nhan_x5

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay





Bài thảo luận:
“Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay”

Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.
1.1 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: ” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững.
Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con người Việt Nam, chúng làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc. Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên truyền thống yêu nườc, đoàn kết của dân tộc. Dù lúc thăng, lúc trầm

nhưng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng

Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.
Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lên nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngòai của Hồ Chí Minh.
-Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tui đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình.
Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳ cai trị và

áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã. Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết. Nó kết thành một làn sóng vô cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn thông qua các xu hướng khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thất bại.
Hồ Chí Minh đã cảm nhận được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan này. Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước nơi bến cảng Nhà Rồng.
- Thực tiễn cách mạng thế giới
Từ 1911 đến 1941 Hồ Chí Minh đã đi đầu khắp hết các châu lục. Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rông lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực:
“Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”
CMT10 Nga 1917 đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, dân chủ cho nhân dân. Từ chỗ chi tiết đến CMT10 một cách cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường CMT10 và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là bài học cho sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng. Điều này giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau này.

II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Khái niệm đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người.
2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng.
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Người cho rằng: “ muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản.







Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng ,có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhân thức là vấn đề sống còn của cách mạng.
-Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
-Đoàn kết quyết định thành công cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất.Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô, mức độ của thành công.
-Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.
Ví dụ:
Tại sao Pháp – một đất nước có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại phải thua một Việt Nam cùng kiệt nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì đồng bào Việt Nam đã đoàn kết như chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ
Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước
Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc
Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.
Để thấy rõ hơn vị trí của sức mạnh lực lượng toàn dân đoàn kết trong thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám, chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra:
“ Vì sao có cuộc thắng lợi đó?
Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc.
Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”
Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận:
“Sử dạy cho ta bài học này:
Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.
Và Người khuyên dân ta rằng:
“Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.

2.2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

Hồ Chí Minh cho rằng “ đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
2.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Phân tích tư tưởng hcm về vai trò của đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng việt nam, đềtài thảo luận Luận điểm sáng tạo nhất của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc. Vận dụng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay site:ket-noi.com, thực tiễn vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong lực lượng Công an nhân dân, tiểu luận về tư tưởng hcm về dại đoàn kết dân dtoocj, bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc phải kết hợp đoàn kết quốc tế. Bản thân là sinh viên hiện nay làm gì để phát huy vai trò của mình để hiện thực hóa quan điểm nay, tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về vị trí, vai trò đại đoàn kết dân tộc 123doc, cách kết luận tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là một tư tưởng khoa học, cách mạng, mang tính chất hiện đại, có giá trị to lớn trong lịch sử và trong bối cảnh hiện nay. tư tưởng của người đã chỉ ra bản chất, vai trò, nguyên tắc, phương pháp, lực lượng, điều kiện xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ sở khoa học để đảng ta lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong mọi giai đoạn cách mạng. sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam về tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của đại đoàn kết toàn dân tộc đã được nâng cao. các tổ chức trong hệ thống chính trị đã được củng cố và kiện toàn, hoạt động hiệu quả hơn. công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được triển khai toàn diện, đồng bộ, theo đúng quan điểm, nguyên tắc của đảng. khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và phát huy, tạo nên sức mạnh to lớn để đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành thắng lợi trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc., vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại vào xây dựng tổ quốc hiện nay, TIỂU LUẬN Vị trí vai trò của nhân dân, về đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện hiện nay, phan tich nhung diem moi trong tu tuong ho chi minh ve dai doan ket dan toc va van dung de phat huy suc manh, phân tích tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết dân tộc, phân tich tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết toàn dân tộc. liên hệ trách nhiệm cá nhân tại địa phương đơn vị, phân tích vai trò của đại đoàn kết dân tộc ? vận dụng tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay, viết tiểu luận về tư tưởng hồ chí minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc . vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay ở nước ta và liên hệ trách nhiệm bản thân, tiểu luận Phân tích quan điểm của HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc. Liên hệ với giá trị và sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay., bài tiểu luận: tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc xây dựng khối đại đôàn kết dân tộc, ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và giá trị của tư tưởng đó trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và giá trị của tư tưởng đó trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Phân tích quan điểm của HCM về đại đoàn kết đại dân tộc. Liên hệ với giá trị và sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, TIÊU LUÂN LIÊN HỆ VỚI GIÁ TRỊ VÀ SỨC MẠNH CỦA TINH THẦN ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY., tiểu luận đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay ở nước ta và liên hệ trách nhiệm bản thân., Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay của VIệt nam, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay, tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay ở nước ta và liên hệ trách nhiệm bản thân?, Vận dụng tư tưởng “tin vào dân, dựa vào dân” trong sự nghiệp đổi mới của nước ta, tiểu luận phân tích tu tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc, Đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người, GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY, muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải cải tạo, tiểu luận vận dụng tư tưởng hcm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở việt nam hiện nay
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top