daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại chi cục hải quan cửa khẩu lao bảo - Cục hải quan tỉnh Quảng Trị


LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hóa và phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế tại nhiều vùng miền trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đang thực hiện định hướng xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu và tham gia hội nhập sâu hơn về mọi mặt với khu vực và thế giới. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam. Kinh ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, các loại hình xuất nhập khẩu ngày càng phong phú, đa dạng. Để đáp ứng, theo kịp dòng chảy hội nhập thì Hải quan cần đổi mới, hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa đảm bảo thực hiện thông suốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải Quan. Thủ tục xuất nhập khẩu hiệu quả đóng vai trò then chốt trong tạo thuận lợi cho thương mại và tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hải quan phải thực hiện là Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; mà tỉ trọng chủ yếu là thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Chính vì thế quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại rất quan trọng. Nó có nhanh chóng, thuận tiện, chính xác hay không ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
Chi cục Hải quan Lao bảo - Cục Hải quan Quảng Trị là một chi cục tại cửa khẩu Quốc tế. Đây là một cửa khẩu trọng điểm nằm trên “hành lang kinh tế Đông Tây” với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu kinh doanh tương đối lớn ở khu vực Miền Trung -Tây Nguyên.
Chính vì vậy tui đã chọn đề tài “quy trình thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại” thực tập tại đội nghiệp vụ thuộc chi cục Hải quan Lao bảo - Cục hải Quan Quảng Trị.
Một thực tế diễn ra là các chính sách pháp luật liên quan đến quy trình thường xuyên thay đổi. Khi học tập tại trường học theo một văn bản và khi thực tập đã có văn bản mới hướng dẫn và những văn bản mới đó lại có những điểm khác biệt với văn bản cũ . Ví dụ: thông tư 112/2005/ TT-BTC được thay bằng thông tư 79/2009/TT-BTC; quyết định 874/TCHQ ban hành quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thay bằng quyết định 1171/TCHQ …Vì vậy với bài cáo này tui thực hiện trên các văn bản mới cập nhập dựa trên các kiến thức căn bản đã được học tại trường.
Qua quá trình thực tập và viết báo, mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn có những thiếu sót. Mong quý thầy cô và các anh chị cán bộ công chức Hải quan sửa chữa bổ sung để bài báo cáo hoàn được tốt hơn./



MỤC LỤC

Lời cám ơn
Lời nói đầu
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ NÉT VỀ CHỦ ĐỀ

1. VÀI NÉT VỀ CHỦ ĐỀ
1.1 Tầm quan trọng của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại: 7
1.2 Những hạn chế của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại hiện nay 8
1.2.1 Những hạn chế của quy trình thủ tục hải quan truyền thống 8
1.2.2 Hạn chế của quy trình thủ tục hải quan điện tử 8
1.3 Mục tiêu của bài báo cáo 9
1.4 Nguồn dữ liệu 10
1.4.1 Nguồn dữ liệu thực tế 10
1.4.2 Các tài liệu tham khảo khác 13
1.5 Bố cục bài báo cáo gồm có 04 chương 13
1.6: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.6.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. 15
1.6.2 Quy trình nghiệp vụ của công chức Hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại hiện hành. 17
1.6.2.1 Công việc của công chức bước 1 17
1.6.2.2 Công việc của công chức bước 2 18
1.6.2.3 Công việc của công chức bước 3 18
1.6.2.4 Công việc của công chức bước 4 18
1.6.2.5 Hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại: 19
Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI ĐỘI NGHIỆP VỤ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU LAO BẢO – CỤC HẢI QUAN QUẢNG TRỊ
2.1 Giới thiệu khái quát Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo 22
2.1.1 Lịch sử ra đời 22
2.1.2 Vị trí địa lý: 24
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 25
2.1.4 Sơ đồ tổ chức. 26
2.2 Kết quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị năm 2007, 2008, 2009, Quý 1 năm 2010. 28
2.2.1 Kết quả chung: 28
2.2.2 Đánh giá số liệu về tình hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại làm thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị năm 2007, 2008, 2009, Quý 1 năm 2010. 31
2.3 Quy trình thủ tục Hải quan thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. 32
2.3.1 Thực tế áp dụng quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. 32
2.3.2 Ví dụ thực tế về thực hiện quy trình đối với lô hàng nhập kinh doanh của doanh nghiệp …………. 48
2.3.3 Giới thiệu về mô hình “ Kiểm tra một cửa, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) - Densavanh (CHDCND Lào). 49
2.3.3.1 Giới thiệu Hiệp định GMS và mô hình kiểm tra “1 cửa 1 điểm dừng” 49
2.3.3.2 Nét đặc trưng của mô hình kiểm tra “1 cửa 1 điểm dừng” 50
2.3.3.3 Kết quả triển khai thực hiện: 51
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Ý kiến nhận xét về tồn tại – khó khăn và một số giải pháp 55
3.2 Kết luận chung 57








Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ NÉT VỀ CHỦ ĐỀ






1.1 Tầm quan trọng của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại:
Toàn cầu hoá và sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhiều vùng trên thế giới. Trong thập kỷ vừa qua, thương mại thế giới đã tăng trưởng nhanh gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP thế giới. Cùng với nó là sự tăng lên không ngừng về số lượng của như giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau. Chính vì thế mà quy trình thủ tục Hải quan luôn đóng một vai trò then chốt ở nước ta với những nhiệm vụ nó phải thực hiện. Và nhất là đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại, đối tượng chiến trên 70% tổng khối lượng xuất nhập khẩu. Tầm quan trọng của nó đưqợc thể hiện qua một số điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thực hiện chức năng thu thuế Hải quan và các loại thuế khác đánh trên hàng nhập khẩu và trong một số trường hợp trên hàng xuất khẩu. Ở nước ta, nguồn thu Hải quan vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thu ngân sách quốc gia. Hải quan với quy trình của mình là tổ chức có vị trí thích hợp để tiến hành thu thuế có kết quả đối với hàng nhập khẩu, đồng thời cũng đóng vai trò chính trong tính mức hoàn thuế cho hàng xuất khẩu.
Thứ hai, thực hiện quy trình thủ tục Hải quan cung cấp chính xác và kịp thời nguồn dữ liệu thương mại quốc gia. Dữ liệu do hãng vận tải và doanh nghiệp xuất nhập khẩu cung cấp trong tờ khai Hải quan tại thời điểm xuất nhập khẩu là nguồn dữ liệu cơ sở tạo dựng nên dữ liệu thống kê thương mại quốc gia. Qua đó hỗ tợ các cơ quan thống kê trung ương, ngân hàng trung ương, Bộ tài chính và các bộ ngành khác trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ, thương mại, vận tải, du lịch và các chính sách kinh tế quốc gia khác.
Thứ ba, đảm bảo một “sân chơi bình đẳng” cho thương mại và kinh doanh. Thực hiện tốt quy trình thủ tục Hải quan sẽ đảm bảo áp dụng nhất quán thuế nhập khẩu đối với mọi doanh nghiệp nhằm ngăn chặn bóp méo kinh tế. Đảm bảo hàng hoá nhập khẩu không bị phân loại sai, khai tăng hay giảm trị giá hoá đơn hay được áp dụng mức thuế ưu đãi theo xuât xứ hay theo các căn cứ khác. Đồng thời ngăn chặn hàng hoá nhập lậu vào trong nước. Thêm vào đó là sự đảm bảo áp dụng công bằng các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tránh tình trạng doanh nghiệp được miền giảm thuế và hưởng lợi thuế không thoả đáng trên thị trường. Ngoài ra, nó còn bảo vệ lợi ích thương mại của chủ sở hữu thương hiệu và bản quuyền thông qua việc ngăn chặn và bắt giữ tại biên giới các mặt hàng bị làm giả vi phạm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, tạo “phòng tuyến” bảo vệ xã hội tuyến đầu. Nó ngăn chặn vận chuyển các chủng loại hàng hoá nguy hại và không an toàn qua biên giới bao gồm hàng hoá nhãn hiệu/bao gói không đúng quy cách hay xác định bởi các cơ quan y tế, nông nhiệp, ngư nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng,...là không an toàn cho tiêu dùng.
Thứ năm, Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp . Quy trình thủ tục hải quan cần đổi mới, áp dụng hiệu quả quản lý rủi ro để có thể duy trì sự cân đối giữa một bên là tạo thuận lợi cho thương mại và một bên là thi hành pháp luật trong thu thuếvà bảo vệ xã hội.
1.2 Những hạn chế của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại hiện nay
1.2.1 Những hạn chế của quy trình thủ tục hải quan truyền thống
2 Khai báo thông tin tờ khai, hồ sơ: Doanh nghiệp nhận phiếu tiếp nhận, mang hồ sơ, tờ khai đến cửa khẩu, lấy số thứ tự, xếp hàng chờ đến lượt làm thủ tục. Gây mất thời gian, thời gian thông quan không được nhanh chóng.
2 Nộp, xuất trình hồ sơ, chứng từ: toàn bộ hồ sơ (100%) đối với những trường hợp luồng xanh thì không cần thiết, làm tăng chi phí photo và sao y chứng từ.
2 Địa điểm làm thủ tục tại các chi cục hải quan gây mất thời gian đi lại, chờ đợi. Với một số trường hợp vẫn có thể khai ngay tại doanh nghiệp không cần tới trực tiếp chi cục Hải quan.
2 Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều lô hàng ở nhiều cửa khẩu thì phải đến từng chi cục để xuất trình hồ sơ, cần nhiều người để làm thủ tục tại từng cửa khẩu. Gây tốn kém về thời gian, nguồn lực, tiền bạc.
2 Nộp lệ phí hải quan: Nộp từng tờ khai gây mất thời gian chờ đợi viết biên lai, nộp tiền.
2 Mức độ kiểm tra hàng hóa cao, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa trên 50%, không tiết kiệm được thời gian, chi phí và thông quan nhanh hàng hoá.
2 Vấn nạn tham nhũng, cửa quyền tại nơi làm việc của Hải quan vẫn còn mặc dù đã giảm đáng kể thông qua hiện đại hoá cách thức làm việc, áp dụng các phương pháp phòng chống tham nhũng.
1.2.2 Hạn chế của quy trình thủ tục hải quan điện tử
Theo các doanh nghiệp, cơ bản thủ tục hải quan điện tử đáp ứng được yêu cầu thông quan nhanh hàng hóa do quy trình thủ tục đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Vì vậy, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực, tạo được sự chủ động và cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Việc khai báo hải quan điện tử ít sử dụng giấy tờ mẫu biểu hơn, việc lưu trữ số liệu, hồ sơ dễ dàng, thuận tiện.Tuy nhiên, việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia khai báo điện tử nên hệ thống mạng kết nối với trung tâm dữ liệu dễ tắc nghẽn. Hạn chế về tốc độ xử lý của hệ thống còn nhiều bất cập. Hệ thống mạng hải quan điện tử hiện chưa kết nối với các tổ chức thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng... Vì vậy, nhiều khâu vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công dẫn tới ùn tắc, chậm trễ thời gian giấy tờ do khâu chuyển tiếp bàn giao chứng từ.
Doanh nghiệp thường vướng khâu phản hồi thông tin nộp thuế do thông tin khâu kết nối giữa ngân hàng, kho bạc và Hải quan..
Thứ hai, mức độ xử lý tự động của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa thực hiện được hoàn toàn các khâu trong quá trình ra quyết định thông quan, vẫn cần có sự tham gia của công chức hải quan vào việc kiểm tra chính sách mặt hàng, phân luồng, tính thuế, hoàn thuế…
Thứ ba, mặc dù hiện giờ thủ tục hải quan đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các bên tham gia nhưng mức độ điện tử hoá chưa được như dự kiến ban đầu. Hiện nay mới điện tử hoá được các chứng từ thuộc quản lý của cơ quan Hải quan, còn những chứng từ thuộc sự quản lý của các ngành khác như giấy phép của các Bộ, ngành, giấy chứng nhận xuất xứ nhập khẩu, giấy nộp tiền vào Kho bạc (chứng từ nộp thuế); giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm)… vẫn chưa điện tử hoá được. Hệ quả là hồ sơ điện tử mới điện tử hoá được một phần, kéo theo thủ tục hải quan điện tử chưa thể hiện được đúng bản chất.
Thứ tư, đối tượng tham gia thực hiện thí điểm mới chỉ là các doanh nghiệp được lựa chọn theo tiêu chí của Hải quan, do đó vẫn hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia. Điều này có mặt tích cực là giúp cho việc thí điểm đạt kết quả tốt, nhưng không tạo hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan ngôn luận trên cả nước, vì thế, không nhận được sự ủng hộ cao và đánh giá đúng về hiệu quả của thủ tục hải quan điện tử.
Thứ năm, thủ tục hải quan điện tử mới chỉ thực hiện đối với 3 loại hình thủ tục và 1 chế độ quản lý hải quan (hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, hàng hoá gia công, hàng hoá nhập sản xuất xuất khẩu và hàng hoá chuyển cửa khẩu) nên chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu thưc hiện thủ tục hải quan của đa số doanh nghiệp bởi hoạt động xuất nhập khẩu trên thực tế liên quan đến nhiều loại hình quản lý của hải quan, dẫn đến một doanh nghiệp không thể hoàn toàn thực hiện thủ tục hải quan điện tử mà vẫn phải thực hiện thủ tục hải quan truyền thống đối với những loại hình chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
1.3 Mục tiêu của bài báo cáo
Bài báo cáo hoàn thành đó là sự kết hợp giữa lý thuyết đã tiếp thu trong quá trình học tập tại trường và thực hành tại đơn vị thực tập. Đó cũng là kết quả tổng hợp từ kiến thức đã được đào tạo với công việc thực tế. Mặc dù các kiến thức đã được đào tạo ở chuyên nghành Hải quan là rất nhiều song tui chỉ chọn một mảng nghiệp vụ làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu và thực tập tại đội nghiệp vụ thủ tục Hải Quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu. Cụ thể ở đây là quy trình nghiệp vụ thủ tục Hải quan mà công chức Hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Bài báo cáo cần đảm bảo mục tiêu ở hai mặt là mặt lượng và mặt chất.
Mặt lượng:
- Tổng hợp được các kiến thức đã học một cách tổng thể về quy trình thủ tục hải quan, nghiệp vụ kiểm tra giám sát thủ tục Hải quan và các kiến thức liên quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
- Đảm bảo được việc kiểm tra, đối chiếu, áp dụng và liên hệ của những kiến thức đã được học về thủ tục Hải quan với công việc thực tế của công chức Hải quan. Qua đó cũng cố vững chắc kiến thức và nghề nghiệp của mình.
- Cập nhập được các quy định hiện hành, các văn bản bản đã thay đổi đang được áp dụng thực tế liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
- Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện thủ tục hải quan của các lô hàng xuất nhập khẩu thương mại tại cửa khẩu Lao bảo Quảng trị.
Mặt chất:
- Đánh giá, so sánh được sự giống và khác nhau giữa thực tiễn và lý thuyết của quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
- Đảm bảo được yêu cầu chung của báo cáo, đảm bảo tính hiện thực, chính xác, tính lý luận, tính độc lập và nhất là không xa rời đề tài của báo cáo.
- Các văn bản cập nhập cần phù hợp với thời gian và tập trung vào đề tài thực tập.
1.4 Nguồn dữ liệu
1.4.1 Nguồn dữ liệu thực tế
- Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 12/7/2001 và Luật hải quan sửa đổi số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội (viết tắt là Luật Hải quan số 29).
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội (viết tắt là Luật Quản lý thuế số 78).
- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội (viết tắt là Luật thuế GTGT số 13).
- Do đang bước đầu triển khai mô hình thí điểm kiểm tra hải quan “1 cửa 1 điểm dừng” nên cơ sở vật chất, chính sách, luật pháp, quy trình thủ tục,… chưa được trang bị đầy đủ, hoàn thiện, đã ảnh hưởng lớn đến kết quả triển khai thực hiện. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính tại cửa khẩu Đensavanh – Lào còn chậm, có đến 14 cơ quan tham gia trực tiếp vào công tác quản lý đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải và hành khách XNC;
- Sự phối hợp giữa các lực lượng trên cửa khẩu chưa cao. Theo nguyên tắc lực lượng Kiểm dịch phải kiểm tra phương tiện trước khi vào khu vực trong cửa khẩu, lực lượng Bộ đội Biên phòng kiểm tra hành khách xuất nhập cảnh, lực lượng Hải quan kiểm tra phương tiện và hàng hóa. Nhưng rất nhiều lúc khi phương tiện vào khu vực kiểm tra Hải quan trong khi Hải quan đang kiểm tra thì cả Biên phòng, Kiểm dịch cũng ra kiểm tra, đặc biệt là lực lượng Bộ đội Biên phòng. Điều này gây rất nhiều phiền toái cho người điều khiển phương tiện cũng như tạo lên hiện tượng căng thẳng, “hình sự hóa” cho người điều khiển phương tiện.
1 Về nhân lực:
- Chực thực sự hợp lý và chuyên môn hóa.
- Còn thiếu nhận sự cho việc phúc tập hồ sơ, chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo của chương trình “một cửa - một điểm dừng”
2 Về cơ sở vật chất:
- Thiếu các trang thiết bị hiên đại cho công tác kiểm hóa và giám sát kiểm tra
- Hệ thống thực hiện thủ tục chưa được nhanh và thông suốt, đồng bộ.
5 Từ những khó khăn trên có thể đưa ra một số giải pháp như sau:
6 Giải pháp chung:
- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thực tế hàng hóa;
- Đề xuất trang bị đầy đủ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra thực tế hàng hóa;
- Kịp thời đề xuất các vướng mắc về chế độ chính sách, hoàn thiện khung pháp lý có liên quan đến công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, đảm bảo khách quan, minh bạch, phù hợp với luật pháp quốc tế;
- Tập trung chú trọng công tác thu thập xử lý thông tin, áp dụng có hiệu quả công tác quản lý rủi ro vào nghiệp vụ kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm hàng hóa;
- Tiếp tục đề xuất giải quyết các vướng mắc, hạn chế trong mô hình kiểm tra hải quan “1 cửa 1 điểm dừng” và chuẩn bị thật kỹ để tiến hành thực hiện giai đoạn 2 của mô hình.
2 Giải pháp cụ thể:
@ Về con người:
- Thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ, tư cách của người cán bộ công chức hải quan trong giai đoạn mới. Thường xuyên cử các cán bộ công chức đi học tập, đào tạo nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu để có kiến thức chuyên ngành và nắm bắt những đổi mới trong công tác; Khuyến khích cán bộ, nhân viên thường xuyên tự học tập, học thêm ngoại ngữ (tiếng Lào, tiếng Thái);
- Bố trí phù hợp các công chức vào đúng vị trí theo đúng chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm thực hiện;
@ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật:
- Đề xuất trang bị 01 máy soi container, hệ thống camera để giám sát hoạt động chung tại cửa khẩu;
- Thường xuyên chú trọng kiểm tra theo dõi, nâng cấp hệ thống mạng để đảm bảo sự hoạt động liên tục, tránh các sự cố liên quan ngẽn mạng, rớt mạng;
- Kịp thời xây dựng địa điểm kiểm tra chung tại cửa khẩu Lao Bảo để đảm bảo công tác kiểm tra chung được thuận lợi, theo đúng lộ trình.
@ Về chế độ, chính sách, pháp luật:
- Tiếp tục thực hiện áp dụng có hiệu quả quy trình ISO vào công tác nghiệp vụ hải quan, kiểm tra thực tế hang hóa;
- Đề xuất giải quyết kịp thời các vướng mắc về khai hải quan từ xa, khai hải quan điện tử để chuẩn bị áp dụng mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục.
@ Về mô hình kiểm tra hải quan “1 cửa 1 điểm dừng”:
- Kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trao đổi với Tổng cục Hải quan Lào để cùng ban hành quy trình thủ tục thực hiện kiểm tra hải quan 1 lần tại cửa khẩu Lao Bảo – Đensavanh nhanh chóng nhằm thực hiện thống nhất giữa hai bên;
- Kiến nghị Tổng cục Hải quan Việt Nam trao đổi với Tổng cục Hải quan Lào cùng kiến nghị Bộ Bưu chính viễn thông Lào và Bộ Thông tin truyền thông Việt Nam cho phép nối mạng thông tin giữa cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu Đensavanh để thực hiện công tác quản lý rủi ro giai đoạn 2 đạt kết quả;
- Đề nghị phía nước bạn Lào rút bớt lực lượng tham gia công tác quản lý hàng hóa, phương tiện, hành khách tại cửa khẩu Đensavanh, tránh thủ tục phiền hà vì hiện nay tại cửa khẩu có 14 cơ quan;
- Bổ sung đủ biên chế cho lực lượng hải quan cửa khẩu Lao Bảo để triển khai thực hiện giai đoạn 2.
3.2 Kết luận chung
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một tất yếu khách quan của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Cải cách và hiện đại hoá thủ tục hải quan đang được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hết sức quan tâm nhằm đảm bảo thông quan nhanh chóng khối lượng hàng hoá đang ngày càng tăng nhanh tại cửa khẩu, hạn chế tối đa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, tránh thất thu thuế cho nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cửa khẩu Lao Bảo với vai trò, vị trí là một cửa khẩu đường bộ quốc tế, chốt giao thông quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đang được nhà nước đầu tư xây dựng để trở thành một cửa khẩu đường bộ quốc tế kiểu mẫu ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN.
Cùng với mục tiêu chung của toàn Cục Hải quan: “Đổi mới, kỷ cương, chính quy, chuyên nghiệp, và hiện đại hóa hải quan”, với truyền thống là đơn vị lá cờ đầu của Cục, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã xác định trong thời gian tới tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hải quan nói chung, công tác kiểm tra thực tế hàng hóa nói riêng, tiến tới hiện đại hóa công tác kiểm tra góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ, trước hết Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo phải không ngừng đổi mới tư duy, hành động với trình độ chuyên môn hoá cao, tạo ra một tập thể đoàn kết nhất trí, có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng; tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị để dành mọi sự ưu tiên tập trung xây dựng cửa khẩu Lao Bảo đẹp về hình thức, chất lượng về nội dung, mọi hoạt động về thủ tục hải quan được hiện đại hoá; chú trọng đề xuất hoàn thiện, nội luật hoá các thoả thuận, cam kết giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Lào tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động thực tiễn của Hải quan 2 nước nói chung và Hải quan 2 cửa khẩu Lao Bảo và Đensavanh nói riêng; Bên cạnh đó, việc áp dụng có hiệu quả quy chế phối kết hợp giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu Lao Bảo cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Có thể nói rằng, trong thời gian tới, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hải quan sẽ gặp không ít khó khăn, thử thách vì đây vừa là điều kiện khách quan nhưng cũng vừa là nhân tố chủ quan trong điều kiện nước ta tham gia ngày càng sâu rộng trong nền kinh tế khu vực. Tóm lại, việc cải cách hành chính ngày càng bức thiết, thực hiện đúng thủ tục hải quan không chỉ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới./
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top