daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bài giảng: Ô nhiễm môi trường, 2012 Bộ môn: Công nghệ môi trường
MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU 3
I. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA MÔN HỌC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3
II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1. Môi trường và các thành phần môi trường 3
1.1. Khái niệm môi trường 3
1.2. Chức năng của môi trường 5
2. Khái niệm ô nhiễm môi trường 6
3. Một số vấn đề liên quan 8
III. KIẾN THỨC CHUNG 9
1. Nguồn thải và đặc tính của nguồn thải 9
2. Các quá trình cơ bản trong môi trường 11
2.1. Các quá trình vật lý 12
2.2. Các quá trình hóa học 17
2.3. Các quá trình sinh học 18
2.4. Đặc điểm của chất ô nhiễm 18
CHƯƠNG I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 20
I. Bản chất tự nhiên của khí quyển 20
1.1. Thành phần tự nhiên của khí quyển 20
1.2. Cấu trúc của khí quyển 21
II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 22
2.1. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí 22
2.1.1. Các vật chất gây ô nhiễm dạng hạt 22
2.1.2. Các chất khí gây ô nhiễm 25
2.1.3. Tiếng ồn 30
2.1.4. Phóng xạ 38
2.1.5. Nhiệt 43
2.2. Lan truyền ô nhiễm trong môi trường không khí 45
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 59
3.1. Vấn đề môi trường toàn cầu 59
3.1.1. Hiệu ứng nhà kính và sự biến đổi khí hậu toàn cầu 59
3.1.2. Mưa axít 65
3.1.3. Suy giảm tầng Ozon 68
3.2. Ô nhiễm không khí do một số hoạt động phát thải điển hình 70
IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 70
CHƯƠNG II – Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 71
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC 71
1.1. Đặc điểm của nước ngầm 71
1.2. Đặc điểm của nước mặt 75
1.3. Đặc điểm của nước thải 81
1.3.1. Nước thải sinh hoạt 82
1.3.2. Nước thải công nghiệp 85
1.3.3. Nước thải đô thị 90
1.3.4. Nước thải nông nghiệp 91
2. CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 91
2.1. Các thông số vật lý môi trường nước 91
2.1.1. Nhiệt độ của nước 91
2.1.2. Độ đục/độ trong của nước 92
2.1.3. Độ màu của nước 93
2.1.4. Độ mùi của nước 93
2.1.5. Vị của nước 93
2.1.6. Chất rắn trong nước 94
2.2. Các thông số hóa học môi trường nước 97
2.2.1. Thế pH 97
2.2.2. Độ kiềm của nước 99
2.2.3. Độ cứng của nước 100
2.2.4. Nhóm các chất khí trong nước 100
2.2.5. Nhóm thông số nhu cầu oxy của nước 108
2.2.6. Nhóm các chất hữu cơ 113
2.2.7. Nhóm các chất vô cơ trong nước 117
2.3. Các thông số sinh học môi trường nước 129
3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ CHUYỂN HÓA CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC 133
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 135
4.1. Hiện tượng phú dưỡng nguồn nước 135
4.2. Phát thải ô nhiễm tại một số hoạt động điển hình 138
5. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN HIỆN HÀNH 138
CHƯƠNG III - Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 139
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 139
II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 140
2.1. Nguồn gốc ô nhiễm đất 140
2.2. Tác nhân gây ô nhiễm đất và hậu quả của nó. 141
2.2.1. Ô nhiễm do tác nhân vật lý 141
2.2.2. Ô nhiễm do tác nhân hóa học. 142
a. Các chất dinh dưỡng do phân bón 142
b. Ô nhiễm đất do kim loại nặng 144
c. Các chất hữu cơ gây ô nhiễm đất: Thuốc BVTV 151
2.2.3. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học 160



BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA MÔN HỌC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Mục tiêu môn học
Hiện nay môi trường là vấn đề nóng bỏng và cấp bách, không chỉ của một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu, không chỉ riêng cho các nhà khoa học mà là của tất cả mọi người. Sinh thái, tài nguyên, môi trường đã và đang bị phá hủy một cách nghiêm trọng từng ngày, từng giờ với tốc độ rất nhanh chóng. Những vấn đề môi trường đang ở mức độ báo động ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong những năm gần đây là: thiếu nước sạch, ô nhiễm không khí, ô nhiễm lương thực, suy thoái chất lượng đất… Trước những hiện trạng trên, để phát triển bền vững thì hoạt động bảo vệ môi trường là cần thiết. Điều tiên quyết để bảo vệ môi trường đúng khoa học và hợp lý là phải hiểu biết những khái niệm cơ bản về môi trường và bản chất của quá trình ô nhiễm trong môi trường. Môi trường là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều khía cạnh khác nhau. Môn học này giới thiệu các khái niệm cơ bản nhất xoay quanh hiện tượng ô nhiễm môi trường và các hệ quả của quá trình này.
2. Nội dung môn học
Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, thực phẩm bao gồm các đối tượng:
• Nguồn gốc, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường
• Các tác nhân ô nhiễm, cơ chế cơ bản của các tác nhân ô nhiễm khi đưa vào môi trường
• Quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường
• Tác hại của các chất ô nhiễm đối với môi trường và sinh vật
• Các tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi trường
3. Tài liệu tham khảo
a. Tài liệu bắt buộc
1. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT, Hà Nội, 1997.
2. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học kỹ thuật, 2001
3. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
4. Lê Văn Khoa, Sinh thái và môi trường đất, NXB ĐHQGHN. 2004.
5. Lê Huy Bá, Độc học môi trường cơ bản, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
6. Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXBKHKT
b. Tài liệu tham khảo
1. Enviromental and Pollution science, second edition, Ian L. Pepper, Ph.D.
2. Theory and practice of water and wastewater treatment. Ronald L.Droste
II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Môi trường và các thành phần môi trường
1.1. Khái niệm môi trường
Theo luật Bảo vệ môi trường, 2005, Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Như vậy, Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên hay nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng cùng tồn tại và phát triển.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Môi trường gồm nhiều thành phần khác nhau trong đó mỗi thành phần môi trường là một môi trường với đầy đủ ý nghĩa của nó. Ví dụ đất là một thành phần của môi trường sinh thái nhưng chính đất lại là một môi trường gọi là môi trường đất, trong môi trường đất cũng có đầy đủ các thành phần như: vật chất vô sinh, hữu sinh, các thành phần vật lý, hóa học và sinh học…
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học… tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người và chịu sự chi phối một cách gián tiếp thông qua các hoạt động của con người.
Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội… do con người tạo ra và chịu sự chi phối trực tiếp của con người
Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người tạo ra sự thuận lợi hay trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, cộng đồng con người.
Về mặt vật lý, Trái đất được chia làm 3 quyển vô sinh: khí quyển, thủy quyển và địa quyển (thạch quyển), chúng được cấu tạo bởi các vật chất (vô cơ và hữu cơ) và năng lượng (thế năng, cơ năng, hóa năng, quang năng…) Ngoài ra còn có một quyển sinh học là sinh quyển bao gồm các cơ thể có sự sống và các thành phần vô sinh tạo nên môi trường sống của các cơ thể này. Sinh quyển tồn tại song song và đan xen trong các quyển vô sinh còn lại. Do ảnh hưởng của con người đến môi trường sống là khá lớn và ngày càng mở rộng hơn, sâu sắc hơn nên hiện nay còn có quan điểm chia môi trường ra thành năm quyển (trong đó có thêm Nhân sinh quyển).
Thạch quyển là lớp vỏ trái đất có độ dày 60 – 70 km trên phần lục địa và 2 – 8 km dưới đáy đại dương. Tính chất vật lý và thành phần hóa học của thạch quyển tương đối ổn định có vai trò làm nền tảng cho sự phát triển của sinh vật và con người trên trái đất. Trong đó, địa quyển bao gồm lớp đất mỏng trên bề mặt của thạch quyển, là nơi các hoạt động sống diễn ra mạnh mẽ nhất.
Thủy quyển là phần nước tồn tại trên trái đất bao gồm ao, hồ, sông, suối, kênh rạch, biển, đại dương, nước ngầm và các dạng tồn tại khác của nước như băng tuyết, hơi nước. Với tổng lượng nước 1.454,7 triệu km khối, lượng nước này nếu phân bố đều trên bề mặt trái đất sẽ tạo nên một lớp nước dày 30 – 40 cm bao gồm nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Thủy quyển đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của sinh vật sống và cân bằng khí hậu.
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái đất, có giới hạn từ mặt đất đến nơi cuối cùng có sự tồn tại của các chất khí ở mật độ rất thấp. Khí quyển đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự sống, quyết định tính chất khí hậu… trên Trái đất.
Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống, một phần của thạch quyển (chủ yếu là địa quyển), thủy quyển và khí quyển tạo nên môi trường sống cho sinh vật. Nói cách khác, sinh quyển là môi trường mà tại đó tồn tại sự sống. Tuy nhiên, khác với các quyển vật lý vô sinh, trong sinh quyển, ngoài vật chất và năng lượng còn chứa một nguồn tài nguyên đặc biệt – tài nguyên thông tin về cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của sự sống… Dạng thông tin phức tạp và phát triển cao nhất chính là trí tuệ của con người, đó là dạng tài nguyên có tác động ngày càng mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của Trái đất.
1.2. Chức năng của môi trường
Các chức năng cơ bản của môi trường: đối với một cá thể con người cũng như đối với toàn bộ nhân sinh quyển, môi trường có 3 chức năng cơ bản:
a. Môi trường là không gian sống của con người
Trong cuộc sống của mình con người cần một phạm vi không gian nhất định để sống và hoạt động, đồng thời với đó là đòi hỏi không gian đó phải đảm bảo một chất lượng nhất định cho sự sống của con người. Trái đất, một bộ phận môi trường gần gũi nhất của loài người trong hàng trăm triệu năm qua không hề thay đổi về độ lớn trong khi đó dân số loài người trên Trái đất lại tăng lên theo cấp số nhân. Do đó, diện tích bình quân đầu người giản sút nhanh chóng qua thời gian.
Bảng 1. Quá trình tăng trưởng dân số và thu hẹp diện tích bình quân đầu người trên Thế giới
Năm -106 -105 -104 0 1650 1840 1930 1994 2010
Dân số (triệu người) 0,125 1 5 200 545 1000 2000 5000 7000
Diện tích (ha/người) 120000 15000 3000 75 27,5 15 7,5 3 1,88

Trung bình mỗi người một ngày cần khoảng 4 m3 không khí để thở, 2,5 lít nước để uống và một lượng lương thực, thực phẩm ương ứng 2.000 – 2.400 calo.
Đồng thời với sự hạn chế không gian sống là sự căng thẳng về phân bố không đều trong mật độ dân số. Tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu vực thâm canh nông nghiệp lâu đời, diện tích đất bình quân trên đầu người chỉ bằng 1% đến 0,1% giá trị trung bình toàn thế giới. Dân số đông và mật độ dân số lớn dẫn tới mất ổn định xã hội, suy giảm chất lượng cuộc sống (chăm sóc trẻ em, giáo dục, y tế, tội phạm và tệ nạn xã hội…)
Ngoài ra, căn cứ vào từng mục đích tiếp cận khác nhau có thể chia chức năng không gian sống của môi trường ra thành:
- Chức năng xây dựng: mặt bằng, nền móng cho các kiến trúc hạ tầng, đô thị, khu dân cư
- Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian, nền móng giao thông, đường bộ, đường thủy, đường hàng không để di chuyển người, hàng hóa và các vật liệu khác.
- Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp
- Chức năng vui chơi, giải trí, giá trị thẩm mỹ
Con người đòi hỏi không gian sống không chỉ về mặt phạm vi mà còn về mặt chất lượng. Không gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết và an toàn. Ví dụ, không khí, đất, nước tiếp xúc hay được con người sử dụng phải ít chứa chất bẩn, chất độc hại với sức khỏe con người, tiếp đó phải thỏa mãn thẩm mỹ, tâm lý của con người. Đây là một yêu cầu ngày càng quan trọng khi chất lượng cuộc sống càng ngày càng cao.
b. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên
Môi trường là nơi con người khai thác các nguồn lực về vật liệu, năng lượng cần thiết cho cuộc sống của mình. Tất cả các nền sản xuất từ thô sơ, lạc hậu nhất như săn bắt, hái lượm đến công nghệ cao hơn trong nông nghiệp, công nghiệp… đều phải sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, không khí, khoáng sản, năng lượng… từ những thành phần cấu thành lên Trái đất. Con người đã và đang tiến hành khảo sát, thăm dò, khai thác các tài nguyên tiềm tàng trong lòng đất, dưới biển sâu, trên các hành tinh khác. Với sự phát triển của nền văn minh con người, những tài nguyên không tái tạo càng ngày càng suy giảm. Để khắc phụ tình trạng này, những nghiên cứu phát triển nguyên liệu mới, nhiên liệu thay thế… được tiến hành nhưng cũng sử dụng những tiềm năng sẵn có trong môi trường xung quanh. Tài nguyên trong môi trường gồm có nhiều loại trong đó có thể phân ra hai nhóm chính: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người.
Tài nguyên thiên nhiên là những tài nguyên có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng vào những mục đích nhất định: đất, nước, rừng, khoáng sản, năng lượng…
Tài nguyên con người là sức lao động, trí tuệ, thể chế xã hội, tập quán, tín ngưỡng… đêm lại cho xã hội khả năng duy trì và phát triển hơn.
Phân chia theo cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ta chia ra: tài nguyên vật liệu (là tài nguyên tồn tại ở dạng vật chất, được sử dụng là nguyên liệu cho quá trình sản xuất và các hoạt động khác của con người), tài nguyên năng lượng (năng lượng từ Mặt trời, địa nhiệt và năng lượng hạt nhân) và tài nguyên thông tin. Chính vì việc sử dụng tài nguyên cho các mục đích phát triển của con người và cách thức phân loại tài nguyên như trên, nhiều tài liệu còn đưa: Chức năng thông tin là một chức năng cơ bản của môi trường.
Phân chia theo khả năng tái tạo, tài nguyên gồm có loại tái tạo được (có thể phục hồi sau một khoảng thời gian nhất định hay vô hạn) và loại không tái tạo được (hữu hạn, không thể phục hồi được hay có thể phục hồi nhưng trong thời gian rất dài).
Khoa học công nghệ tiến bộ tạo ra được nhiều vật liệu nhân tạo sử dụng những nguyên liệu sẵn có nhưng tạo ra những sản phẩm chưa từng có trong tự nhiên đã đưa nhân loại tiến một bước dài trong sự phát triển. Tuy nhiên, một số trường hợp lại gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường như thời gian phân hủy kéo dài của các vật liệu nhân tạo, độc tính và khả năng tác động của các hóa chất nhân tạo cao hơn gấp nhiều lần so với những chất độc từng có trong tự nhiên. Đó cũng là một trong những vấn đề môi trường được quan tâm hiện nay.
c. Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa phế thải
Trong sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người, hiệu suất không bao giờ đạt 100%, nói cách khác con người luôn luôn tạo ra phế thải từ các hoạt động của mình. Phế thải tạo ra do sinh hoạt và sản xuất đi vào môi trường và môi trường chính là nơi chứa đựng các phế thải đó. Trong các xã hội chưa công nghiệp hóa với mật độ dân số thấp, phế thải thường được tái sử dụng (chất bài tiết được dùng làm phân bón; thức ăn thừa, nông lâm sản trước và sau chế biến được tận dụng làm thức ăn gia súc; các vật liệu từ hữu cơ đến vô cơ đều có những cách khác nhau để trở thành nguyên liệu cho một quá trình khác). Những phế thải không được tái sử dụng trong một thời gian dài sẽ được các quá trình hóa – sinh học trong tự nhiên đưa trở lại dạng có thể dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất mới. Trong xã hội công nghiệp hóa với mật độ dân số cao, lượng phế thải thường rất lớn, theo đó nơi chứa thường không đủ và càng không đủ để các quá trình tự nhiên xử lý chúng. Vấn đề không có nơi chứa và xử lý phế thải trở thành những vấn đề căng thẳng của môi trường.
Khả năng tiếp nhận và đồng hóa phế thải do con người và các hoạt động khác đưa vào môi trường còn được gọi là khả năng nền. Nếu lượng thải lớn hơn khả năng nền, môi trường sẽ bị tác động. Từ chức năng cơ bản về khả năng chứa và đồng hóa của môi trường, ta có khái niệm về sức chịu tải của môi trường. Trong đó, Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm
2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
a. Ô nhiễm môi trường

Ảnh hưởng của nông dược do sự chuyển vận qua sinh khối, với sự tích tụ nông dược trong mỗi nấc dinh dưỡng, làm cho nồng độ nông dược trong các vật ăn thịt luôn rất cao. Trường hợp nặng gặp ở các nông dược ít hay không bị phân hủy sinh học. Cho nên thực vật có thể tích tụ nông dược trong mô. Ðến phiên chúng làm thức ăn cho những bậc dinh dưỡng cao hơn, sẽ làm nông dược chuyển đến cuối chuỗi thức ăn: Ví dụ: Đất  giun đất  chim sáo
Bảng 3.7. Quá trình khuếch đại sinh học xảy ra đối với DDT trong chuỗi thức ăn
Thành phần chuỗi thức ăn Nồng độ DDT (mg/kg)
Nước hồ 0.02
Động vật nổi 5.0
Cá ăn động vật nổi 40.0-100 (trong mô mỡ)
Cá dữ bậc 1 80-2 500 (trong mô mỡ)
Cá dữ bậc 2 hay chim 1 600 (trong mô mỡ)

Ðiều này làm nhiễm độc mãn tính các động vật, dễ thấy là rối loạn chức năng sinh sản (chậm trưởng thành sinh dục, số trứng ít, trứng có vỏ mỏng). Các chlor hữu cơ như DDT, dieldrine, heptachlor và PCB, cũng như các thuốc diệt cỏ đều ảnh hưởng đến sinh sản của chim. Các ảnh hưởng trên còn có thể dẫn đến các hậu quả sau đây:
- Giảm lượng thức ăn. Một trong những xáo trộn do nông dược gây cho quần xã là làm giảm lượng thức ăn động vật và thực vật cần thiết cho các loài ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái nông nghiệp (Pimentel và Edwards, 1982). Sự biến mất dần các thực vật hoang dại do sử dụng thuốc trừ cỏ trong các vùng đất canh tác làm thay đổi sâu xa nguồn thức ăn và nơi ở của nhiều loài chim định cư sống trong vùng hay xung quanh đó. Tương tợ, việc sử dụng các thuốc trừ sâu phân hủy nhanh (lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid) tuy không gây độc lâu dài như nhóm chlor hữu cơ, nhưng cũng gây hại cho các loài chim ăn côn trùng vì chúng và con chúng sẽ không có thức ăn.
- Làm thay đổi cân bằng trong tự nhiên. Nông dược có thể gây ra sự phát triển quá đáng của một loài thực vật hay động vật nào đó. Khi sử dụng thuốc diệt cỏ ở các nơi trồng ngũ cốc thì hạt song tử diệp bị loại trừ, khi đó các cỏ họ hòa bản khó ưa sẽ phát triển mạnh vì vắng các loài cạnh tranh. Sử dụng nông dược có thể loại trừ các kẻ thù tự nhiên của những loài gây hại. Như ở Hoa kỳ chẳng hạn, việc sử dụng quá đáng azodrin, thuốc trừ sâu lân hữu cơ, để trừ côn trùng gây hại cây bông vải cho thấy một tình huống tiếu lâm. Thay vì làm giảm quần thể sâu Heliothis zea, thuốc azodrin lại diệt các thiên địch và ký sinh của sâu này, làm cho vùng trồng bông có dùng thuốc bị thiệt hại nhiều hơn vùng không dùng thuốc (Ramade, 1987).
- Ảnh hưởng lên diễn thế. Diễn thế của các quần thể động vật lệ thuộc chặt chẻ vào diễn thế của các quần thể thực vật, nên thuốc diệt cỏ ảnh hưởng mạnh hơn thuốc trừ sâu trong diễn thế của quần xã. Thuốc diệt cỏ ít chọn lọc tác động giống như lửa. Nó làm hệ sinh thái trở lại giai đoạn đầu của giai đoạn chiếm cứ bởi các thực vật tiên phong. Trong vài trường hợp, sự sử dụng có hệ thống của thuốc trừ cỏ có thể tạo ra giai đoạn cao đỉnh nghẹn (dysclimax). Các khu rừng Việt Nam, nơi đã bị tàn phá hoàn toàn bởi thuốc khai quang, thì đất trống được tre và đồng cỏ bao phủ, rừng không thể phục hồi trở lại được. Rừng tre và đồng cỏ phát triển thành quần xã cao đỉnh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top