daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ..........................................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ......................3 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................16 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................16 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.......................................................18 6. Đóng góp của đề tài .........................................................................................24 7. Kết cấu của đề tài.............................................................................................25
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT VÙNG......26 TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TÂY BẮC .................................................26 1.1. Cơ sở lý luận về liên kết vùng trong phát triển du lịch.............................26 1.1.1. Khái niệm vùng.................................................................................................26 1.1.2. Liên kết vùng ....................................................................................................29 1.1.3. Liên kết vùng trong phát triển du lịch .............................................................40 1.1.4. Mục tiêu, nguyên tắc và tiêu chí đánh giá liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch..................................................................................................................64 1.2. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về liên kết vùng trong phát triển du lịch và bài học kinh nghiệm đối với vùng Tây Bắc...........................................67 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước.........................................................................67 1.2.2. Kinh nghiệm của một số vùng trong nước......................................................79 1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với vùng Tây Bắc trong liên kết phát triển vùng du lịch ...............................................................................................................83 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VÙNG, TIỂU VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TÂY BẮC................................................................89 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.....................................89 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội vùng Tây Bắc........................................................89 2.1.2. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc......................92 2.1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực (nhóm các địa phương) ở Tây Bắc.....................................................................................................................95 2.2. Khái quát tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch vùng Tây Bắc........100 2.2.1. Tiềm năng du lịch vùng Tây Bắc ..................................................................100 2.2.2. Khái quát thực trạng phát triển du lịch vùng Tây Bắc .................................108 2.3. Thực trạng liên kết phát triển du lịch ở Tây Bắc ....................................114
i
2.3.1. Chính sách liên kết vùng phát triển kinh tế-xã hội và liên kết vùng trong phát triển du lịch ở Việt Nam và vùng Tây Bắc............................................................. 114 2.3.2. Thực trạng liên kết vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc ........................ 122 2.3.3. Đánh giá thực trạng liên kết vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc ....... 137
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN KẾT VÙNG, TIỂU VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TÂY BẮC .....................Error! Bookmark not defined. 3.1. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030Error! Bookmark
not defined.
3.1.1. Quan điểm ...................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Nguyên tắc...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Vai trò của liên kết du lịch và điều kiện để thực hiện liên kết phát triển du lịch ở Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ..Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Vai trò của du lịch và liên kết phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030 .. Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Điều kiện để thực hiện liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030.......................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Mô hình liên kết du lịch trên phạm vi toàn vùng Tây Bắc..............Error!
Bookmark not defined.
3.3.1. Xác định phạm vi liên kết du lịch nội vùng Tây Bắc .................................174
3.3.2. Mô hình liên kết trên phạm vi toàn vùng Tây Bắc .... ...........................175 3.3.3. Xác định phạm vi các tiểu vùng du lịch ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc .......................................................................................................... 180
3.4. Mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng – sông Lô...............Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Căn cứ thực tiễn để xây dựng mô hình liên kết phát triển du lịch tiểu vùng sông Hồng – sông Lô ............................................... Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Tổ chức bộ máy của mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng -
sông Lô ........................................................................................................... 190 3.4.3. Cơ chế hoạt động của bộ máy điều phối mô hình liên kết du lịch tiểu vùng
sông Hồng – sông Lô ............................................... Error! Bookmark not defined. 3.4.4. Nội dung liên kết của mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng – sông Lô .............................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.4.5. Lực lượng liên kết của mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng – sông Lô .............................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.4.6. Hình thức liên kết của mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng – sông Lô .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
ii

3.4.7. cách, tiến độ triển khai thực hiện mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng - sông Lô ............................................................................................. Error! Bookmark not defined.1
3.4.8. Đề xuất Quy chế hoạt động của mô hình liên kết phát triển du lịch tiểu vùng sông Hồng – sông Lô................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN LIÊN KẾT VÙNG, TIỂU VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TÂY BẮC ĐẾN NĂM 2025,
TẦM NHÌN 2030 ...................................................................................................159
4.1. Dự báo sự phát triển kinh tế - xã hội và du lịch vùng Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ..........................................................................................229 4.1.1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc..........................................159 4.1.2. Dự báo phát triển du lịch vùng Tây Bắc ..................................................... 230
4.2. Mục tiêu phát triển du lịch và liên kết du lịch vùng Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ..........................................................................................233
4.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch vùng Tây Bắc.....................................................163 4.2.2. Mục tiêu liên kết du lịch vùng Tây Bắc ................................................233 4.3. Giải pháp về liên kết vùng, tiểu vùng du lịch và thực hiện mô hình liên kết phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc...................165 4.3.1. Nâng cao nhận thức về liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc......................................................................................................................165 4.3.2. Hoàn thiện chính sách liên kết vùng và liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc .....................................................................................................................168 4.3.3. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện liên kết du lịch vùng Tây Bắc .....................................................................................................180 4.3.4. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch và các tuyến du lịch ở Tây Bắc.........189 4.3.5. Liên kết xúc tiến quảng bá du lịch ở Tây Bắc ........................................... 1966 4.3.6. Liên kết phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Tây Bắc .................................204 4.3.7. Liên kết huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển du lịch ở Tây Bắc.....................................................................................................................209 4.3.8. Liên kết các doanh nghiệp du lịch ở Tây Bắc...............................................221 4.3.9. Liên kết phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc ......225 KẾT LUẬN ............................................................................................................228 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................231
iii

ASEAN BCĐ
BĐKH
Bộ VHTTDL CĐ
CSVC CP
DN DNNN DNNVV DNTN DTTS DL ĐCSVN ĐBSH ĐH
FDI GD&ĐT HHDLVN HTX
KH KH&CN KH&ĐT KHXH&NV KT-XH KTTĐ KTTT KTTN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Ban chỉ đạo
Biến đổi khí hậu
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao đẳng
Cơ sở vật chất
Chính phủ
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp tư nhân
Dân tộc thiểu số
Du lịch
Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng bằng sông Hồng
Đại học
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Giáo dục và Đào tạo
Hiệp hội du lịch Việt Nam Hợp tác xã
Kế hoạch
Khoa học và công nghệ
Kế hoạch và đầu tư
Khoa học xã hội và nhân văn Kinh tế- xã hội
Kinh tế trọng điểm
Kinh tế thị trường
Kinh tế tư nhân
Lao động
iv

LKV Liên kết vùng
NĐ Nghị định
NQ Nghị quyết
NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương QĐ Quyết định
QLNN Quản lý nhà nước
TAT Tổng cục Du lịch Thái Lan
TB Tây Bắc
TBMR Tây Bắc mở rộng (gồm 8 tỉnh khu vực Tây Bắc) TDMNPB Trung du và miền núi phía Bắc
TP Thành phố
TW Trung ương
UBND Ủy ban Nhân dân
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
USD Đồng đô la Mỹ
VH,TT&DL Văn hóa, thể thao và du lịch
VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm
VTOS Tiêu chuẩn về kỹ năng nghề du lịch Việt Nam
(Vietnam Tourism Occupational Skill Standards) XĐGN Xóa đói giảm nghèo
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới
v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các sự kiện và những thay đổi chính sách ở cấp độ quốc gia và địa
phương ở Thái Lan ................................................................................................. 711 Bảng 1.2: Chiến lược phát triển du lịch trong các kế hoạch 5 năm của Malaysia 744 Bảng 2.1. Số lượng các di tích lịch sử văn hóa các tỉnh vùng Tây Bắc ............... 103 Bảng 2.2: Danh mục các bảo vật quốc gia đang được lưu giữ ở các địa phương
vùng Tây Bắc.......................................................................................................... 104 Bảng 2.3: Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở vùng Tây Bắc ..... 105 Bảng 2.4: Số lượt khách du lịch đến các địa phương vùng Tây Bắc năm 2017... 109 Bảng 2.5: Số lượt khách du lịch quốc tế đến một số địa phương vùng Tây Bắc,
năm 2017 ................................................................................................................ 110 Bảng 2.6: Tổng thu từ du lịch của một số địa phương vùng Tây Bắc giai đoạn 2007 – 2017 ............................................................................................................ 111 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về việc giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc của các chương trình liên kết du lịch ....................................................... 140 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về việc nâng cao thương hiệu du lịch của các chương trình liên kết du lịch ở Tây Bắc .............................................................................. 141 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về việc thiếu cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong các chương trình liên kết du lịch ở Tây Bắc ................................................. 146 Bảng 2.10: Điểm bình quân đánh giá của người được khảo sát về thực trạng..... 147 nội dung liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc ............................................... 147 Bảng 2.11. Đánh giá của người được khảo sát về các chương trình liên kết chưa thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch, hiệp hội du lịch........................ 1566 Bảng 4.1. Dự báo chỉ tiêu phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030 ......................................................................................................... 160 Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu dự báo phát triển du lịch ở 10 tỉnh vùng Tây Bắc đến năm 2030 ................................................................................................................ 161 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về sự cần thiết thành lập tổ chức điều phối liên kết du lịch vùng Tây Bắc................................................................................................... 172 Bảng 4.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết thành lập tổ chức điều phối liên kết du lịch các tỉnh tiểu vùng sông Hồng – sông Lô......................................................... 177 Bảng 4.5. Kết quả khảo sát về sự cần thiết liên kết xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng chung của toàn vùng và từng nhóm địa phương ở Tây Bắc .................. 192 Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về sự cần thiết liên kết xúc tiến quảng bá du lịch toàn vùng và từng địa phương ở Tây Bắc .................................................................... 2033 Bảng 4.7. Kết quả khảo sát về yêu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch ở Tây Bắc với các doanh nghiệp du lịch ngoài vùng Tây Bắc.................................. 224
vi

DANH MỤC CÁC HỘP VÀ SƠ ĐỒ
Hộp 2.1: Biên bản cam kết giữa các tỉnh vùng Tây Bắc và các công ty du lịch về liên kết, xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc .............136
Hộp 2.2: Hạn chế của liên kết du lịch ở Tây Bắc ...................................................150 Hộp 4.1. Điều kiện giao thông ở một số tỉnh vùng Tây Bắc ..............................20979
Sơ đồ 1: Liên kết giữa các chủ thể trong liên kết vùng phát triển du lịch ................20
Sơ đồ 2: Quy trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu........................................24
Sơ đồ 1.1: Cơ chế liên kết kinh tế vùng của các tỉnh................................................39
Sơ đồ 1.2: Cơ chế liên kết kinh tế vùng của các doanh nghiệp ................................39
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức liên kết du lịch vùng TDMNPB . Error! Bookmark not defined.6
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng – Sông Lô .................................................................................Error! Bookmark not defined.1
Sơ đồ 3.3: Nội dung liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng – sông Lô.............. Error! Bookmark not defined.5
Sơ đồ 3.4: Mô hình liên kết của tiểu vùng với các trung tâm du lịch ............... Error! Bookmark not defined.9
Sơ đồ 3.5: mối quan hệ 4 “Nhà” trong liên kết vùng, tiểu vùng phát triển
du lịch........................................................................Error! Bookmark not defined.
vii


PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Vấn đề liên kết vùng nói chung, liên kết vùng trong phát triển du lịch nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Từ giữa những năm 1950, các lý thuyết về liên kết vùng đã xuất hiện như là một ngành khoa học có lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Đến những năm 1960, lý thuyết vùng bắt đầu phát triển ở một số nước dựa trên các nghiên cứu về liên kết phát triển vùng công nghiệp, nông nghiệp và tổ chức phát triển các ngành theo vùng lãnh thổ. Trên cơ sở đó, nhiều kết quả nghiên cứu về liên kết vùng được ứng dụng vào thực tiễn, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch vùng ở một số nước trên thế giới.
Ở nước ta, vấn đề phân vùng và liên kết vùng đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu, triển khai từ cuối những năm 1980. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã nêu ra định hướng phát triển kinh tế vùng. Chính phủ Việt Nam đã sử dụng quy hoạch phân vùng là công cụ quan trọng để thúc đẩy, phối hợp liên kết để phát triển vùng. Cả nước đã được chia thành sáu vùng kinh tế - xã hội1, phân nhóm theo các tỉnh/thành phố có điều kiện tự nhiên tương tự và có vị trí giáp ranh. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, bốn vùng kinh tế trọng điểm2 đã được hình thành để lan tỏa sự phát triển tới các tỉnh/thành phố lân cận. Các vùng kinh tế trọng điểm trong hơn 10 năm qua với chức năng là các vùng động lực, đầu tầu định hướng và thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác trên phạm vi cả nước, đã phát triển khá toàn diện, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước và đã bước đầu tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy có sự phát triển kinh tế năng động, đi đầu trong nhiều lĩnh vực quan trọng, nhưng các Vùng KTTĐ vẫn chủ yếu dựa vào nhân tố phát triển theo chiều rộng, chất lượng và hiệu quả thấp; chưa có nhiều sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là chưa tạo ra được sức phát triển tổng hợp và hiệu quả dựa trên việc thiết lập các mối liên kết cần thiết trong phát triển toàn diện giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng với nhau.
1 Từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cho 6 vùng kinh tế - xã hội đến năm 2020: i) vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; ii) vùng Tây Nguyên; iii) vùng Đồng bằng sông Cửu Long; iv) vùng Đông Nam Bộ; v) vùng Đồng bằng sông Hồng; và vi) vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
2 Trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho 4 vùng kinh tế trọng điểm: i) vùng KTTĐ Bắc Bộ; ii) vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long; iii) vùng KTTĐ phía Nam; iv) vùng KTTĐ miền Trung.
1

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch đã được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn. Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển có hiệu quả nếu không quan tâm đầy đủ đến khía cạnh không gian (lãnh thổ) của du lịch. Đó là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở dịch vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường hướng đến sự phát triển bền vững (Phạm Trung Lương, 2016).
Vùng du lịch là nơi kết hợp các tiểu vùng du lịch, trung tâm du lịch và các điểm du lịch. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp về liên kết phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 đã xác định cả nước có 7 vùng du lịch.
Liên kết vùng cũng như liên kết vùng du lịch bao hàm liên kết phát triển nội vùng và liên kết phát triển liên vùng. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp chịu sự tác động của nhiều ngành, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều cấp theo chiều dọc và chiều ngang. Việc liên kết này dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh giữa các vùng, tiểu vùng nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Liên kết phát triển vùng du lịch cho phép khai thác lợi thế về tài nguyên du lịch, về cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác của các địa phương và doanh nghiệp tham gia liên kết. Mặt khác, liên kết phát triển vùng, tiểu vùng du lịch còn là nhân tố quan trọng để làm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, thu hút khách du lịch đến vùng du lịch với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng địa phương liên kết. Vì vậy, liên kết vùng, tiểu vùng du lịch là một tất yếu khách quan trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Tây Bắc là vùng có tiềm năng du lịch, có nhiều tiểu vùng với tài nguyên du lịch phong phú. Trong những năm gần đây, ở Tây Bắc đã bắt đầu hình thành một số chương trình liên kết phát triển du lịch, nổi bật là ba chương trình: i) chương trình liên kết du lịch về cội nguồn (3 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ); ii) chương trình liên kết du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên); và iii) chương trình liên kết du lịch qua những miền di sản Việt Bắc (6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên). Tuy nhiên, các chương trình liên kết nói trên hoạt động chưa thực sự hiệu quả, vì: thứ nhất, các chương trình thiếu liên kết theo chiều
2

dọc và chiều ngang; thiếu liên kết theo không gian lãnh thổ và liên kết liên ngành, chưa chú ý đến liên kết doanh nghiệp; thứ hai, chưa dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn về liên kết vùng và liên kết vùng du lịch; chưa tạo thành chuỗi liên kết; thứ ba, do tính đặc thù của Tây Bắc, nên trong thực tiễn việc liên kết du lịch trên phạm vi toàn vùng là khó đạt được hiệu quả cao.
Hầu hết các chương trình liên kết du lịch ở Tây Bắc vẫn chủ yếu là liên kết về quảng bá, xúc tiến. Một số chương trình mới tập trung vào hoạt động tổ chức sự kiện luân phiên, chưa thực sự chú ý đến giám sát, điều hành thực thi các nội dung liên kết; các nội dung liên kết về xây dựng sản phẩm đặc thù, về đào tạo nguồn nhân lực, về quy hoạch, về đầu tư.v.v. còn ít được coi trọng hay chưa thực hiện được. Điểm hạn chế nhất của các chương trình du lịch ở Tây Bắc hiện nay là chưa xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp với tính đặc thù của vùng và từng tiểu vùng, chưa hình thành được thể chế quản trị chung để điều phối trên phạm vi toàn vùng. Hoạt động du lịch về cơ bản vẫn mang tính khép kín trong từng địa phương. Vì vậy, kết quả liên kết còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Vùng. Do đó, vấn đề cấp bách là phải nâng cao hiệu quả liên kết du lịch, xây dựng mô hình liên kết để phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch Tây Bắc, nhưng chủ yếu là các bài viết công bố trên các tạp chí khoa học về tiềm năng du lịch và một số giải pháp phát triển du lịch ở từng vùng, từng địa phương cụ thể; hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về liên kết, tiểu vùng du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn vùng Tây Bắc.
Vì vậy, đề tài Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài
2.1.1. Cách tiếp cận về liên kết vùng
Trên thế giới, từ những năm 1950, đã bắt đầu có các công trình nghiên cứu
về kinh tế vùng và liên kết vùng. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) và Hirschman (1958). Hirschman đã sử dụng khái niệm liên kết dựa trên các mối quan hệ ngành và liên ngành. Liên kết bao gồm các liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages). Ông cho rằng, bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng kéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho ngành đó. Hiệu ứng liên kết được xem như các xung lực tạo ra các
3

khoản đầu tư mới thông qua sự vận động của các mối quan hệ đầu vào - đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt trong lý thuyết phát triển kinh tế của Hirschman khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tư vào những ngành có các mối liên kết mạnh, để thông qua đó, sức lan tỏa của chúng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Pack and Saggi (1999), Giroud and Scott-Kennel (2006) đã nhấn mạnh rõ hơn hiệu ứng liên kết, trong đó quan trọng nhất là hiệu ứng lan tỏa (spillovers). Trong khi đó, Perroux (1955) lại tiếp cận khái niệm liên kết về mặt không gian với lý thuyết về “cực tăng trưởng”. Ông cho rằng, tăng trưởng và phát triển không thể xuất hiện ở mọi nơi và cùng lúc mà chúng chỉ hiện diện ở một số điểm với các cường độ khác nhau; chúng lan tỏa qua các kênh khác nhau với những hiệu ứng khác nhau đối với nền kinh tế. Vì vậy, cần tập trung các hoạt động kinh tế năng động nhất vào một cực tăng trưởng của vùng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các khu vực và ngành khác trong một hệ thống không gian kết nối và hình thành một tập hợp các liên kết kinh tế giữa cực tăng trưởng và các vùng xung quanh.
Một cách tiếp cận về liên kết không gian trong phát triển vùng tương đối giống lý thuyết cực tăng trưởng là mô hình trung tâm - ngoại vi của Friedman (1966), trong đó vùng trung tâm là nơi tương đối dồi dào vốn và là nơi phát sinh đổi mới, còn các vùng ngoại vi tương đối dư thừa lao động và phát triển phụ thuộc vào vùng trung tâm.
2.1.2. Các mô hình liên kết vùng
Một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu lý thuyết về mô hình liên kết vùng, tiểu vùng, trong đó có hai mô hình chính: mô hình cực/trung tâm tăng trưởng và mô hình cụm/mạng lưới vùng.
* Mô hình cực/trung tâm tăng trưởng
Khái niệm về cực tăng trưởng được Perroux (1955) đưa ra đầu tiên, nhấn mạnh vai trò của ngành có khả năng đổi mới và sức lan tỏa cao, đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển. Sự tập trung và lan tỏa như như vậy được xem như một cực tăng trưởng. Tuy nhiên, khái niệm cực tăng trưởng của Perroux chỉ nói về không gian kinh tế có tính trừu tượng chứ không phải là không gian địa lý (Mercado, 2002).
Việc chuyển khái niệm không gian trừu tượng thành không gian địa lý được những người đi sau thực hiện, đáng chú ý nhất là Boudeville. Theo Boudeville (1966), cực tăng trưởng vùng là một tập hợp các ngành mang tính động lực tại khu vực đô thị và kéo theo sự phát triển của các hoạt động kinh tế trong cả khu vực. Theo Fox (1966), và Kuklinski (1975), các tiêu chí để phân biệt cực/trung tâm tăng trưởng là: có mối liên kết mạnh đối với nền kinh tế, trung tâm của thị trường lao
4

động, khu vực bán lẻ chủ chốt, có mức độ bán buôn cao và có hệ thống thông tin liên lạc phát triển.
Chiến lược cực tăng trưởng nhấn mạnh đến lợi thế quy mô của việc tập trung và thúc đẩy sự hình thành của các cực tăng trưởng có quy mô vừa và nhỏ hơn. Tiếp đó, các cực trung gian này sẽ tiếp tục có hiệu ứng lan tỏa đến các vùng ngoại vi; và như vậy trong dài hạn sẽ đạt được tăng trưởng cân bằng trong toàn vùng và toàn quốc gia (Serra, 2003).
Một sự mở rộng khác về cực tăng trưởng là mô hình trung tâm - ngoại vi của Friedman. Friedman (1966) cho rằng tăng trưởng kinh tế thông qua sự xuất hiện của một hệ thống thứ bậc các thành phố và thị trấn có trình độ phát triển cao và liên hệ chặt chẽ với nhau, và sự tăng trưởng như vậy tỷ lệ với quy mô tập trung. Friedman cũng sử dụng khái niệm vùng phân cực và cho rằng ngoại vi của vùng phân cực bao gồm 4 loại: i) chuyển tiếp phía trên (upward transitional); ii) chuyển tiếp phía dưới (downward transitional); iii) ranh giới nguồn lực (resource frontier); và iv) khó khăn đặc biệt (special problem).
* Mô hình cụm/mạng lưới vùng
Một cách tiếp cận khác về các mối liên kết trong phát triển vùng là mô hình về cụm/mạng lưới vùng. Cách tiếp cận này được Friedmann and Douglass (1978) đề xuất, theo kiểu “từ dưới lên” (bottom-up) trong hoạch định phát triển và có những đặc điểm sau: i) quy mô về địa lý tương đối nhỏ; ii) có mức độ tự chủ cao trong hoạch định và ra quyết định, dựa trên sự tham gia của cộng đồng và hành động tập thể ở cấp độ địa phương; iii) sự đa dạng của lao động nông nghiệp, bao gồm cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhấn mạnh tới công nghiệp hóa nông thôn ở quy mô nhỏ; iv) có sự kết nối chức năng công nghiệp giữa đô thị và nông thôn, dựa trên các nguồn lực và cơ cấu kinh tế địa phương; và v) có sự sử dụng và đánh giá liên tục các nguồn lực và công nghệ địa phương.
Khái niệm mạng lưới dựa trên ba nền tảng cơ bản: i) sự đa dạng trong các liên kết nông thôn - thành thị. Một tập hợp các làng mạc và thị trấn trong một đơn vị phát triển vùng có thể tận dụng được lợi thế của sự đa dạng cũng như sự bổ sung giữa các trung tâm, và giữa từng trung tâm với vùng ngoại vi; ii) sự tương tác giữa các làng mạc và thị trấn, không chỉ bị giới hạn trong các mối quan hệ song phương, tạo thành các mạng lưới với nhiều mức độ khác nhau trong và ngoài vùng; và iii) cụm tập trung với sự tương tác mạnh mẽ và liên kết giữa các tác nhân là tốt hơn so với một cực tăng trưởng do có lợi thế về quy mô và sự đa dạng (Douglass, 1998).
Những người ủng hộ mô hình liên kết cụm/mạng lưới vùng cho rằng, với sự thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian do sự phát triển của hệ thống thông tin
5

liên lạc và giao thông hiện đại, hiện nay các làng mạc và thị trấn tương đối phân tán có thể kết nối với nhau để tạo ra một phạm vi vùng có hiệu quả, điều mà không thể có được ở hầu hết các vùng nông thôn vài thập kỷ trước đây. Liên kết mạng lưới có khả năng tạo ra các liên kết xuôi và ngược, và thu được các hiệu ứng cấp số nhân trong vùng (Haughton and Counsell, 2004; Sridhar, 2005; Capello, 2007; Edwards, 2007).
2.1.3. Tính tất yếu của liên kết vùng trong phát triển du lịch
Vấn đề liên kết vùng trong phát triển du lịch được nêu ra và tập trung nghiên cứu trong bối cảnh mới của cạnh tranh vùng và những thay đổi trong ngành du lịch, như sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet, liên kết chuỗi cung ứng du lịch và những nhu cầu du lịch mới của người tiêu dùng. Theo Mills và Law (2004), internet đang làm biến đổi cấu trúc ngành du lịch do sự thay đổi các rào cản xuất nhập cảnh, cách mạng hóa các kênh phân phối, tạo điều kiện minh bạch về giá và cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhiều nhà nghiên cứu về du lịch cho rằng, nền tảng lý thuyết của liên kết vùng trong du lịch được bắt nguồn từ chiến lược điểm đến của Porter (1985), các khái niệm vùng trạng thái và hàng hóa du lịch của Gilbert (1984) hay khái niệm chuyên môn hóa linh hoạt và đổi mới thường xuyên của Poon (1994).
Trong nghiên cứu về cụm liên kết du lịch, Andersson và cộng sự (2004) cho rằng, sự hình thành các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hay liên minh giữa các chủ thể với nhau là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm thúc đẩy liên kết du lịch. Xem điểm đến như là một loại hình đặc biệt của ngành du lịch, nhiều công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh nhu cầu hợp tác và liên kết, các vùng du lịch cần tạo được mức độ liên kết cao với các sản phẩm và dịch vụ khác biệt dựa trên sự đổi mới thường xuyên nhằm tăng khả năng cạnh tranh tại các điểm đến du lịch một cách bền vững, bảo tồn các nguồn lực và sự hấp dẫn điểm du lịch trong dài hạn, vì lợi ích cho cộng đồng địa phương (Gunn, 1997).
Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu về liên kết du lịch đã nhấn mạnh sự cần thiết chuyển từ cách tiếp cận dựa trên cạnh tranh sang tiếp cận dựa trên sự hợp tác (Baggio et al, 2013;. Fyall và Garrod, 2005; Mariani và Kylanen, 2014; Wang và Krakover, 2007) theo hướng các điểm du lịch cần cùng nhau nỗ lực phối hợp để quảng bá, tiếp thị và kinh doanh (Kylänen và Mariani, 2012; Kylänen và Rusko, 2011; Mariani et al, 2014;. Wang, 2008).
Khi các công ty du lịch tham gia sâu rộng hơn vào mạng lưới vùng, mạng lưới liên kết trong nước và quốc tế, việc hợp tác và duy trì quan hệ trong mạng lưới kinh doanh trở nên cần thiết để nâng cao hiệu quả cạnh tranh (Erkus-Otzurk và Eraydın, 2010; Plummer et al. 2006).
6

Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng liên kết vùng không chỉ là yêu cầu để phát triển du lịch trong một giai đoạn nhất định mà nó còn là sự lựa chọn tất yếu cho chiến lược phát triển du lịch trong dài hạn.
2.1.4. Liên kết du lịch xuyên biên giới
Cho đến nay, nền tảng lý thuyết và khái niệm của liên kết du lịch xuyên biên giới chủ yếu dựa vào các công trình của Tymothy (1999, 2001), Tymothy và Teye (2004). Các tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch và vấn đề biên giới ở nhiều khía cạnh như hợp tác và quy hoạch xuyên biên giới. Tiếp đó, đã có thêm một số nghiên cứu về quan hệ của biên giới quốc gia đối với du lịch và hợp tác phát triển du lịch vùng biên (Leimgruber, 1998; Hartman, 2006; Ioannides và công sự, 2006; Prokkola, 2007). Các tác giả kết luận rằng mối quan hệ này là phức tạp và biên giới có ảnh hưởng nhiều chiều đến phát triển du lịch.
Timothy (1999), Ioannides và cộng sự (2006) đã khảo cứu 5 loại vùng biên trong liên kết du lịch, gồm có: i) vùng biên giữa 2 lãnh thổ tách biệt, thường tách biệt cả về chính trị nên không có hợp tác xuyên biên giới; ii) vùng biên có mức độ hợp tác thấp trong đó mỗi vùng lãnh thổ thường tập trung xử lý hướng nội những vấn đề phát triển du lịch phía mình; iii) vùng biên có mức độ hợp tác trung bình, trong đó có nhiều sáng kiến liên kết để giải quyết những vấn đề chung về pháp lý; iv) vùng biên có mức độ hơp tác cao, các quan hệ liên kết ổn định và được thể chế hóa; và v) vùng biên đã xóa bỏ hoàn toàn các rào cản, có sự liên kết và hợp tác xuyên biên giới toàn diện.
Từ thực tiễn phát triển các vùng du lịch xuyên biên giới ở châu Á và châu Âu, liên kết du lịch xuyên biên giới được coi là phương tiện để tăng cạnh tranh và tính bền vững vùng, tăng cường bản sắc vùng và thúc đẩy sự xuất hiện của vùng chức năng (functional) và vùng ý tưởng (imaginary). Vùng chức năng là vùng được tạo ra để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch xuyên quốc gia, chẳng hạn tạo thành các cụm điểm tham quan, hình thành các tuyến du lịch, chia sẻ giao thông và thông tin (Chang, 2001), (Perkmann & Sum, 2002). Vùng ý tưởng là vùng lấy phát triển du lịch làm trung tâm, mang đặc trưng của các quyết định chính trị hay mệnh lệnh hành chính (Chang 2001). Những vùng du lịch như vậy không đối lập với lợi ích quốc gia và vì thế nhiều nước thường chủ động thành lập như một vùng không gian mới để hỗ trợ phát triển trong nước và chia sẻ nguồn lực chung, chẳng hạn như ở Liên mình châu Âu (Deas & Lord 2006).
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về liên kết vùng kinh tế và liên kết phát triển du lịch có thể cung cấp các căn cứ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích cho việc nghiên cứu vùng ở Việt Nam, đặc biệt khi xét đến ảnh hưởng của liên
Hình thành không gian liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc. Phát triển du lịch vùng Tây Bắc gắn với giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái; phát huy và bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc; tạo nhiều việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Từng tỉnh trong vùng có được những lợi ích thiết thực thông qua hoạt động liên kết phát triển du lịch, phát huy được những lợi thế so sánh. Các tỉnh đều được hưởng lợi ích nhiều mặt trong quá trình liên kết phát triển du lịch như kết nối hệ thống giao thông; nâng cao thương hiệu, hình ảnh điểm đến du lịch; tăng cường khả năng thu hút khách; tăng cường học hỏi và chuyển giao năng lực kinh doanh, quản lý và phát triển du lịch. Bên cạnh đó, từng tiểu vùng phát huy được lợi thế so sánh, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và nâng cao hình ảnh du lịch, tham gia vào hệ thống chuỗi giá trị trong vùng.
- Xây dựng được hệ thống các sản phẩm đặc trưng, có thương hiệu của vùng; hình thành mạng lưới các sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong vùng. Thương hiệu du lịch vùng Tây Bắc với hình ảnh sinh thái - văn hóa - dân tộc được xây dựng chung cho cả vùng. Một hệ thống tour, tuyến du lịch trong vùng được hình thành như các tuyến du lịch dọc hành lang sông Hồng - sông Lô, sông Đà, tuyến du lịch xuyên biên giới, các tuyến du lịch theo chuyên đề (du lịch dân tộc, du lịch ngắm hoa, du lịch tâm linh). Các tỉnh trong vùng liên kết xây dựng được một số sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Tây Bắc, các tiểu vùng du lịch, cụm du lịch được hình thành và định hình rõ nét thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của tiểu vùng. Trong hệ thống các sản phẩm đó, các tỉnh, các điểm đến có khả năng phát triển những đặc trưng sản phẩm du lịch riêng của mình.
- Cơ cấu tổ chức quản lý và điều phối liên kết du lịch được xây dựng một cách có hiệu quả và bền vững: Cơ cấu điều hành cấp vùng được hoàn thiện, có đủ năng lực và điều kiện để quản lý, điều phối vận hành liên kết vùng du lịch một cách bền vững. Cơ cấu tổ chức được xây dựng theo định hướng các nhóm công tác thúc đẩy giải quyết các vấn đề ưu tiên trong phát triển du lịch của Vùng như các nhóm công tác về phát triển sản phẩm, nhóm công tác về quảng bá xúc tiến, nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực.
- Các bên tham gia phát triển du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp và người dân địa phương, tham gia chủ động và hiệu quả vào các hoạt động liên kết phát triển du lịch, được hưởng lợi ích thiết thực từ hoạt động liên kết phát triển du lịch. Các doanh nghiệp, trước mắt là những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp du lịch ngoài vùng, sau đó là các doanh nghiệp trong vùng ngày càng có
164
vai trò lớn hơn và hưởng lợi trực tiếp, nhiều hơn trong hoạt động liên kết du lịch. Các lợi ích của liên kết vùng du lịch cũng được đưa tới cho người dân trong vùng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động du lịch. Các doanh nghiệp và người dân từng bước tăng cường vai trò của mình trong các hoạt động liên kết phát triển du lịch trong vùng.
- Phát triển chuỗi giá trị du lịch bền vững trong vùng, gắn kết với các địa phương khác ngoài vùng. Từng bước hình thành và phát triển chuỗi giá trị dịch vụ du lịch trong Vùng với sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp và người dân thông qua việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch và bổ trợ. Chuỗi giá trị du lịch bền vững được hình thành dựa trên uy tín, chất lượng, thương hiệu và khả năng kiểm soát. Chuỗi giá trị trong vùng được mở rộng và gắn kết chặt chẽ với chuỗi giá trị ngoài vùng, đặc biệt là các trung tâm du lịch trọng điểm.
4.3. Giải pháp về liên kết vùng, tiểu vùng du lịch và thực hiện mô hình liên kết phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc
4.3.1. Nâng cao nhận thức về liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc
Nâng cao nhận thức vai trò của liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tại địa phương. Trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, vấn đề liên kết vùng đã không được đặt ra một cách đầy đủ. Chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, liên kết vùng trở thành yêu cầu cấp bách.
Ở nước ta, như đã phân tích ở chương 2, quá trình nhận thức về phát triển kinh tế vùng ngày càng rõ hơn, thể hiện qua các nghị quyết của Đảng và các chính sách của Nhà nước, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Quá trình mở cửa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn nhưng cách quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội vẫn chưa có sự thay đổi căn bản, vẫn dựa theo địa giới hành chính, cát cứ của từng tỉnh, thành phố. Tuy đã có quy hoạch vùng nhưng không có cơ quan chịu trách nhiệm thực thi quy hoạch trên phạm vi vùng và thiếu cơ chế giám sát và thực hiện quy hoạch. Vì vậy, ở nước ta hiện nay, 63 tỉnh, thành phố được vận hành như 63 nền kinh tế. Vì vậy, trong thực tiễn, vẫn chưa coi kinh tế vùng như là một quy luật phát triển kinh tế thị trường theo không gian lãnh thổ thống nhất; chưa coi trọng cơ cấu kinh tế vùng; hệ thống các chính sách chưa được thiết kế theo không gian vùng lãnh thổ; các
165

bộ ngành và địa phương ít quan tâm đến liên kết vùng trong hoạch định và thực thi chính sách kinh tế - xã hội.
Trong lĩnh vực du lịch, các chính sách, biện pháp phát triển du lịch về cơ bản vẫn bị bó hẹp trong phạm vi địa giới hành chính ở từng địa phương. Các chính sách và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở cấp quốc gia cũng như các địa phương chưa thể hiện rõ tính liên kết không gian lãnh thổ trong phát triển du lịch.
Vì vậy, các cấp từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp và các chủ thể tham gia vào các hoạt động du lịch cần nhận thức rõ về sự cần thiết của liên kết vùng trong phát triển du lịch; coi liên kết vùng là điều kiện để khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch vùng và cả nước.
Trên cơ sở Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và các địa phương ở Tây Bắc cần nhận thức rõ hơn vai trò của liên kết vùng phát triển du lịch; xác định rõ những nguyên tắc cơ bản, nội hàm, chủ trương, định hướng về liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt các tour, tuyến du lịch liên tỉnh và liên vùng. Chính quyền các địa phương cần nhận thức một cách rõ ràng rằng doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm của liên vùng phát triển du lịch. Liên kết vùng du lịch không thể là kết quả của quyết định hành chính, nhà nước chỉ đóng vai trò tạo môi trường và hỗ trợ, thúc đẩy các quan hệ liên kết.
Nhận thức rõ vai trò của liên kết vùng du lịch, chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc cần có sự hợp tác chặt chẽ, xác định rõ nội dung liên kết du lịch trên phạm vi toàn vùng và từng tiểu vùng, bao gồm: liên kết xây dựng quy hoạch vùng du lịch; liên kết thống nhất cơ chế, chính sách quản lý phát triển du lịch trên phạm vi vùng Tây Bắc; liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng và địa phương, phát triển sản phẩm du lịch mới; liên kết phát triển thị trường du lịch; liên kết trong các chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; liên kết, phối hợp trong tuyên truyền và quảng bá xúc tiến du lịch; liên kết trong xúc tiến, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.
Nhận thức rõ về vai trò của liên kết vùng du lịch sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong vùng, thống nhất thực hiện chiến lược, qui hoạch và kế hoạch, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh du lịch của toàn vùng, hạn chế và tiến tới xóa bỏ tính cát cứ hành chính trong từng địa phương, tăng cường hợp tác và phối hợp hành động chung của các tỉnh trong Vùng để phát triển du lịch.
Để thực sự đổi mới tư duy phát triển du lịch và biến nhận thức liên kết vùng du lịch thành hành động thực tiễn cụ thể, cần có những điều kiện nhất định, trước
166

hết là trong hoạch định và thực thi chính sách vùng, như:
- Xây dựng thể chế quản trị vùng du lịch Tây Bắc phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu thành lập Ban điều phối du lịch trên phạm vi toàn vùng Tây Bắc và Ban điều phối du lịch ở một số địa phương có nhu cầu liên kết, có cùng loại tài nguyên du lịch, có hệ thống kết nối giao thông thuận lợi và các điều kiện khác, để điều phối các hoạt động liên kết du lịch trong phạm vi vùng và các địa phương.
- Liên kết vùng du lịch ở Tây Bắc chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi có sự liên kết hợp tác chặt chẽ trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi giữa các địa phương và doanh nghiệp; sự hỗ trợ và chỉ đạo chung của chính quyền Trung ương thông qua Ban điều phối du lịch vùng và các địa phương trong vùng, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo không gian phát triển du lịch thống nhất trên phạm vi vùng, theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Đồng thời thực hiện cơ chế chia sẻ nguồn thu và nhiệm vụ chi nhằm thúc đẩy phối hợp giữa các địa phương trong vùng, hạn chế tình trạng từng địa phương tập trung xây dựng sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch riêng cho mình mà không tính đến lợi ích chung của toàn vùng.
- Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách, đầu tư theo hướng ưu tiên cho các hoạt động liên kết du lịch vùng Tây Bắc, bảo đảm quản lý tập trung và thống nhất về quy hoạch, định hướng phát triển không gian du lịch tổng thể vùng; tiếp tục đổi mới nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, đưa nội dung liên kết vùng nói chung, liên kết phát triển du lịch nói riêng vào các văn kiện, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; chú trọng liên kết vùng du lịch khi xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là ở các địa phương trọng điểm về du lịch ở vùng Tây Bắc; triển khai các chính sách tạo môi trường liên kết, hỗ trợ các chủ thể tham gia liên kết du lịch; bảo đảm quyền lợi cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động du lịch, gắn du lịch với phát triển kinh tế - xã hội.
- Đổi mới cách đánh giá, ban hành các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch theo vùng, tiểu vùng, thay bằng việc đánh giá theo từng địa phương như hiện nay. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch như: số lượng khách du lịch, tăng trưởng du lịch, thu nhập từ du lịch, đóng góp của du lịch vào GDP ở các tỉnh vùng Tây Bắc .v.v., không chỉ theo vào từng tỉnh, chia cắt theo địa giới hành chính, mà cần chuyển sang đánh giá, xem xét các chỉ tiêu trên cơ sở từ lợi ích chung của toàn vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả
167

liên kết vùng phát triển du lịch ở các địa phương vùng Tây Bắc như: mức độ tham
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu lưu trữ tại Uỷ ban Dân tộc trực thuộc Chính Phủ Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu hiệu quả một số thuốc BVTV đối với sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở vùng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu về sai sót trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán V Luận văn Kinh tế 0
I Phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường và xây dựng chính sách marketing của Công ty bánh mứt kẹo Luận văn Kinh tế 0
Z Đánh giá kết quả thực hiện công tác năm 2008 của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội với vấn đề thu BHXH và chống thất thu BHXH Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 2
D nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến vấn đề xã hội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu cơ chế chính sách, định hướng đổi mới công nghệ để giảm thiểu khí nhà kính hướng tới nền Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top