quabongvang

New Member
Download Giáo án Giáo dục công dân 7 - Học kỳ 1 (Theo chương trình giảm tải) miễn phí
Bài 8:
Tiết 9: KHOAN DUNG

A.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp.
-Hiểu ý nghĩa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
-Rèn cho học sinh quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
-Rèn học sinh biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong CS hằng ngày, nhiều khi chỉ vì một chút hiểu lầm nho nhỏ mà dẫn đến những đổ vỡ đáng tiếc làm mất đi mối thiện cảm trong quan hệ tốt đẹp giữa con người. Do đâu mà xảy ra điều đó? Làm thế nào để tránh được? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp.


Tóm tắt nội dung:

2-Những biểu hiện của yêu thương con người:
-HS tự liên hệ những việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của bản thân và những người xung quanh.
*Yêu thương con người là:
-Quan tâm, đối xử tốt, làm điều tốt với người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ khi khó khăn , hoạn nạn.
-Chia sẻ, cảm thông với nỗi buồn, niềm vui và sự khổ đau của người khác.
3-Vì sao phải yêu thương con người?
-Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc cần giữ gìn, phát huy.
-Yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
4.Củng cố: -Khái quát lại ND bài học.
-Giải thích câu ca dao:
" Nhiễm điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
5.Dặn dò: -Học bài, nắm vững ND bài học.
-Liên hệ thực tế trong trường, trong phố phường về yêu thương con người.
Ngày soạn:
Bài 5:
TIẾT 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (Tiết 2)
A.Mục tiêu bài học:Giúp học sinh:
-Tiếp tục bằng các tình huống (GVđưa ra) giúp các em tự tìm cách xử lý cho
phù hợp với những biểu hiện của tình yêu thương con người.
-Luyện tập bằng các câu chuyện trong SGK.
-Tự rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, biết quan tâm đến những người xung quanh.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: -Thế nào là yêu thương con ngưòi? Vì sao phải yêu thương con người?
-Đọc một vài câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu thương con người?
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Bài trước, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là yêu thương con người và những biểu hiện của tình yêu thương ấy. Với những tình huống trong thực tiễn, bài học hôm nay cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự cần thiết cảm thông , chia sẻ của mỗi người đối với ngững người xung quanh.
-Giáo viên đưa tình huống thực tế
-Một bạn học sinh trong lớp mắc bệnh (máu không đông) chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp như thế, em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn?
-Học sinh đọc bài tập, lần lượt đưa ra các nhận xét tình huống của mình? (Có thể sắm vai các nhân vật trong tình huống đó) -Giáo viên bổ sung?
-Long là người như thế nào?
-Nhận xét về cách xử sự của Toàn?
-Cách xử sự của Hồng đúng hay sai?
-HS tìm và trình bày những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình yêu thương con người?
-HS kể những việc làm, những tấm gương cụ thể xung quanh biểu hiện tình yêu thương con người (nhà tình nghĩa, giúp đồng bào lũ lụt, sóng thần, chất độc da cam...)
III-Tình huống:
-Khi người khác có nỗi buồn, khó khăn
->Cần thể hiện sự quan tâm, chia sẻ.
-Bảo vệ bạn, đi lại tránh sô đẩy, va quệt vào bạn.
-Giúp bạn chép bài khi bạn nghỉ học.
-Động viên, trò chuyện để bạn vơi đi nỗi buồn.
-Đưa đón bạn nếu có điều kiện.
V-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-Nam biết quan tâm đến gia đình Hải; biết sẻ chia, giúp đỡ bạn ® Biểu hiện của tình yêu thương con ngưòi.
-Long là người biết quan tâm người khác, không ngoảnh mặt làm ngơ trước hoạn nạn người khác. Sẵn sàng giúp đỡ, có hành động nghĩa hiệp.
-Việc làm của CĐ 7A là tốt đẹp, quan tâm đến bạn khi bạn đau ốm. Toàn thiếu sự cảm thông, từ chối khi được phân công, xử sự chưa đẹp. Lẽ ra, toàn nên sẵn sàng giúp đỡ bạn, không cần có sự phân công.
-Cách xử sự của Hồng như vậy là rất đúng, không tiếp tay cho bạn làm việc xấu, có lời khuyên ngăn chân tình.
2-Bài tập (b):Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình yêu thương con người:
-Lá lành đùm lá rách.
-Thương người như thể thương thân.
-Yêu nhau chín bỏ làm mười.
-Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà.
-Kính già, già để tuổi cho.
-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống những chung một giàn".
3-Bài tập(c),(d): Liên hệ thực tế bản thân và trong cuộc sống xung quanh:
-Mua tăm giúp người tàn tật.
-Ủng hộ: Sách vở, quần áo, tiền cho các bạn vùng thiên tai, lũ lụt........
-Quỹ vì người nghèo, quỹ bầu bí thương nhau.....
4.Củng cố: -Khái quát lại toàn bộ ND bài học.
5.Dặn dò: -Học bài, liên hệ thực tế những hành động thiết thực giúp đỡ gia đình.
-Đọc trước bài: "Tôn sư trọng đạo"
Ngày soạn: 10.10.2011
Bài 6:
TIẾT 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, hiểu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.
-Biết phê phán những thái độ, hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.
-Biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: -Thế nào là yêu thương con người? Bản tnân em đã làm gì thể hiện tình yêu thương con người.
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên", vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi con người là vô cùng quan trọng. Công ơn của các thầy cô rất to lớn. Bởi thế, biết ơn là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt. Vậy, “Tôn sư trọng đạo” là gì? Mỗi chúng ta phải làm gì để phát huy truyền thống ấy? Các em sẽ hiểu điều đó qua bài học hôm nay.
-Gọi học sinh đọc truyện.
-Cuộc gặp gỡ giữa thầy-trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian.
-Những chi tiết nào chứng tỏ sự kính trọng và biết ơn của những học sinh đối với thầy Bình?
-Tình thầy trò trong buổi gặp gỡ được thể hiện như thế nào?
-Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo?
-Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa gì?
-Nêu những biểu hện trái với TSTĐ?
-HS trả lời câu hỏi - Giáo viên bổ sung.
- Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về TSTĐ
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
-Thầy Bình gặp lại trò sau 40 năm xa cách. Nhiều trò tóc đã điểm bạc, nhiều người trên ngực lấp lánh huân huy chương.....
-Vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
-Tay bắt mặt mừng, mắt nhoè lệ...
-Từng trò nói về những kỷ niệm ngày xưa, bày tỏ lòng biết ơn, báo cáo với thầy về những công việc của mình.....
-Bồi hối xúc động quá trưa mà buổi gặp mặt vẫn chưa kết thúc ...lưu luyến mãi không muốn ra về
=>Thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc. Đó là đạo lí “Tôn sư trọng đạo”
II-Nội dung bài học:
1-Khái niệm:
- TSTĐ là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi (đặc biệt là những thầy cô đã dạy mình); coi trọng và làm theo những đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
2-Ý nghĩa:
- TSTĐ là một truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta cần phát huy.
*Những biểu hiện trái với truyền thống tôn sư trọng đạo:
-Thái độ vô lễ, cãi lại thầy cô, không vâng lời...
III-Luyện tập:
1-Bài tập a:
-Hành vi (1), (3): Thể hiện thái độ TSTĐ.
-Hành vi (2): Không biết vâng lời thầy.
-Hành vi (4): Hành vi vô lễ, không khiêm tốn.
2-Bài tập b:
-Không thầy đố mày làm nên.
- "Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy".
4.Củng cố: -Đọc truyện: “Học trò biết ơn thầy”-liên hệ bản thân.
-Khái quát lại ND bài học.
5.Dặn dò: -Học bài, nắm vững ND bài học.
-Đọc tr...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Code:
http://cloud.liketly.com/8991dkXv4lj34Q3
Download Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8

Ai cần tài liệu gì mà không thấy ở Ketnooi thì yêu cầu nhé
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top