm phán; bồi dưỡng thẩm phán; quan hệ quốc tế..Đối tượng đào tạo nguồn thẩm phán là những khóa sinh đủ điều kiện dự thi và trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn thẩm phán, hay đủ điều kiện không qua kỳ thi tuyển thẩm phán theo quy định của pháp luật. Kỳ thi tuyển thẩm phán tổ chức qua ba kỳ thi, điều kiện để được dự thi mỗi kỳ thi khác nhau.
Kỳ thi thứ nhất: sinh viên, điều kiện bằng đại học có thời gian đào tạo 4 năm hay bằng của Học viện chính trị, dưới 27 tuổi.
Kỳ thi thứ hai: công chức dưới 46 tuổi 5 tháng, có thâm niên công tác ít nhất 4 năm, không cần điều kiện về bằng cấp, đã dự thi không quá 3 lần.
Kỳ thi thứ ba: Để tham gia thi tuyển, thí sinh phải chứng minh được là trong thời gian 8 năm đã có một hay nhiều hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư hay đã đảm nhận một hay nhiều chức vụ dân cử, hay đã thực hiện chức năng tài phán với tư cách không chuyên nghiệp, dưới 40 tuổi.
Trường đào tạo nghề đối với các chức danh sau: Thẩm phán tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng; thẩm phán tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp; thẩm phán điều tra; thẩm phán về trẻ em; thẩm phán hình sự, thẩm phán phụ trách thi hành hình phạt; phó viện trưởng viện công tố bên cạnh tòa án sơ thẩm quyền hẹp.quyền..?
Chương trình đào tạo Thẩm phán kéo dài 31 tháng được chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên kéo dài 25 tháng gồm 3 tháng thực tập ngoài cơ quan tư pháp, 8 tháng học tại trường đào tạo Thẩm phán Bordeaux, học viên được đào tạo về phương pháp và kỹ năng làm việc của thẩm phán, được trang bị những kiến thức về văn hóa tư pháp. Mười bốn tháng thực tập tại các tòa án học viên lần lượt thực tập ở tất cả các chức vụ. Giai đoạn thứ hai kéo dài 6 tháng đào tạo chuyên sâu theo chức vụ, sau khi thi xếp hạng (trình độ và thứ hạng) học viên lựa chọn công việc tương lai của mình và được đào tạo chuyên sâu cho từng nhóm chức vụ đã lựa chọn. Kết thúc khóa đào tạo, học viên thẩm phán trở thành thẩm phán chuyên nghiệp.
1.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm đào tạo thẩm phán của các nước trên thế giới
Công tác đào tạo luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung và đối với chức danh thẩm phán nói riêng. Vì vậy, các quốc gia đều đặc biệt chú ý và quan tâm đến công tác này. Tùy thuộc vào điều kiện riêng, mỗi quốc gia có những nguyên tắc, cách thức tổ chức, phương pháp và nội dung đào tạo khác nhau. Qua phân tích kinh nghiệm đào tạo thẩm phán của một số nước trên thế giới có thể giúp chúng ta thấy được những khó khăn đã hiện hữu trong mỗi mô hình đào tạo và ở một khía cạnh khác thông báo chúng ta khó khăn còn xuất hiện đâu đó, cần thiết phải khắc phục. Đồng thời cho ta thấy các ý tưởng về các giải pháp thay thế và hệ quả của nó. Một số bài học kinh nghịêm được rút ra từ các mô hình đào tạo thẩm phán của các nước trên thế giới:
Một là: Coi các chức danh tư pháp nói chung và chức danh thẩm phán là một nghề đặc thù đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Do đó phải được đào tạo cơ bản về pháp luật và đặc biệt phải qua khóa đào tạo nghề trong nhà trường. Áp dụng hình thức thi tuyển để lựa chọn học viên đào tạo chức danh thẩm phán. Mở rộng đối tượng được tham gia kỳ thi và có những quy định nghiêm ngặt về điều kiện dự thi kỳ thi tư pháp quốc gia như: bằng cấp, thâm niên công tác, độ tuổi..Sau khi được bổ nhiệm thẩm phán trong quá trình công tác phải thường xuyên được đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Hai là: Nội dung chương trình đào tạo thẩm phán phải luôn gắn liền với hoạt động nghề nghiệp thẩm phán. Quá trình đào tạo áp dụng các phương pháp khoa học hiện đại để tăng tính độc lập, sáng tạo tích cực của học viên.
Ba là: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng công việc trong bộ máy nhà nước nói chung và cho chức danh Thẩm phán nói riêng, để làm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và là chuẩn mực để rèn luyện phấn đấu của Thẩm phán
Bốn là: Thực hiện thi tuyển vào các chức danh trong đó có chức danh thẩm phán. Quá trình thi tuyển được tiến hành bảo đảm nguyên tắc công bằng, minh bạch công khai,...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top