Download Đồ án Thiết kế nút giao thông tại vị trí giao của đường Vành đai 4 và quốc lộ 23 miễn phí



Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 1
3.Cơ sở nghiên cứu 1
4.Nội dung nghiên cứu 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NÚT GIAO 2
1.Vị trí và điều kiện tự nhiên huyện Mê Linh 2
1.1Vị trí 2
1.2. Điều kiện tự nhiên 2
1.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật : 3
1.4.Giới thiệu về nút giao 3
2.Quan điểm chung thiết kế nút giao thông 3
2.2Các căn cứ thiết kế 4
3.Mô tả hình học nút, và các tuyến cấu thành nút 5
3.1.Quy mô và tiêu chuẩn kĩ thuật 5
3.2.Lưu lượng giao thông ra vào nút giao thông 6
4.Lựa chọn loại hình nút giao thông 8
4.1.Các nguyên tắc lựa chọn 8
4.2.Loại hình nút 9
5.Một số chỉ tiêu kĩ thuật 9
5.1.Tiêu chuẩn hình học 9
5.2.Chỉ tiêu kĩ thuật của tuyến đường chính và đường nhánh: 10
5.2.1.Đường chui dưới 10
5.5.2.Đường vượt trên 12
5.2.5Yêu cầu thiết kế trắc dọc 16
5.2.6.Mặt cắt ngang đường nhánh: 16
5.2.7.Siêu cao và độ dốc ngang đường nhánh: 17
5.2.8.Làn xe phụ 18
5.2.9.Làn chuyển tốc 19
6.Hệ thống chiếu sáng 20
: LỰA CHỌN SƠ ĐỒ NÚT GIAO THÔNG 21
1.Tài liệu thu thập được làm cơ sở thiết kế 21
1.1.Tài liệu 21
1.2.Các yêu cầu thiết kế 21
1.2.1.Những hạn chế khi thiết kế nút giao 21
1.2.2.Chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế nhánh 22
1.2.3. Nguyên tắc lựa chọn 22
1.3.Các phương án đề xuất 24
1.3.1.Phương án 1: Nút giao thông dạng hoa thị hoàn chỉnh 24
1.3.2.Phương án 2: Dạng hoa thị không hoàn chỉnh có nhánh rẽ trái trực tiếp 25
1.3.3.Phương án 3: Dạng hoa thị không hoàn chỉnh có nhánh rẽ phải bán trực tiếp 26
1.3.4.Phương án 4: Dạng vòng xuyến 27
1.5.Kết quả so sánh 28
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CHI TIẾT PHƯƠNG ÁN CHỌN 29
1.Tính toán đường nhánh rẽ trái gián tiếp có dải chuyển tốc 29
1.1.Tính toán cho góc α=750 30
1.1.1.Thiết lập và tính toán cho đường nhánh rẽ trái gián tiếp 30
1.1.2. Thiết lập và tính toán cho đường nhánh rẽ phải 33
1.1.3.Trong góc phần tư này có đường nhánh rẽ trái trực tiếp 35
1.2. Tại góc giao α’ =1800-α=1800-750=1050 36
1.2.1.Thiết lập các thông số tính toán cho đường nhánh rẽ trái gián tiếp 36
1.2.2.Thiết lập và tính toán cho đường nhánh rẽ phải 37
2.Đánh giá mức độ an toàn trong nút giao thông 39
2.1.Mức độ phức tạp của nút 39
2.2.Dự báo số tai nạn xảy ra hàng năm 39
2.3.Hệ số tai nạn tương đối 41
3.Tổng hợp khối lượng và khái toán kinh phí xây dựng nút giao thông 43
3.1.Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 43
3.2.Chi phí xây dựng nền đường 44
3.3.Chi phí xây dựng áo đường 45
3.4.Chi phí xử lí nền đất yếu 45
3.5.Chi phí xây dựng công trình thoát nước 46
3.6.Chi phí xây dựng và lắp đặt các công trình giao thông 46
3.7.Các chi phí xây dựng càu vượt đường nhánh 47
CHƯƠNG 4:THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ 49
4.1.Tổ chức giao thông. 49
4.1.1.Phân chức năng các làn 49
4.1.2Biển báo và vạch sơn 49
4.1.3.Lan can phòng hộ 9
4.2.Cây xanh 49
4.3.Chiếu sáng 50
Phụ lục 51
NGHỊ QUYẾT 51
Tài liệu tham khảo 62
Mục lục 65


Hiện trạng và yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng GTVT của nước ta hiện nay đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng các đường ô tô cao tốc, nâng cấp hàng loạt các quốc lộ, tỉnh lộ, xây dựng nhiều đường vành đai ở các đô thị, thành phố lớn. Cùng với lưu lượng và thành phần xe ngày càng tăng nhanh thì giao thông tại vị trí các nút giao vốn đã phức tạp lại càng trở nên phức tạp hơn, có nhiều vị trí không thể đáp ứng được yêu cầu và khả năng thông hành và bảo đảm an toàn cho xe chạy. Ngày nay, tình hình đô thị hóa phát triển mạnh đặc biệt là thủ đô Hà Nội kể từ khi sát nhập với tỉnh Hà Tây diện tích đô thị tăng lên rất lớn. Mạng lưới giao thông cũng được mở rộng theo, trong địa bàn Hà Nội mới giờ có thêm đường vành đai 3, sắp có thêm vành đai 4 và vành đai 5 - đó đều là những đường cao tốc đô thị. Trong đồ án quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 cũng đề cập đến việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện mạng lưới giao thông với mục tiêu xây dựng vùng kinh tế thủ đô vững mạnh.

Nhận thấy nhu cầu cấp thiết, là một sinh viên chuyên ngành cơ sở hạ tầng giao thông sắp tốt nghiệp, em xin lựa chọn chuyên đề nghiên cứu: “Thiết kế nút giao thông tại vị trí giao của đường Vành đai 4 và quốc lộ 23”.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Biết cách thiết kế một nút giao thông.Nắm rõ được các yêu cầu, nguyên tắc và trình tự để có thể thiết kế nút giao thông phù hợp với các yêu cầu, đúng với chức năng của nó.

Với nút giao thông nghiên cứu thì cần lựa chọn được sơ đồ hình học và loại hình nút

Thiết kế chi tiết 1 số chi tiết kỹ thuật của phương án chọn.

3.Cơ sở nghiên cứu

Dựa vào các tài liệu quy chuẩn, quy phạm hiện hành.

Bản vẽ quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Mê Linh - huyện Mê Linh

Đồ án quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050

4.Nội dung nghiên cứu

Làm rõ chức năng, quy mô tiêu chuẩn của 2 tuyến đường qua nút.

Tìm hiểu mối liên hệ của nút giao thông với các khu đô thị liền kề và với hệ thống giao thông liên vùng từ đó xây dựng bản vẽ sơ đồ vị trí và liên hệ vùng

Phân tích các điều kiện về quy hoạch

Lựa chọn hình thức và loại hình nút giao thông

Đề xuất các phương án nút giao thông để so sánh lựa chọn.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NÚT GIAO

1.Vị trí và điều kiện tự nhiên huyện Mê Linh

1.1Vị trí

Trước đây, Mê Linh là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc - một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi:

- Đường bộ có các tuyến Quốc lộ chạy qua như Quốc lộ 2A (Hà Nội – Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đường cao tốc Xuyên Á - Cảng Cái Lân - Nội Bài – Nam Ninh ( Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km;

- Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc); hệ thống giao thông đường bộ đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam -Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội;

- Đường thuỷ phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, S. Lô và s.Phó Đáy.

Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra khỏi Vĩnh Phúc và sáp nhập vào Thành phố Hà Nội. Mê Linh nằm sát đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, có đường Quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua; gần sân bay Quốc tế Nội Bài …và là cầu nối giữa thủ đô với các tỉnh, huyện trung du miền núi phía Bắc.

Diện tích tự nhiên: Huyện Mê Linh gồm 17 xã, có diện tích tự nhiên 141,64km2 . Dân số của huyện là 187.255người (năm 2009) mật độ dân số là 1.288 người/km2. Trung tâm huyện lỵ tại xã Thanh Lâm.

1.2. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm địa hình: Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng. Địa hình đất đai có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chia hành 3 tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đê sông Hồng, tiểu vùng trũng.

Khí hậu: Mê Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 - 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3, kèm theo sương muối.

Thủy văn: Mê Linh được bao bọc bởi 2 con sông chính là sông Hồng và sông Cà Lồ đã đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Ngoài ra trong vùng còn có hệ thống sông nhánh nhỏ nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về mặt thủy lợi.

1.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Hệ thống giao thông của Mê Linh khá hoàn chỉnh gồm: đường bộ 433km; đường sông: 27,6km; đường sắt: 8km. Mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống lưới điện và nguồn điện hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu toàn vùng. Mê Linh hiện nay chưa có trạm nguồn, nguồn lưới điện được cấp từ lưới điện Quốc gia thông qua trạm Phúc Yên với công suất 40.0KVA.

1.4.Giới thiệu về nút giao

Nút giao thông là ngã tư của hai tuyến đường: Đường cao tốc đô thị Vành đai 4 và đường quốc lộ 23 tại địa phận xã Tam Đồng - Đại Thịnh- Vân Khê huyện Mê Linh

Vành đai 4 được coi là Vành đai cao tốc của Vùng Thủ đô, có chiều dài 135,8km. Bắt đầu từ đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, qua khu đô thị Mê Linh, tới Đan Phượng, Chúc Sơn, Thường Tín (Hà Nội) và Như Quỳnh (Hưng Yên) nối với QL 18 tại Đông Sơn (Bắc Ninh). Quy mô Vành đai 4 gồm đường cao tốc 6 làn xe và các làn xe cơ giới, thô sơ.Chiều rộng mặt cắt ngang là 120m, đi qua 3 cầu (gồm cầu Hồng Hà qua sông Hồng, cầu Mễ Sở, cầu qua sông Đuống) và các nút giao cắt lập thể.

Vành đai 4 được xây dựng mới với nhiệm vụ là đường Vành đai giao thông kết nối các tuyến quốc lộ và cao tốc hướng tâm, nối các khu công nghiệp, khu đô thị liền kề Thủ đô Hà Nội

Quốc lộ 23 là tuyến giao thông đường bộ nối Vành đai 3 của Hà Nội với Quốc lộ 2 tại Vĩnh Phúc. Bắt đầu từ đầu phía Bắc cầu Thăng Long thuộc địa phận huyện Đông Anh, qua huyện Mê Linh và kết thúc tại chỗ giao với Quốc lộ 2 ở thị xã Phúc Yên. Quốc lộ 23 có chức năng kết nối các trung tâm kinh tế khu vực phía tây Bắc với thành phố Hà Nội và là trục giao thông quan trọng trong huyện Mê Linh.

Cả 4 hướng đi đến nút giao thông đều có lưu lượng lớn vì có các khu đô thị, khu công nghiệp liền kề. Các hướng đó là: Đi Thị xã Phúc Yên, đi cầu Thăng Long, đi quốc lộ 2 và đi thị trấn Phùng ( huyện Đan Phượng)

Theo tìm hiểu về kết quả khảo sát, vùng đất tại vị trí nút giao chủ yếu là đất nông nghiệp, có một phần bị giới hạn bởi chỉ giới đô thị. Kết quả đo đạc cho biết diện tích giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ của nút là 35 ha.Tuy nhiên diện tích đất có thế đảm bảo cho việc thiết kế nút giao thông khác mức. Khả năng đền bù sẽ không lớn nếu lựa chọn được sơ đồ phù hợp

2.Quan điểm chung thiết kế nút giao thông

Việc xây dựng nút giao phụ thuộc vào tiến trình xây dựng đoạn đường Vành đai 4 cắt qua( vì hiện trạng quốc lộ 23 đã có). Trong qua trình thi công phải ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

namrom0911

New Member
Re: [Free] Đồ án Thiết kế nút giao thông tại vị trí giao của đường Vành đai 4 và quốc lộ 23

bổ ích
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top