hoangdung_tk12

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II: 1.1 . BỐI CẢNH CHUNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SMES) CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II 2
1.1.1 Bối cảnh 2
1.1.1.1. Bối cảnh trong nước 2
1.1.1.2. Bối cảnh quốc tế 2
1.1.2. Tình hình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 3
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 10
1.2.1. Khái niệm về Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.2.Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.3. CƠ SỞ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 11
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II 16
2.1. LỊCH SỬ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SMES CỦA NHẬT BẢN 16
2.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 20
 
2.2.1. Mục tiêu của các chính sách 20
2.2.2. Nội dung của chính sách 21
2.2.2.1. Ban hành luật đặc biệt 22
2.2.2.2. Biện pháp thuế 23
2.2.2.3. Tài trợ vốn 25
2.2.2.4. Cấp tín dụng theo chính sách 25
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SMES 26
2.3.1.Đánh giá các chính sách hiện đại hóa SMEs 26
2.3.2. Đánh giá chung về chính sách phát triển SMEs 28
CHƯƠNG III: SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 33
3.1. QUAN ĐIỂM , ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SMES CỦA VIỆT NAM 33
3.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 33
3.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2006-2010 34
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát: 34
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 34
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV THỜI GIAN QUA 34
3.2.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội giai đoạn 2006-2010: 34
3.2.1.1. Bối cảnh quốc tế 35
3.2.1.2. Bối cảnh trong nước 36
3.2.2. Các thách thức đối với công tác phát triển DNNVV thời gian tới: 37
3.2.3.Thực trạng phát triển đội ngũ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thời gian vừa qua. 40
3.2.3.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 40
3.2.3.2. Những tồn tại, yếu kém trong phát triển DNNVV 58
 
3.2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong phát triển DNNVV thời gian qua: 62
CHƯƠNG IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY TỪ SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN. 64
4.1. NHẬN XÉT VỀ BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH CỦA 2 NƯỚC- XÉT TÍNH TƯƠNG THÍCH VỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH 64
4.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN 65
4.2.1. Kế hoạch, chiến lược phát triển SMEs được ban hành một cách có hệ thống trong từng giai đoạn và được điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế chung, cũng như những thay đổi của môi trường. 65
4.2.2 Cùng với việc đề ra các biện, chính phủ cũng đồng thời thành lập các tổ chức, cơ quan chuyên trách hay các chương trình nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ các SMEs một cách thường xuyên và hiệu quả. 67
4.2.3. Một số biện pháp chính sách mà chính phủ Nhật đã áp dụng thành công nhằm phát triển, bảo vệ các SMEs trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Như vậy, điều này cho thấy trong số các ngành được lựa chọn có những ngành có năng suất lao động gia tăng nhờ hiện đại hóa cơ sở sản xuất (cơ khí hóa) và sản xuất hàng loạt, nhưng đồng thời cũng có những ngành trong đó những biến động như vậy là không đáng kể.
Bảng 4: Biến động về năng suất và hàm lượng vốn của các ngành công nghiệp được lựa chọn trong Luật xúc tiến hiện đại
hóa (10 000 Yên)
Năng suất lao động (a)
tỷ lệ vốn / lao động (b)
1965
1970
1975
mức tăng 1965-1970
mức tăng 1970-1975
mức tăng 1965-1970
mức tăng 1970-1975
SMEs trong toàn ngành công nghiệp
75,3
159,5
302,4
2,118
1,895
1,739
2,175
SMEs trong toàn ngành công nghiệp được lựa chọn #
88,4
184,1
350,2
2,082
1,958
1,816
2,159
Độ lệch chuẩn trung bình
39,6
86,7
159,8
0,272
0,452
0,389
0,326
Nguồn: Tsusansho [MITI], Kogyo Tokeihyo [điều tra các ngành công nghiệp]
(a) Gía trị gia tăng tính theo mỗi lao động.
(b) Tài sản cố định tính theo mỗi lao động.
Nếu như quá trình hiện đại hóa cơ sở sản xuất và sản xuất hàng loạt chỉ tỏ ra hữu hiệu khi “có một phát minh kỹ thuật làm cho qua trình cơ khí hóa và sản xuất hàng loạt trở nên có lợi, và nhất là khi có thể lường trước được sự gia tăng nhu cầu đủ để khai thác việc mở rộng quy mô sản xuất”. Thì khi đó khó có thể cho rằng tất cả các ngành đều thỏa mãn các tiêu thức này. Chính sách hiện đại hóa trong những năm 1960 theo đuổi mục tiêu tăng năng suất lao động trong SMEs thông qua quá trình hiện đại hóa cơ sở sản xuất và sản xuất hàng loạt, nhưng không phải mục tiêu này đều đạt được trong tất cả các ngành công nghiệp. Như đã nói ở trên, trên thực tế chính sách áp dụng theo khuôn khổ Luật xúc tiến hiên đại hóa có mục tiêu là đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa dựa trên cách tiếp cận theo ngành cụ thể, và đây là một trong những chính sách ”có chọn lọc” mà trọng tâm được đặt vào những đặc điểm riêng biệt của từng ngành cụ thể. Tuy nhiên, với thực tế là hiện tại có hơn 200 ngành công nghiệp đã trở thành những ngành được lựa chọn, các chính sách áp dụng với tất cả các ngành, do đó mà làm giảm hiệu lực của các chính sách hiện đại hóa.
2.3.2. Đánh giá chung về chính sách phát triển SMEs
Như đã lưu ý trong phần mô tả nội dung chính sách, trọng tâm của chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dành cho việc hỗ trợ SMEs nhằm thích ứng với những biến động trong cơ cấu công nghiệp. Chính sách kinh doanh nhỏ là một phần trong chính sách xã hội chung kể từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1950. Nhưng hiện tại bản chất của nó có sự thay đổi theo hướng trở thành một phần của chính sách công nghiệp. Đối với chính sách kinh doanh nhỏ với tư cách là một chính sách công nghiệp, đã có những phê phán cho rằng các chính sách này không mang tính phân biệt. Nếu xuất phát từ trọng tâm của chính sách thì đương nhiên sẽ có những chính sách chung áp dụng cho tất cả SMEs, thế nhưng đối với những chính sách đặc thù áp dụng cho từng ngành công nghiệp cụ thể hay các nhóm doanh nghiệp khác nhau như trong trường hợp các ngành công nghiệp được lựa chọn trong khuôn khổ Luật xúc tiến hiện đại hóa, thì khó có thể xác nhận được rằng trọng tâm chính sách như vậy là tồn tại trên thực tế. Xét theo các công cụ chính sách thì có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng như các biện pháp tài chính, thuế và trợ cấp, điều chỉnh, cung cấp thông tin, ưu tiên trong các hợp đồng mua sắm. Đối với các lĩnh vự chính sách khác ngoài chính sách kinh doanh nhỏ thì cũng có khuynh hướng vận dụng chính sách theo cách thức không mang tính phân biệt, thế nhưng khuynh hướng đó dược thể hiện rõ nhất trong chính sách kinh doanh nhỏ vởi vì tác động của cơ chế sau đây. Đặc biệt, so SMEs có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng áp đảo về nhân công, cùng với một thực tế là SMEs được nhìn nhận là “ốm yếu”, cho nên đa số các đảng phái chính trị đều luôn tuyên bố rằng mở rộng chính sách kinh doanh nhỏ là một trong những chính sách then chốt mà họ theo đuổi. Mặt khác, các cơ quan Chính phủ (các bộ và cơ quan khác) chịu trách nhiệm hoạch định chính sách đã đáp lại bằng cách tích cực đề xuất các biện pháp đối với kinh doanh nhỏ (mà theo dự kiến sẽ được tất cả các đảng phái chính trị chấp thuận) bởi vì nhìn chung các cơ quan này có khả năng tác động một cách thuận lợi đến việc gia tăng ngân sách chi tiêu và quyền hạn cho những người thiết kế chính sách.
Cơ chế chính sách không mang tính phân biệt này ảnh hưởng tới việc hoạch định và thi hành chính sách trên cơ sở nhận định rằng liệu có cần thiết hay có tác dụng hay không khi giúp cho SMEs thích ứng đối với môi trường hoạt động thông qua đáp ứng các nhu cầu về lao động, hàng, hóa, vốn, và thông tin, hay khi phải quyết định (trong điều kiện có sự khác biệt rất lớn về kiều kiện và nguồn lực quản lý trong các ngành công nghiệp) là các doanh nghiệp hay ngành công nghiệp nào được coi là trọng tâm của chính sách. Rất khó phủ nhận một điều là bản chất không phân biệt của chính sách đã làm yếu đi tác động (hiệu lực) của chính sách.
Xu hướng rõ ràng về chính sách không mang tính phân biệt nói trên không phải lúc nào cũng hàm ý rắng có sự gia tăng các chính sách bảo hộ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp biên, hoạt động không hiệu quả. Thực vậy, tác động tiêu cực của việc duy trì các doanh nghiệp biên, hoạt động không hiệu quả dường như tỏ ra không đáng kể. Thứ nhất, các chính sách hạn chế cạnh tranh trong khu vực SMEs lại khống có mấy hiệu lực, và thứ hai, bên cạnh đầu tư của Chính phủ như là công cụ chính sách chủ yếu thì công cụ trợ cấp trực tiếp chỉ tạo ra tác động rất nhỏ. Hai đặc tính này của các công cụ chính sách đã dẫn đến kết quả là cạnh tranh vẫn được duy trì trong khu vực SMEs. Tình trạng này rất khác so với trường hợp chính sách nông nghiệp
Với tư cách là bộ phận của chính sách kinh doanh nhỏ, một số biện pháp đã được áp dụng để hạn chế cạnh tranh, chẳng hạn như việc thừa nhận sự hình thành cacten theo khuôn khổ Luật tổ chức SMEs (Luật liên quan đến tổ chức các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1957) và việc hạn chế sự xâm nhập của các doanh nghiệp lớn vào thị trướng bán lẻ và các thị trường khác của SMEs. Khi xem xét cơ chế tác động thực tế cảu các chính sách này, có thể thấy rằng số lượng cacten hình thành trong khuôn khổ Luật tổ chức SME đã tăng lên hàng năm cho đến đầu những năm 1960 (khi các chính sách hiện đại hóa được thực sự bắt đầu), để rồi lại giảm xuống một cách nhanh chóng, cho đến cuối năm 1983 chỉ còn có 19 ngành công nghiệp trong đó còn tồn tại hình thức cacten. Do vậy, có thể ghi nhận sự chuyển hướng của các chính sách hạn chế cạnh tranh từ cuối những năm 1960. Điều này còn được phản ánh trong quan điểm về chính sách hạn chế sử dụng các chính sách hạn chế cạnh tranh, và thay vào đó sử dụng các chính sách điều chỉnh công nghiệp tích cực như giúp các doanh nghiệp chuyển sang các ngành khác khi nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong các ngành công nghiệp được lựa chọn từ nh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Câu hỏi ôn tập Hoạch định và phát triển chính sách công Luận văn Kinh tế 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam Văn hóa, Xã hội 0
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA Khoa học kỹ thuật 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
I Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
R Khu chế xuất: Bài học kinh nghiệmtừ một số nước và chính sách phát triển của Việt Nam Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top