daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM .............................................. 9
1.1. Chính sách phát triển du lịch................................................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan....................................................... 9
1.1.2. Chính sách phát triển du lịch .............................................................. 12
1.2. Thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam ............................. 14
1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách phát triển du lịch................................ 14 1.2.2. Các chủ thể tham gia vào công tác thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam............................................................................................. 15 1.2.3. Vai trò của chính sách phát triển du lịch đối với sự phát triển KT - XH ........................................................................................................ 16 1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển du lịch ........ 19 1.2.5. Quy trình cơ bản của việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................ 24 1.2.6. Những yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay ................................................ 27
1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách phát triển du lịch ở một số địa phương và bài học cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ......................... 30 1.3.1. Kinh nghiệm ....................................................................................... 30 1.3.2. Một số bài học cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ........................ 32 Tiểu kết Chương 1............................................................................................. 34

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2019......35 2.1. Tổng quan về điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì ......................................................................................... 35 2.1.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Phú Thọ .................................................... 35 2.1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tiềm năng khai thác du lịch của thành phố Việt Trì ...................................................... 36 2.1.3. Tiềm năng khai thác du lịch của thành phố Việt Trì .......................... 39 2.2. Thực trạng triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019 ............................................................... 45
2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì..................................................................... 45 2.2.2. Phân công, phối hợp thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì .................................................................................. 49 2.2.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì................................................................................................... 52 2.2.4. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì..................................................................... 54
2.3. Nội dung chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019 ............................................................................... 55 2.3.1. Mục tiêu .............................................................................................. 55 2.3.2. Các giải pháp ...................................................................................... 56 2.4. Đánh giá chung về thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019 .................................................... 57 2.4.1. Những kết quả nổi bật......................................................................... 57 2.4.2. Tổng kết, rút kinh nghiệm .................................................................. 63 2.4.3. Những hạn chế, bất cập trong thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì......................................................................................... 66

Tiểu kết Chương 2............................................................................................. 70 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỚI NĂM 2025...................................................... 71
3.1. Quan điểm và mục tiêu về thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì............................................................................ 71 3.1.1. Mục tiêu thực thi chính sách phát triển du lịch tổng quát .................. 72 3.1.2. Mục tiêu thực thi chính sách phát triển du lịch cụ thể........................ 72 3.2. Các giải pháp thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ................................................................. 77 3.2.1. Tăng cường hiệu quả trong thực chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì .................................................................................. 77 3.2.2. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực thi chính sách phát triển du lịch............................................................ 80 3.2.3. Tăng cường nguồn lực phục vụ phát triển du lịch.............................. 83 Tiểu kết Chương 3............................................................................................. 91 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 93

Bảng:
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất trong phục vụ du lịch tại Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019.......................................................................................................... 42 Bảng 2.2: Danh mục các tuyến du lịch đang được khai thác.............................. 51 Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch đến Việt Trì giai đoạn 2015 - 2018 .............. 60
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2015....................... 36 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015........................... 39 Biểu 2.3: Biểu cơ cấu dân số và lao động thành phố giai đoạn 2015 - 2018...... 44 Biểu đồ 2.4: Giá trị tăng thêm trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2018..................... 49 Biểu đồ 2.5. Đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì ........................................................................................ 60 Biều đồ 2.6. Cơ cấu khách du lịch đến thành phố Việt trì năm 2018 ................. 61 Biểu đồ 2.7. Lượt khách quốc tế du lịch lưu trú từ năm 2015 - 2018 tại thành phố Việt Trì ......................................................................................................... 62

1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó được xem là con đường kéo gần khoảng cách con người lại với nhau bất kể về khoảng cách địa lý, văn hóa, tôn giáo. Để từ đó thông qua đi du lịch con người nhận ra được nhiều chân lý sống, học cách thay đổi bạn thân mình, có thời gian đánh giá lại bản thân và nhận ra những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống. Đây là một trong những chiến lược phát triển kinh tế của rất nhiều quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt được mục tiêu này. Những thành tựu mà ngành du lịch của Việt Nam đạt được từ những năm đổi mới đến nay cho thấy, quan điểm định hướng đúng đắn trên ngày càng được hiện thực hóa.
Nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” có bề dày truyền thống lịch sử và văn hiến, nơi các Vua Hùng khởi nghiệp sơn hà, chọn đất đóng đô, lập nên nhà nước Văn Lang- Kinh đô đầu tiên của người Việt. Mỗi địa danh, mỗi tên đất, tên làng của Việt Trì đều gắn với các truyền thuyết lịch sử. Đây là không gian có sự giao thoa, gắn kết của các tầng văn hoá đan xen, đa mầu sắc: Văn hóa Phùng Nguyên (thời kỳ tiền Hùng Vương), văn hóa Đồng Đậu và văn hoá Đông Sơn. Với 2 di sản đã được tổ chức UNESCO ghi danh là văn hóa phi vật thể thay mặt của nhân loại: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát
1

Xoan Phú Thọ”, Việt Trì đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của dân tộc, quy tụ và gắn kết mọi người trong nghĩa đồng bào, trong khối đại đoàn kết khi tất cả các dân tộc trên mọi miền đất nước thờ chung một Quốc Tổ, một cội nguồn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thành phố Việt Trì ngày nay đang tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế của thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, hướng tới mục tiêu xây dựng Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế về du lịch và lợi ích do du lịch đem lại, những năm qua thành phố Việt Trì đã không ngừng cố gắng, nỗ lực phát triển du lịch nhằm đưa du lịch Việt Trì thực sự trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.Các khu, điểm du lịch trọng điểm từng bước được xây dựng như Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương... Một số sản phẩm du lịch như: “City tour Việt Trì”, tour du lịch Hà Nội- Phú Thọ hàng ngày, sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”, tuyến du lịch quốc tế đường sông tham quan và nghe Hát Xoan tại đình Hùng Lô... đang dần thu hút du khách khi đến với vùng Đất Tổ, đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân.
Tuy nhiên, so với tiềm năng, sự phát triển của du lịch Việt Trì vẫn còn nhiều khó khăn, các sản phẩm du lịch, các khu du lịch vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Việc triển khai và ban hành các chính sách đặc thù liên quan đến lĩnh vực du lịch được ban hành còn chưa đồng bộ. Chính việc thực thi chính sách phát triển du lịch chưa được như mong muốn. Đó là một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Trì chưa phát huy hết thế mạnh của mình.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tế
2

thiết thực. Xuất phát từ lý do trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn chuyên ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên bình diện vĩ mô, nghiên cứu về phát triển du lịch và chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam cũng đã được một số học giả tập trung làm rõ. Công trình Du lịch văn hóa của Nguyễn Phạm Hùng (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017); công trình Du lịch Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tiễn của hai tác giả Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018) đã đề cập đến những vấn đề chung về văn hóa, về du lịch, phát triển du lịch; tôn giáo, tín ngưỡng; phong tục tập quán; lễ hội... trong phát triển du lịch. Dù không đề cập trực tiếp đến chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch nhưng những nội dung trình bày trong đó là tài liệu hữu ích cho tác giả luận văn tham khảo.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này còn có thể kể đến một số công trình sau: Phạm Trung Lương (2007) - “Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường”, Tạp chí Du lịch số 7/2007; Lưu Đức Hải (2009) - Phát triển các ngành du lịch trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí số 8 về Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam số 4-2009, Hà Nội... Các công trình này đều khẳng định tầm quan trọng của phát triển du lịch và thực hiện chính sách phát triển du lịch; cho thấy vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế nói chung, và công tác bảo tồn di sản văn hóa nói riêng. Các công trình cũng khẳng định, việc phát triển du lịch cần tránh tình trạng “ăn xổi”, chỉ thấy được cái lợi trước mắt, mà bỏ qua những tác hại sau đó, như vấn đề ô nhiễm môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một trong quá trình thực hiện phát triển du lịch,...
3

Ngoài các công trình trên, đã có một số luận văn cũng đã đề cập đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch, như Khương Thị Hồng Nhung (2016), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sỹ Chính sách công; Lê Thị Khánh An (2017), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thị xã Cửa Lò, tỉnh NghệAn”, Luận văn thạc sỹ Chính sách công...
Ở Phú Thọ, trong một chừng mực nhất định, các nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách phát triển du lịch cũng đã được tập trung làm rõ. Có thể kể đến một số chương trình, công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ như:
Quy hoạch các di tích khảo cổ tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2015 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã đánh giá được thực trạng các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp để bảo tồn và phát triển các di tích trên địa bàn đến năm 2020, là cơ sở để xây dựng hồ sơ và đề nghị công nhận xếp hạng các di tích khảo cổ cấp quốc gia và cấp tỉnh, đồng thời đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích tránh tình trạng bị mai một và xâm lấn. Tuy nhiên, Quy hoạch mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá và định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các di tích khảo cổ, chưa có đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, quy hoạch các di tích; lấy đó là một trong những căn cứ để bảo tồn và phát huy, thu hút khách du lịch.
Chu Thị Thanh Hiền: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Đề tài khoa học 2012): Đề tài đã tập trung nghiên cứu các điều kiện hình thành và phát triển, đồng thời đã đánh giá sơ bộ được hiện trạng cũng như tiềm năng phát triển hình thức du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực hiện và những hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên địa
4

bàn tỉnh do du lịch cộng đồng mang lại, từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đề tài chưa nêu bật được vị trí, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của hình thức du lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, chiến lược một cách hệ thống để phát triển tiềm năng du lịch trong tỉnh.
Nguyễn Thị Thịnh, Ngô Văn Nhuận: Khảo sát thực trạng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp dịch vụ du lịch và đề xuất các giải pháp đào tạo lao động phục vụ việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (Đề tài nghiên cứu khoa học 2012): Đề tài tập trung rà soát, đánh giá thực trạng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy, một trong những huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng với nguồn nước khoáng nóng. Tuy nhiên, cơ bản đề tài mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, thống kê số lượng lao động du lịch trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng lao động, chưa đề xuất được hệ thống các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch trong thành phố nói chung, giải pháp đào tạo nhân lực ngành du lịch nói riêng. Song, những nội dung mà đề tài triển khai là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu luận văn của mình.
Phùng Quốc Việt: Nghiên cứu, kết nối du lịch Phú Thọ với các tuyến du lịch vùng Tây Bắc mở rộng (Đề tài khoa học 2012): Đề tài đã nêu bật được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch và hoạt động du lịch liên vùng, hiện trạng du lịch tỉnh Phú Thọ và vùng Tây Bắc mở rộng (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang), đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp kết nối du lịch Phú Thọ với du lịch vùng Tây Bắc mở rộng; Xây dựng bản đồ các tuyến kết nối (theo tuyến đường
5

giao thông: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không). Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc kết nối liên vùng giữa du lịch Phú Thọ với các tỉnh Tây Bắc, chưa nêu bật được tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ với vị trí là trung tâm của vùng Tây Bắc, chưa đánh giá cụ thể được những tồn tại, hạn chế trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và địa bàn các tỉnh Tây Bắc; từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục để du lịch Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc thực sự là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.
Nguyễn Đắc Thủy: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ (Luận án tiến sĩ 2018): Luận án nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ, từ đó đề xuất một hệ thống các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị của hai di sản này một cách bền vững theo quy định của luật pháp quốc gia, quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di sản của các học giả. Đề tài đã nêu bật được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch và hoạt động du lịch tỉnh Phú Thọ, đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch Phú Thọ.
Với những điều đã trình bày trên, có thể thấy rằng, liên quan đến chủ đề phát triển du lịch Phú Thọ thì đã có nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp, có hệ thống vấn đề thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, các công trình kể trên là tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên trong quá trình thực hiện triển khai luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn, mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng và đề xuất các định hướng, giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch ở thành phố Việt Trì đến năm 2025.
6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì;
Thứ hai, đánh giá thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015- 2019, chỉ ra những ưu điểm và các hạn chế, bất cập trong thực thi chính sách trên địa bàn thành phố Việt Trì;
Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì tới năm 2025.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
*Về mặt không gian: Trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
*Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch từ năm 2015- 2019; xây dựng giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực thi chính sách phát triển du lịch. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các quan điểm khoa học được rút ra từ các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và so sánh: Đề tài đã tiến hành phân tích thực trạng, phân tích số liệu của, đánh giá thực thi chính sách
7

phát triển du lịch tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Việt Trì, từ đó đưa ra các mặt mạnh, hạn chế trong thực thi chính sách của công chức các cơ quan chuyên môn để làm cơ sở đề xuất những giải pháp; số liệu trong đề tài được thu thập qua các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác du lịch và trao đổi với công chức phụ trách công tác du lịch.
Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các thông tin số liệu mới nhất mà tác giả có thể thu thập được từ cácnguồn thông tin đáng tin cậy, từ đó phân tích và rút ra những kết quả đánh giá khách quan, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tiếp theo.
Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Đề tài cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch, thực thi chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ nói chung, ở thành phố Việt Trì nói riêng. Luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị trong việc nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được bố cục thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì tới năm 2025
8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM
1.1. Chính sách phát triển du lịch
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan
1.1.1.1. Du lịch
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornos” - mang nghĩa đi một vòng. Về sau, thuật ngữ “tornos” được dịch sang tiếng Latinh là “tornus” và tiếng Pháp là “tour” có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi.
Khái niệm du lịch đầu tiên được phát biểu tại Anh năm 1811: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữ lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Như vậy, du lịch ban đầu có thể được hiểu là đi đến một địa điểm mới để tìm kiếm sự thư giãn, vui vẻ.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, “Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.
Khoản 1, Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hay kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Luận văn sử dụng định nghĩa của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 để triển khai nghiên cứu. Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, tùy theo cách phân chia. Theo môi trường tài nguyên, hoạt động du lịch được chia làm hai nhóm lớn là du lịch văn hóa và du lịch thiên nhiên. Du lịch văn hóa là khi
9

hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hay hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn. Du lịch thiên nhiên diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người (như du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn...) [23, tr.63]. Ngoài cách phân loại như trên, phân loại theo mục đích hoạt động du lịch thì có thể có du lịch giải trí, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, hay du lịch kết hợp với các hoạt động khác... Có thể thấy rằng, với các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí... thì nhắc đến hoạt động du lịch người ta cũng thường coi đó là ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt như: Nâng cao nhận thức về tự nhiên, về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người; hiệu quả về mặt kinh tế... Chính vì vậy, hoạt động du lịch cần được định hướng phát triển. Ở Việt Nam, trước đổi mới, du lịch được coi là một hoạt động văn hóa xã hội thuần túy, sau đó, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội, từ năm 1986, du lịch được coi là một ngành kinh tế của Việt Nam.
Với tư cách một ngành nghề kinh doanh, hoạt động du lịch, một mặt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho các khu vực có điểm du lịch, tạo sự trao đổi giao lưu văn hóa... Mặt khác, cũng tạo nguy cơ ô nhiễm môi trường; sự phai nhạt bản sắc văn hóa của các cộng đồng có nhiều du khách đến thăm, sự quá tải về cơ sở hạ tầng... Chính vì lý do đó, hoạt động du lịch cần được định hướng phát triển.
1.1.1.2. Khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Khách du lịch là người đi du lịch hay kết hợp với đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hay hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Theo đó, với những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ dưới 24 giờ cũng được coi là khách du lịch.
10

Theo điều 10, chương II, Luật Du lịch 2017, khách du lịch được phân thành khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. “Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. “Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
1.1.1.3. Phát triển du lịch
Phát triển du lịch là một tất yếu khách quan, gắn với quá trình phát triển của đời sống KT - XH và con người bởi khi con người đã thỏa mãn nhất định nhu cầu ăn, mặc, ở, họ có thời gian rảnh rỗi và có điều kiện đi đây đi đó để cảm nhận được vẻ đẹp của các vùng đất, các nền văn hóa khác nhau...
Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, Nghị quyết khẳng định, phát triển du lịch đã, đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam [5,tr.1].
Như vậy có thể nhận thấy, phát triển du lịch là sự phát triển, một mặt, đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - xã hội; mặt khác là đảm bảo việc bảo vệ môi trường. Đây là điều mà ngày nay người ta hay gọi là sự phát triển du lịch bền vững - sự phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng phát triển du lịch trong tương lai.
Điều 4, Luật Du lịch năm 2017 quy định nguyên tắc phát triển du lịch như sau:
11

“1. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.
2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.
3. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
4. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
5. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch”.
1.1.2. Chính sách phát triển du lịch
1.1.2.1. Chính sách
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [31,tr.475].
Cụm từ “chính sách” khi gắn việc thực hiện chức năng, vai trò của nhà nước được gọi là chính sách công. Thuật ngữ “chính sách” sử dụng trong luận văn này được hiểu là chính sách công. Theo đó, chủ thể ban hành chính sách, mục đích tác động của chính sách và vấn đề chính sách hướng tới giải quyết đều gắn với chủ thể ban hành của nó, đó là Nhà nước.
1.1.2.2. Chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của Nhà nước nhằm giải quyết các
12

vấn đề trong phát triển du lịch; qua đó, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển du lịch của đất nước nói chung; các vùng miền, lĩnh vực du lịch nói riêng.
Khi đề cập đến chính sách phát triển du lịch, chúng ta thường đề cập đến các nội dung cơ bản sau:
Phạm vi và đối tượng của chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch được Nhà nước ban hành hướng đến giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch Việt Nam. Khi chính sách được ban hành sẽ có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển du lịch trong phạm vi toàn quốc hay ở những phạm vi vùng miền, lĩnh vực.
Mục tiêu của chính sách phát triển du lịch
Về cơ bản, việc đề ra chính sách phát triển du lịch, ngoài thực hiện một mục tiêu cụ thể nào đó thì cần đạt được mục tiêu chung là phát triển du lịch Việt Nam. Do đó, để thực hiện được mục tiêu chung, trước hết chính sách phát triển du lịch cần đạt được mục tiêu cụ thể. Điều này có nghĩa là, việc đề ra và thực hiện chính sách du lịch, dù ở phạm vi vi mô, thì cũng cần có sự thống nhất với các chính sách phát triển du lịch chung khác, với các chính sách khác, để tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Giải pháp của chính sách phát triển du lịch
Trên cơ sở mục tiêu của chính sách phát triển du lịch, Nhà nước cũng đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu chính sách trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và các nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, vì mục tiêu của chính sách phát triển du lịch thể hiện ở các cấp độ khác nhau nên các giải pháp của chính sách phát triển du lịch cũng được điều chỉnh và cụ thể hóa cho phù hợp với từng đối tượng, từng vùng, từng địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.
13

Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển du lịch
Trên cơ sở mục tiêu và giải pháp đã được xác định, các nguyên tắc chỉ đạo được thực hiện mục tiêu sẽ được xây dựng. Nguyên tắc chỉ đạo có vai trò quan trọng nhằm hiện thực hóa các chính sách và đảm bảo việc thực hiện chính sách thành công.
Nguồn lực thực hiện chính sách phát triển du lịch
Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì chính sách sẽ không thể thực hiện được một cách hiệu quả nếu như nguồn lực thực hiện chính sách không được tính toán một cách chính xác, kỹ lưỡng. Nguồn lực ở đây có thể là nhân lực, cũng có thể là tài chính.
Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách phát triển du lịch
Cần xác định cụ thể đâu là cơ quan, cá nhân quản lý việc thực hiện chính sách phát triển du lịch và đâu là cơ quan, cá nhân triển khai các hoạt động cụ thể của chính sách này.
Thời gian triển khai chính sách phát triển du lịch
Bất cứ chính sách nào cũng phải xác định phạm vi thời gian. Có những chính sách dài hạn, có chính sách ngắn hạn, hay trung hạn. Trên cơ sở xác định phạm vi thời gian, chúng ta sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện hợp lý.
1.2. Thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách phát triển du lịch
Thực thi chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch đối với những đối tượng cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Việc thực hiện chính sách phát triển du lịch đảm bảo tuân theo chu trình thực hiện chính sách nói chung.
14

1.2.2. Các chủ thể tham gia vào công tác thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam
Thứ nhất, chủ thể tham gia thực thi chính sách phát triển du lịch:
HĐND các cấp: Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND các cấp xem xét các dự án chính sách trong đó có chính sách phát triển du lịch mà UBND trình, triển khai nghiên cứu và hiện thực hóa thành Nghị quyết của HĐND.
UBND các cấp: Với vị trí là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND vừa là cơ quan ban hành chính sách nhưng cũng đồng thời là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch ở địa phương. UBND ban hành Quyết định cụ thể hóa Nghị quyết của HĐND.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện: Với vị trí là cơ quan tham mưu cho UBND, các Sở, ban ngành theo sự phân công, phối hợp theo quy định, trình UBND thành phố đề án, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch.
Thứ hai, chủ thể tham gia phối hợp thực thi chính sách phát triển du lịch:
Các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vận động quần chúng nhân dân tham gia vào thực thi chính sách phát triển du lịch một cách tích cực; nâng cao sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, trong đó có niềm tin vào việc xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách phát triển du lịch.
Các hiệp hội nghề nghiệp - xã hội du lịch: Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các hiệp hội du lịch ở các tỉnh, thành phố chính là cầu nối của cơ quan quản lý du lịch xuống các đơn vị doanh nghiệp; giúp cho việc triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch được diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
MỞ ĐẦU



KẾT LUẬN

Phát triển du lịch hiện nay là vấn đề đang được Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Du lịch ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với với sự phát triển KT- XH. Để có thể phát triển du lịch một cách hiệu quả cần có một chính sách phát triển du lịch chất lượng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực thi chính sách phát triển du lịch có tầm quan trọng đặc biệt.

Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những phân tích, tổng hợp trong những năm qua cho thấy, việc thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố Việt Trì đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển du lịch của Thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình này còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, để có thể phát triển hơn nữa du lịch của thành phố Việt Trì, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố, nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm của chính sách cũng như khắc phục, hạn chế những tồn tại của chính sách. Đó là nâng cao năng lực và hiệu quả trong thực thi chính sách phát triển du lịch; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực thi chính sách phát triển du lịch; Tăng cường nguồn lực phục vụ phát triển du lịch. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này là một trong những cơ sở để xây dựng du lịch Thành phố trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Việt Trì trở thành “Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top