Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.



Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.



Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.



Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.



Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).



Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.



Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hay đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hay thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.



Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng công cụ cho trường hợp lồi hay thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.



Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hay có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.



Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hay vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.



Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hay bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.



Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
 
Chào bạn ,

bạn cần chữa trị sớm tránh tái phát tránh các biến chứng do viêm giây thần kinh to,

hãy đến với chúng tôi!



BÀI THUỐC DÂN TỘC CỔ

( hiệu quả như mong đợi )



Sử dụng Thuốc Nam thuốc Dân Tộc Cổ Truyền từ thiên nhiên với liều lượng thích hợp sẽ không có tác dụng phụ nào rất an toàn cho cơ thể.

tuy là thuốc nam nhưng sử dụng với liều lượng rất thấp chỉ với 3,3gam/ngày,hiệu quả rỏ rệt sau vài ngày sử dụng .nhưng có hiệu quả lâu bền ,kể cả các bệnh nhân lâu năm thuốc vẫn hiệu quả,tránh tái phát nên điều trị lâu dài.



> không tác hại bao tử

> không gây buồn ngủ

> không phù ,tăng cân

& Sẽ cảm giác rất khỏe khoắn sau khi sử dụng thuốc ,thích hợp cho mọi người già dù không có bện nghiêm trọng vẫn sử dụng được vói liều thấp,uống cách khoảng.như một liều thuốc giúp lưu thông khí huyết ,chống mệt mỏi , đau nhức cho cơ thể.



Thuốc này có tác dụng kháng viêm tại chổ,kháng viêm lên các dây thần kinh, giúp máu huyết lưu dẫn đến các vùng bị viêm nhiễm,phục hồi chức năng nâng đỡ của cột sống ,làm mềm cơ dể các dây thần kinh không bị chèn ép quá mức là nguyên nhân dẫn đến đau nhức.

> Hiệu quả tuyệt đối với đau dây thần kinh tọa có yếu liệt chi,buồn mỏi tê,nhức,suy giảm chức năng vận động,

> Đau dây thần kinh liên sườn

> Các chứng đau lưng ,vùng mông,đau vai ,gáy, cổ,mỏi gối,do thoái hóa,gai,thoát vị,gai đôi ,vẹo lệt cột sống

đau cơ,tê thấp,đau tê, buồn mỏi chân tay,đổ mồ hôi tay chân,

> Hội chứng chùm đuôi ngựa ,Đau giây thần kinh có rối loạn chức năng đại,tiểu tiện

> Chứng đau, tê, mỏi ,sau tai biến



HÃY LÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI

ở xa sẽ nhận thuốc qua đường bưu điện

sẵn sàng chia sẻ thắc mắc vấn đề có liên quan



Địa chỉ ;Tạ Mạnh Thủy ;109 Đồng Trai;Xã Định Hiệp ;Huyện Dầu Tiếng ;Tỉnh Bình Dương .



DT;0650 3 538 128......DĐ;0168 648 8116

Email; [email protected]
 
Đau thắt lưng là một bệnh thường gặp. Chúng ta hầu hết có kinh nghiệm ít nhất một lần đau thắt lưng trong đời. Chi phí dành cho việc điều trị và thiệt hại đối với xã hội cũng như cá nhân khá lớn.



Di chứng để lại cho bệnh nhân vẫn còn là vấn đề phải quan tâm. Vì thế các biện pháp phòng ngừa cần được phổ biến rộng rãi cho mọi người biết để tránh hay để điều trị sớm.



Đau thắt lưng là gì?



Đau ngang lưng quần, đau có thể khu trú một nơi ở giữa cột sống hay đau ở các điểm cạnh cột sống thắt lưng, hai bên đường giữa. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên làm cho nhiều người lầm tưởng là đau thận.



Có mấy dạng đau thắt lưng?



- Đau thắt lưng cấp tính: Xảy ra thình lình, dần dần hay dữ dội sau khi khiêng, nhấc vật nặng trong tư thế cúi lưng hay trong các tư thế sai khác khiến ngay sau khi khiêng người bệnh không đứng thẳng người lên được, phải đi đứng lom khom. Người dân thường gọi là cúp xương sống, cụp xương sống hay trẹo xương sống.



- Đau thắt lưng mạn tính: Sau giai đoạn cấp tính bệnh nhân hay khỏi đau hay diễn biến thành đau mạn tính trong 10% đến 50% các trường hợp. Bệnh nhân đau dai dẳng nhất là khi ngồi lâu, làm nặng hay làm những việc thường hay phải cúi lưng.



- Đau thắt lưng - Đau thần kinh tọa: Diễn biến nặng hay ngay tức thì của đau thắt lưng cấp tính hay sau một thời gian đau thắt lưng mạn tính là đau thắt lưng - đau thần kinh tọa.



+ Điều trị đau thắt lưng cấp tính



Mục tiêu điều trị được đặt ra ngay từ cơn đau thắt lưng cấp tính đầu tiên nhằm: tránh cho bệnh nhân bị tái phát, tránh trở thành đau thắt lưng mạn tính và tránh biến chứng đau thắt lưng thần kinh tọa.



Do vậy, việc điều trị mang tính chủ động hơn là thụ động.



Hơn 90% các trường hợp đau thắt lưng cấp tính chỉ cần được điều trị bảo tồn đúng đắn là sớm phục hồi, bệnh nhân khỏi đau và sớm trở lại công việc hằng ngày. Các biện pháp bao gồm:



- Nằm nghỉ: Nằm nghỉ từ 1 đến 3 ngày đối với các trường hợp đau ít. Nằm nghỉ từ 3 đến 7 ngày đối với các trường hợp đau nhiều.



- Thuốc men: Thuốc giảm đau thông thường; thuốc chống viêm không phải corticosteroid; thuốc giãn cơ. Thuốc chống viêm có corticosteroid: KHÔNG NÊN sử dụng.



- Áo nẹp thân bằng nhựa: Là một phương tiện bất động tạm thời, khi đã đỡ đau thì nên bỏ áo nẹp và tiến hành tập luyện. Không nên lệ thuộc vào áo nẹp. Mang áo nẹp mà không tập luyện thì sẽ dễ đưa đến teo cơ cạnh cột sống và vòng lẩn quẩn lại tiếp tục.



- Kéo tạ khung chậu: Là một phương pháp vật lý cần được áp dụng đúng cách. Hiệu quả của phương pháp này có giới hạn, không phải lúc nào cũng có kết quả tốt. Đôi khi sau kéo tạ, bệnh nhân lại đau nặng thêm. Kéo tạ cũng là phương pháp thụ động.



- Phẫu thuật là phương pháp chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong điều trị đau thắt lưng. Tuy nhiên đây là phương pháp không thể tránh nếu thất bại sau điều trị bảo tồn.



Việc tập luyện phục hồi chức năng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Việc tập luyện chủ động này rất quan trọng và là điểm mấu chốt đối với điều trị đau thắt lưng cấp tính, phòng ngừa đau thắt lưng mạn tính và các biến chứng đau thắt lưng-đau thần kinh tọa, hội chứng chùm đuôi ngựa.



Ngay sau khi bớt đau, bệnh nhân phải tích cực tập các bài tập phục hồi chức năng để lấy lại sự cử động, sức mạnh cơ bảo vệ thắt lưng, sự dẻo dai của cột sống, nhờ thế mà cột sống sẽ tránh được tổn thương lần nữa và bệnh nhân sẽ tránh được những cơn đau tái đi tái lại.



Sau đó bệnh nhân cần được hướng dẫn các bài tập năng động hơn để tăng tính dẻo dai và kết hợp các công việc nặng hơn. Các bài tập tăng sức mạnh cơ và cố định vững cột sống thắt lưng chủ yếu là tập 2 nhóm cơ đối kháng nhau: nhóm cơ bụng và nhóm cơ cạnh cột sống, nhóm cơ mông và nhóm cơ đầu đùi.



Sự tích cực tập luyện sẽ mang lại kết quả nhiều hơn trong việc phòng ngừa bệnh tái đi tái lại so với việc thụ động, không tập luyện. Bệnh nhân nhờ thế mà trở lại với công việc thường ngày sớm hơn và tránh được khả năng tái phát.



+ Điều trị đau thắt lưng mạn tính



Áp dụng các phương pháp tương tự như trên và tập luyện phục hồi tích cực, chủ động.



Phòng ngừa đau thắt lưng như thế nào?



Chúng ta phải luôn luôn chú ý giữ tư thế sinh hoạt và lao động đúng. Đây chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Những tư thế tuy đơn giản nhưng rất cần được quan tâm giữ cho đúng là: nằm, ngồi, đứng, đi, nhìn quanh, mặc quần áo, mang giày, làm vệ sinh, làm việc nhà, lên xuống thang lầu, lên xuống xe, nhấc vật nặng, mang xách vật nặng, tư thế tốt trong khi làm việc, tư thế và trọng lượng cơ thể, tư thế và động tác chơi thể thao…



Việc phòng ngừa quan trọng hơn nhiều so với điều trị. Ý thức giữ cột sống trong tư thế tốt nên được quan tâm và thực hiện hằng ngày. Tư thế tốt khi làm việc, sinh hoạt, lao động dù nhẹ hay nặng là rất quan trọng. Càng lớn tuổi, càng phải chú ý giữ tư thế tốt vì cột sống của người có tuổi không còn mềm dẻo như khi còn trẻ. Nên tránh các động tác cầu kỳ mang tính kỹ thuật không phục vụ cho sức khỏe, mà ngược lại có thể gây tai biến nguy hiểm.



Theo KHPT
 
Bạn vào đây xem thông tin nhé, nếu cần giúp đỡ thì alo cho mình



http://my.opera.com/nttlan11/blog/show.dml/7425851



chúc ban mau khỏi bệnh.
 

Rickie

New Member
http://www.vatgia.com/raovat/3444/1460061/thuoc-nam-hieu-qua-chua-dau-lung-dau-than-kinh-toa-thoai-hoa-cot-song-gai-cot-song-thoai-hoa-thoat-vi-dia-den.html
 

tony_bee

New Member
Bạn bị bệnh lý ở lưng như: thoái hóa, hay Thoát vị, hay gai ,.. Sau đó chèn dây thần kinh mag gây ra bệnh Thần kinh tọa.
Bạn nên dùng bài thuốc cơ bản tại nhà thuốc nam của Ông tôi. sau đó gia thêm các vị sau để Chữa chứng dâu thần kinh tọa như: Dây nho núi, rễ cây sâm hẹ, chùm gửi,...hay liên lạc trực tiếp để Ông tư vấn giúp.
http://vn.360plus.yahoo.com/thu_ksh/article?mid=591
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top