daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi

êu kết quả tìm hiểu thực tế của trường nơi thực tập.

1

`1.1. Tìm hiểu khái quát tình hình địa phương nơi trường đóng.
- Trường được xây dựng vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877. Lúc đầu
trường có tên Collège Chasseloup Laubat. Sau năm 1954 trường mang tên Jean
Jacques Rousseau do người Pháp quản lý. Đến năm 1967, trường được trả lại cho

người Việt Nam và trở thành trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Sau 1975 trường
được mang tên Trường Trung Học Phổ Thông Lê Quý Đôn.
- Trường Trung Học Cơ Sở Lê Quý Đôn chính thức được thành lập kể từ năm
học 1980 -1981 và được tách ra từ trường Trung Học Phổ Thông Lê Quý Đôn.
Trường nằm giữa 2 con đường Võ Văn Tần và Lê Quý Đôn là nơi đã chứng kiến sự
hình thành và phát triển của một ngôi trường tính đến nay dã tròn 137 năm tuổi.
- Sau 34 năm (tính từ lúc lấy tên trường Trung Học Cơ Sở Lê Quý Đôn đến
nay) là một chặng đường dài đầy cam go thử thách đối với sự đi lên của một ngôi
trường và những cá nhân và sự lãnh đạo sáng suốt đã đưa trường trở thành bậc
nhất trên Thành Phố Hồ Chí Minh và rộng hơn là toàn lành thổ Việt Nam và một số
nước trong khu vực.
1.2. Đặc điểm, tình hình các mặt hoạt động giáo dục của trường THCS
1.2.2 Hệ thống tổ chức của trường, công tác quản lý việc giảng dạy- học tập, nhiệm
vụ năm học, những hoạt động chính của trường


Tình hình hoạt động giáo dục của trường THCS:

- Thực hiện đúng mục tiêu của bộ giáo dục.
+ Về trí lực trường có đội ngũ tập thể thầy cô giàu kinh nghiệm và hết
lòng tận tâm với học sinh.
+ Trường được đầu tư nhiều giáo viên dạy giỏi và có một vị trí tốt trong
quận 3.
+ Hiệu suất đào tạo đạt kết quả, chất lượng trên 90%.
+ Tuyển sinh vào lớp 10 đạt được các nguyện vọng của các trường
chuyên, trường năng khiếu, trường cấp III phổ thông trung học trên 90%.

2

2



Tìm hiểu đặc điểm, tình hình các mặt hoạt động giáo dục của



trường:
 Hệ thống tổ chức của trường:

Hội đồng Liên Tịch – Hội đồng tư vấn nhà trường gồm:


Ông Đoàn Hữu Khánh – Hiệu trưởng.



Hiệu phó chuyên môn: Vũ Văn Xuân.



Hiệu phó cơ sở vật chất và phong trào kiêm phó bí thư chi bộ:
Phạm Ngọc Đào.



Công đoàn: Phạm Thị Anh Ngiêm.



Bí thư chi đoàn: Trần Ngọc Lân.




Giám thị gồm
1.
2.
3.
4.

Lê Hữu Thọ.
Nguyễn Trọng Nhân.
Nguyễn Thị Bình.
Nguyễn Ngọc Tuấn.

*7 tổ.
Cô Nguyễn Minh Lý– Tổ trưởng Tổ Ngữ văn.






Thầy Trần Hữu Thắng– Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ (Anh ngữ, Nhật Ngữ).
Cô Nguyễn Thị Hạnh– Tổ trưởng Tổ Sử - Địa – GDCD.
Cô Võ Thị Kim Anh– Tổ trưởng Tổ Công nghệ - Văn Thể Mĩ.

- Nhà trường gồm có 98 giáo viên, công nhân viên 26, đảng viên 17, đoàn viên
23.
Cơ sở vật chất:
- Trường được xây dựng với cơ sở vật chất rất hiện đại. Lớp học được trang

bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy, tiện nghi, có nhiều phòng đa năng, 3 phòng vi
tính, thư viện và các phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh mới được xây dựng ở khu D.
- Trường gồm 4 khu: A, B, C, D, căn tin, các nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ
ở mỗi dãy. Hầu hết mỗi lầu đều có bố trí nước uống cho học sinh tạo điều kiện cho
các em học tập và sinh hoạt tốt hơn. Việc sắp xếp bố trí phòng làm việc phục vụ
cho việc giảng dạy tương đối tiện lợi và thông thoáng.

3

3


- Cổng trường và khu vực trước trường được đảm bảo sạch sẽ và an toàn
giao thông. Trường duy trì tốt môi trường xanh, sạch đẹp. Thực hiện treo cờ nước
thường xuyên, gần ngay cột cờ có tượng đài nhà bác học vĩ đại Lê Quý Đôn.
- Cảnh quan sân trường thoáng mát, các cây được trồng lâu năm có tán lá
rộng, che bớt ánh nắng cho sân trường, giúp cho các em học sinh thuận lợi để học
thể dục dưới sân trường cũng như có nơi giải trí sau giờ học.


Các hoạt động của nhà trường:

- Đội ngũ thầy, cô giáo nhiệt tình công tác, chất lượng giảng dạy ngày càng
được nâng cao, trình độ chuyên môn đủ chuẩn để đứng lớp theo quy định. Phương
châm dạy học của tất cả các thầy cô là: “Tất cả vì học sinh thân yêu của chúng ta”.
- Phối hợp với việc dạy học của các thầy cô giáo trong trường là sự quản lý
chặt chẽ và nghiêm khắc của các thầy giám thị. Chính vì thế mà các lớp của các khối
học luôn có sự ổn định trong tổ chức và nghiêm túc trong học tập. Ban giám hiệu
đoàn kết nhất trí có trách nhiệm trong công tác quản lý.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học đảm bảo phục vụ cho nhu cầu

giảng dạy, thay sách giáo khoa cho 4 khối lớp. Công tác xã hội hóa giáo dục luôn
được xem trọng, là nguồn lực hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để nhà trường làm
tốt việc giáo dục học sinh. Chính quyền địa phương, hội phụ huynh học sinh, ban
khuyến học luôn hỗ trợ nhiệt tình cho nhà trường trong các mặt hoạt động.
- Học sinh của trường đa số là con em cán bộ, công nhân viên chức nhà nước,
điều kiện gia đình khá giả nên các em được chăm lo và giáo dục rất tốt. Phụ huynh
rất quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình và thường xuyên liên lạc với nhà
trường để theo dõi việc học tập của các em.
- Bên cạnh việc học, các em học sinh cũng rất nhiệt tình, hăng hái tham gia
các phong trào Đoàn, Đội. Mỗi tuần, các em đều tham gia đầy đủ viết bài thi trên
báo Khăn Quàng Đỏ. Các em cũng rất nhiệt tình tham gia đóng góp để xây dựng
nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với Cách mạng, gây quỹ hỗ trợ cho các
bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường và ở các trường bạn, nhiệt tình ủng hộ
quỹ từ thiện giúp đỡ những bạn học sinh nhà nghèo, vượt khó, kế hoạch nhỏ.

4

4


- Trường còn có cả một đội ngũ hùng mạnh những học sinh được bồi dưỡng
để đi thi học sinh giỏi. Đa số các em đều không phụ lòng mong mỏi của nhà trường
và thầy cô hướng dẫn, trong hầu hết các cuộc thi học sinh giỏi các em đều gặt hái
được những thành tích cao. Đó chính là nhờ một phần lớn đội ngũ giáo viên của
trường: giỏi, có kinh nghiệm và luôn hết lòng tận tâm với học sinh của mình. Thầy
cô không chỉ giáo dục cho các em kiến thức học đường mà còn như người cha,
người mẹ, luôn quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh, nắm rõ lí lịch của từng em,
từ đó giáo dục và tạo điều kiện cho các em trở thành con ngoan trò giỏi.
- Nhà trường thường xuyên thao giảng chuyên đề bộ môn cấp quận.
- Giao lưu với học sinh và giáo viên các nước Úc, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ.

- Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tại vườn rau, bắt cá ở Vĩnh Long để
học sinh hiểu biết được thực tế và giải tỏa những căng thẳng trong học tập.
nghĩa.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính nhân đạo, đền ơn đáp
- Xây dụng quy tắc ứng xử văn hóa:
* Giữa giáo viên và học sinh:
- Tôn trọng ý kiến cá nhân, ứng xử công bằng, không định kiến giới.

- Thấu hiểu nỗi buồn riêng, hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh.
- Tùy vào từng đối tượng học sinh cụ thể mà có cách ứng xử riêng.
- Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo.
- Luôn đặt tình thương và trách nhiệm lên hàng đầu.
* Giữa giáo viên và giáo viên:
- Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn.
- Mạnh dạn tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ.
- Góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai.
- Lắng nghe sự góp ý của người khác.
- Nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan và trung thực.
- Hy sinh quyền lợi cá nhân, tôn trọng quyền lợi chính đáng của tập thể.
* Giữa giáo viên và phụ huynh:
- Xác định mối quan hệ mật thiết thường xuyên. Thiết lập kênh thông
tin hai chiều nhằm giáo dục uốn nắn đúng hướng.
- Cùng quan tâm chia sẻ những điều trong cuộc sống thường nhật.
5

5


- Luôn giữ vững uy tín phẩm chất đạo đức nhà giáo.

- Giữ vững mối quan hệ mật thiết đúng mực, tránh lạm dụng tình cảm.
- Thường xuyên trao đổi vấn đề băn khoăn, vướng mắc của nhau, của
học sinh, tháo gỡ kịp thời.
- Bên cạnh đó nhờ sự nỗ lực của thầy và trò trường Lê Quý Đôn đã đạt được
Huân chương lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng và Bộ giáo dục.
1.2.2 Về hoạt động giảng dạy.
*Tình hình dạy học bộ môn.
+ Thực hiện đúng phân phối chương trình, có ghi biên bản thống nhất của cả
nhóm.
+ Giáo viên sử dụng giáo án cũ có bổ sung và cập nhật.
+ Tình hình tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh theo từng tháng. Công
tác triển khai các hoạt động chuyên môn, xây dựng kế hoạch năm học bộ môn,
theo đúng qui định và nghị quyết của bộ môn.
- Thời gian được phân công theo lịch của nhà trường (sáng, chiều).
- Giáo viên bộ môn thường xuyên họp để trao đổi kinh nghiệm nhằm rút kinh
nghiệm để tiết dạy ngày một tốt hơn, đồng thời thống nhất chương trình dạy cho
những buổi tiếp theo.
- Giáo viên có thực tế giảng dạy nhiều năm nên khá thuận lợi cho việc thực
hiện chương trình.
- Giáo án được soạn cẩn thận, chi tiết theo tính phát huy tính tích cực học tập
của học sinh và chú ý nhiều đến việc tổ chức các hoạt động của học sinh tự giải
quyết vấn đề, hướng dẫn học sinh tự học, qua đó giúp các em có hứng thú trong
việc học tập môn Giáo Dục Công Dân.
*Khái quát về nội dung chương trình, sách giáo khoa bộ môn, nội dung chương
trình sẽ thực hiện ở các khối lớp vào thời điểm có sinh viên THSP.
KHỐI LỚP

6

TÊN BÀI DẠY


6


Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn xã hội

Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Qua việc tìm hiểu thực tiễn giáo dục của nhà trường của lớp, tiếp xúc với GV, HS
biết được bộ máy tổ chức nhà trường rất quan trọng nó chi phối toàn bộ các hoạt
động giáo dục, đồng thời nó đống vai trò chủ đạo trong việc kết hợp giữa gia đình
với nhà trường và xã hội để giáo dục HS hoàn thiện nhân cách, biết được nguyên
tắc hoạt đông của các tổ chức trong nhà trường giúp em thuận lợi trong công tắc
giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp. Mặt khác nếu sau này ra trường em có tham
gia vào các tổ chức đoàn thể thì em sẽ có phương hướng hoạt động chủ động thực
hiện các mục tiêu, kế hoạch do trường đề ra.
Mỗi người giáo viên trong khối đoàn kết của nhà trường,tìm hiểu và rút ra kinh
nghiệm cho bản thân lấy đó làm cơ sở cho hành trang giáo dục.
Qua các hoạt động chính khóa hàng tuần cảu nhà trường luôn đảm bảo các nội
dung giáo dục, nhà trường còn tổ chức thêm các hoạt động của trường đưa chất
lượng của nhà trường lên cao, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú khoa học thật
sự đáng cho em học hỏi và noi theo.
Quá trình đi thực tập ở trường Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Minh Trí, tuy
khoảng thời gian thực tập không nhiều nhưng đã giúp em học hỏi thông suốt rất

nhiều điều mà khi học ở trường , em chỉ được học trên lý thuyết rất mơ hồ, chưa
hình dung ra buổi sinh hoạt học tập, một buổi đứng lớp như thế nào. Nay em đã
được xuống trường tận mắt nhìn thấy sinh hoạt công việc của cô và của học sinh
trong trường . Cũng nhờ đợt thực tập này em đã được dự giờ và tham gia các hoạt
động của trường, em mới cảm giác rằng một giáo viên không đơn giản như mình
tưởng tượng.
Người ta nói : “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, thời học sinh có lẽ là những ngày
tháng vui vẻ và hồn nhiên nhất trong cuộc đời mỗi người. Nhưng cuộc sống sinh
viên với biết bao bộn bề lo toan, biết bao khó khăn thử thách lại đem đến cho chúng
ta nhiều kỉ niệm và cả những trải nghiệm sâu sắc nhất. Đối với chúng tui - những
sinh viên trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp, kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quãng
đời sinh viên là khoảng thời gian chúng tui được phân công thực tập tại trường
Trung học Cơ Sở Nguyễn Minh Trí.
Thời gian trôi qua thật nhanh, chỉ mới hôm nào thôi, mỗi người trong chúng tôi
còn là những cô cậu sinh viên với biết bao mộng mơ, háo hức khi mới bước chân
vào giảng đường đại học. Vậy mà giờ đây, chúng tui đã là những sinh viên năm
cuối, sắp phải tạm biệt mái trường thân yêu, mỗi đứa một phương trời, bỏ lại sau
lưng cả một khung trời kỉ niệm của một thời sinh viên đáng nhớ, rời xa sự bao bọc,
yêu thương, dìu dắt của các thầy cô để tự lập trên đường đời. Và đợt thực tập này
21

21


cũng là một cơ hội để chúng tui có cơ hội học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để
sau này làm tốt công việc “trồng người” thiêng liêng và cao cả.
Năm học cuối - trước khi ra trường - thực tập là "một phần tất yếu của cuộc
sống" sinh viên sư phạm. Ở trường THCS Nguyễn Minh Trí, chúng tui đã có một
khoảng thời gian dài hơn, cọ xát nhiều hơn với thực tế ở trường phổ thông và hóa
thân thành thầy cô "nhập vai" hơn rất nhiều. Từ khi bước chân về trường phổ

thông theo đoàn thực tập, có mặt đúng giờ vào ngày đầu tiên chào cờ ra mắt toàn
thể giáo viên và học sinh toàn trường, chúng tui đã được đón nhận đúng như một
giáo viên đã vào nghề.
Về phía nhà trường là sự phân công công việc - mà toàn những việc hệ trọng
(chủ nhiệm, dạy lớp, tổ chức phong trào, tháo gỡ những khó khăn của trường, của
lớp, quan hệ với "đồng nghiệp", với các em học sinh), về phía bản thân là sự nhập
cuộc thích nghi từ giờ giấc đến trang phục, từ lời ăn tiếng nói đến vóc đi dáng
đứng, từ thái độ làm việc nghiêm túc đến tinh thần cầu tiến ham học hỏi...
Về thực tập, tất cả là những bài học giờ đây không chỉ nằm khô khan trên trang
sách theo kiểu từ chương mà sống động, đa dạng biến hóa khôn lường... Đôi khi so
với "lý thuyết màu xám" mà chúng tui đã học thì "cây đời xanh và tươi" đến mức
không chịu nổi và không ít "thầy cô giáo sinh viên" chúng tui đã thực sự bị "sốc", bị
"choáng" - kể cả một số trường hợp ngoại lệ là bị hụt hẫng...Bởi đặc thù của trường
THCS Nguyễn Minh Trí là học sinh phần lớn là con em nhà lao động, gia đình không
có nhiều thời gian quan tâm, chỉ bảo đến các em. Thật sự, lúc đầu về trường, chúng
tui không khỏi e sợ và có cả một chút thất vọng, tất cả quá khác so với những gì
mà tâm hồn nhiều mơ mộng và háo hức của sinh viên chúng tui đã mường tượng
ra. Nhưng với sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn và Ban
giám hiệu nhà trường, dần dần chúng tui đã thấy vững tin hơn, yêu nghề hơn, và
đặc biêt là…thấy yêu các em học sinh nhiều hơn.
Lần đầu tiên đứng trên bục giảng, được các em gọi bằng hai từ thân thương "
thưa cô!”, trong mỗi chúng tui không giấu được niềm tự hào. Sống chan hòa giữa
các em, đón nhận những tình cảm nồng ấm, trong sáng các em dành cho mình,
chúng tui mới càng hiểu và yêu thêm công việc thiêng liêng “đi thắp ngọn lửa tâm
hồn”….
Ai đó nói rằng: Là giáo viên, phải hiên ngang như một anh hùng, phải điêu luyện
như một nghệ sĩ trên bục giảng, phải cần cù tích lũy thật nhiều kiến thức và phải
hòa đồng, khiêm tốn, cầu tiến… hơn bao giờ hết. Khó đấy, nhưng chúng tui cũng đã
vượt qua khá trọn vẹn. Tất cả những thành công của chúng tui ngày hôm nay chính
là kết quả của những nỗ lực hết mình và trên bước đường thành công đó không thể

nào thiếu được sự chân thành, nhiệt tình chỉ dạy từ các thầy cô hướng dẫn thực
tập, những người vừa là đồng nghiệp, vừa là thầy cô. Mỗi lời nhận xét là một tấm
chân tình, một kinh nghiệm để đời quý giá mà chúng tui sẽ mang theo suốt cuộc đời
của một giáo viên. Có thể nói, những đồng nghiệp ở trường THCS Nguyễn Minh Trí
là những người thầy, người anh, người chị đã dìu dắt chúng tui những bước đi
vững vàng đầu tiên trên con đường sư phạm.
Tuy vẫn biết mỗi nghề mỗi vất vả, khó khăn khác nhau, nhưng cái nghề dạy học
quả thật rất khó khăn, vất vả, gian giao, thức khuya dậy sớm. không phải ai cũng
cảm nhận được nổi vất vả ấy , chỉ có những người trong nghề mới thấu hiều và
22

22


thông cảm cho nhau được các thầy cô tận tình chu đáo coi học sinh như con. Cũng
như tình thương ấy mà các thầy cô không hề ngại khó khăn gian khổ.
Với tất cả lòng yêu kính, chúng em xin gửi lời tri ân đến tất cả quý thầy cô, cảm
ơn tất cả những chân tình, những tâm huyết của thầy cô đã dành cho chúng em.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa
tâm hồn”. Chúng em xin hứa sẽ phấn đấu, nỗ lực hết mình quyết tâm thực hiện sứ
mệnh trồng người của mình một cách tốt nhất.
Cuối lời, xin chúc quý thầy cô hạnh phúc, thành đạt và thật nhiều sức khỏe để
công tác tốt, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao quý của mình
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top