daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Số tiết: 16 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người
kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành
động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc
sử dụng từ láy trong VB;
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các
bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan
hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người
kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác...
b. Năng lực riêng:
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể
chuyện ngôi thứ nhất.
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trải qua 5 năm học Tiểu học, em có bạn thân
nào không? Theo em những người bạn có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của
chúng ta?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát
chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với
chủ đề Tôi, bài học tập trung vào một số vấn đề
thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: khám phá bản
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
TIẾT 39 – 41: VIẾT
VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS viết được bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi
thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể;
- HS tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn tự sự (tiếp nối bài 1).
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ
thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Em hãy chia sẻ về một kỷ niệm của em.
Kỷ niệm đó có thể là kỷ niệm vui hay kỷ niệm buồn. Nhưng đó là kỷ niệm khiến em
nhớ mãi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ về những kỷ niệm;
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống, có trải nghiệm
đem lại cho em niềm vui, sự tự hào, hạnh phúc; có trải nghiệm để lại trong em nỗi
buồn, sự sợ hãi hay tiếc nuối, v.v… Nhưng dù thế nào, từ những trải nghiệm đó, em
có thể rút ra những bài học để trưởng thành hơn. Ở bài tui và các bạn, các em đã
được hướng dẫn viết bài văn kể lại một trải nghiệm. Trong bài học này, em sẽ tiếp tục
được rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn chia sẻ một trải nghiệm đáng nhớ
của bản thân với yêu cầu cao hơn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài văn kể lại một trải nghiệm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy nhắc lại yêu cầu đối với bài
văn kể lại một trải nghiệm đã được
học ở các tiết học trước.
+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người
kể xưng hô như thế nào? Tác dụng của
ngôi kể thứ nhất là gì?
1. Yêu cầu đối với bài văn kể lại một
trải nghiệm
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ
nhất;
- Giới thiệu được trải nghiệm đáng
nhớ;
- Tập trung vào sự việc đã xảy ra;
- Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo
- Các phương tiện kỹ thuật;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo
hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài
học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV gợi dẫn và đặt câu hỏi:
+ Trong các bài học vừa qua, chúng ta đã được thầy/cô hướng dẫn đọc 1 VB cụ thể.
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tự chọn ra các VB đã được yêu cầu để tiến hành
đọc mở rộng.
+ Các em đã lựa chọn ra những VB nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;
- GV nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, và kỹ năng được học để tự
đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đã học (trình
bày được một số yếu tố của thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ, nhận biết và bước
đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ; nhận biết được người kể chuyện, cách ghi
chép và cách kể chuyện trong bài kí).
b. Nội dung: HS sử dụng các VB có cùng đặc điểm thể loại (thơ
lục bát, kí) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài: bài 1
bài 4. Quê hương yêu dấu và bài 5. Những nẻo đường xứ sở, chắt lọc kiến thức
để tiến hành trả lời câu hỏi.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top