webbie_da_styl3

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Vốn lưu động và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cavico Việt Nam xây lắp điện





MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Những vấn đề chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 3

I. Vốn lưu động, thành phần và kết cấu của vốn lưu động 3

1. Vốn lưu động của doanh nghiệp. 3

2. Vốn lưu động và vai trò của nó đối với hoạt động sản 4

3. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp. 5

3.1. Phân loại theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình 5

3.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn: 6

3.3. Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp: 6

3.4. Phân loại vốn theo thời gian huy động vốn 7

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ. 9

II. Hiệu quả sử dụng VLĐ và các chỉ tiêu phản ánh ý nghĩa. 9

1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 9

2. Quản lý và bảo toàn VLĐ trong kinh doanh. 10

2.1.Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. 12

2.2.Vốn thuộc các khoản phải thu 13

2.3.Vốn hàng tồn kho: 13

2.4 Tài sản lưu động khác 13

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 13

3.1. Tốc độ luân chuyển luân chuyển vốn lưu động: 14

3.2. Mức đảm nhiệm VLĐ. 15

3.3. Kỳ thu tiền trung bình. 15

3.4. Vòng quay hàng tồn kho. 15

3.5. Các hệ số khả năng thanh toán: 15

3.6. Hệ số sinh lời VLĐ: 16

4. Các nhân tố ảnh hưởng, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả . 17

4.1. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 17

4.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 17

5. Phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. 18

Chương II: Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu 20

I. Khái quát chung về công ty Cavico Việt Nam xây lắp điện. 20

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cavico Việt Nam . 20

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 21

3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và đặc điểm của tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 22

3.1. Mô hình bộ máy tổ chức của công ty: (bảng 1) 22

3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 23

3.3. Hệ thống sổ sách kế toán của công ty 24

II. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. 25

1. Khái quát chung về nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh. 25

1.1. Khái quát chung về nguồn vốn của công ty. 25

1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 26

2. Cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của công ty. 27

3. Tình hình quản lý và sử vốn lưu động tại công ty Cavico Việt Nam 28

3.1. Quản lý vốn bằng tiền 28

3.2. Quản lý các khoản phải thu. 29

3.3. Quản lý hàng tồn kho. 29

3.4. Quản lý tài sản lưu động khác. 29

4. Hiệu quả sử vốn lưu động tại công ty Cavico Việt Nam xây lắp điện. 30

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu 31

1. Những ưu điểm 31

2. Những tồn tại 31

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 32

Kết luận 34

Tài liệu tham khảo 35

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


doanh nhất định. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phát sinh trình độ sử dụng nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh với tổng chí thấp nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả tối đa thu được với một chí phí vốn lưu động bỏ ra thấp nhất.
Đối với doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm tăng uy tín, thế lực của doanh nghiệp trên thương trường, đồng thời tạo ra sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn tạo ra nhiều lợi nhuận, là cơ sở để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu việc tổ chức đảm bảo vốn lưu động nhằm cung ứng một lượng vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục thì việc bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giúp doanh nghiệp đạt được mục đích sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy:
- Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh trong những thời kỳ khác nhau thì cũng khác nhau. Do đó, đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đưa ra những cách quản lý kịp thời sao cho dù ở bất cứ trường hợp nào cũng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời lượng vốn lưu động cần thiết để đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh.
- Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm thu hồi vốn nhanh, đảm bảo kinh doanh có lãi để tự trang trải, bù đắp các chi phí đã bỏ ra.
2. Quản lý và bảo toàn VLĐ trong kinh doanh.
Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là khâu quan trọng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp tồn tại dưới dạng vật tư hàng hoá và tiền tệ, trong quá trình luân chuyển, thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố làm thất thoát vốn đó là:
Hàng hoá bị ứ đọng, kém phẩm chất hay không phù hợp với nhu cầu thị trường, không tiêu thụ được hay tiêu thụ với giá thấp.
Kinh doanh thua lỗ kéo dài do doanh thu không bù đắp chi phí, nên sau một thời kỳ vốn bị thâm hụt dần.
Vốn bị chiếm dụng lớn trong thanh toán.
Các nhân tố trên sẽ làm vốn lưu động bị giảm sút dần, vì vậy nếu doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động không tốt, không bảo toàn được vốn, làm ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất kinh doanh, quy mô vốn bị thu hẹp, vốn chậm luân chuyển, hiệu quả sử dụng vốn thấp và tất yếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường và nguy cơ của sự phá sản là không thể tránh khỏi.
Trong kinh doanh, ngoài vốn cố định thì vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu. Chính vì vậy quản lý vốn lưu động là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Xuất phát từ những đặc điểm của vốn lưu động là chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm, cách vận động của vốn lưu động (có tính chất chu kỳ), trong quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn lưu động, cần chú ý một số một số nội dung sau:
Cần xác định số vốn lưu động cần thiết, tối thiều trong kỳ kinh doanh.
Tổ chức khai thác tốt nguồn vốn trong và ngoài doanh nghiệp.
Có biện pháp bảo toàn giá trị thực của vốn lưu động, tức là đảm bảo sức mua của đồng vốn không bị giảm sút so với sức mua ban đầu. Cuối cùng là phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu: Vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động... Nhờ những chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh kịp4 thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm tăng mức doanh lợi cho doanh nghiệp.
Từ những lý do trên cho thấy vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là cần thiết khách quan, là vấn đề sống còn, có ý nghĩa quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
2.1.Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Vốn bằng tiền :
Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hay để trả nợ. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn :
Chính vì tiền là tài sản không sinh lời, nên doanh nghiệp muốn duy trì một lượng tài sản có tính “lỏng” cao (tính chuyển đổi dễ dàng) thường để chúng dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn hơn là giữ tiền. Các khoản đầu tư ngắn hạn chính là trái phiếu, cổ phiếu được mua bán tại thị trường tài chính một cách dễ dàng.
Khác với giữ tiền, việc đầu tư tài chính ngắn hạn này thường mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. Đó là tiền lãi của trái phiếu, cổ phiếu (cổ tức) và sự tăng giá thị trường cổ phiếu. Trong các khoản mục của tài sản lưu động thì đầu tư tài chính ngắn hạn có tính “lỏng” cao chỉ kém vốn bằng tiền và hơn các khoản phải thu hay dự trữ tồn kho.
Khi lượng tiền trong doanh nghiệp cao hơn mức bình thường, doanh nghiệp sẽ chuyển tiền thành chứng khoán ngắn hạn để có thêm thu nhập cho doanh nhgiệp và ngược lại, khi lượng tiền giảm xuống dưới mức bình thường thì doanh nghiệp lại bán bớt chứng khoán để duy trì lượng tiền mặt ở mức hợp lý.
2.2.Vốn thuộc các khoản phải thu
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong qúa trình bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản nợ tạm ứng.
2.3.Vốn hàng tồn kho:
Trong các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ vật tư, hàng hoá gồm ba loại:
+ Nguyên liệu, vật liệu công cụ và dụng cụ
+ Sản phẩm dở dang
+ Thành phẩm
Ba loại này còn gọi chung là hàng tồn kho. Trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng dự trữ.
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động, phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì vật tư, sản phẩm dở dang, hàng tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
2.4 Tài sản lưu động khác
Là những khoản tạm ứng, trả trước, chí phí chờ kết chuyển ...
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong cơ cấu vốn kinh doanh, vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn, nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Vì lý do đó mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên tính toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động để từ đó có những biện pháp tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động tốt hơn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
3.1. Tốc độ luân chuyển luân chuyển vốn lưu động:
Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động càng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể được đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển vốn (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).
Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường là trong một năm:
Doanh thu thuần
Số vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng so với thực tế kỳ trước, chứng tỏ hiệu quả sử vốn tăng và ngược lại.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
360 ngày
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Kỳ luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn.
Từ phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động, ta có thể xem xét ảnh hưởng của chúng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động sử trong kỳ.
Mức lãng Doanh thu thuần Kỳ luân Kỳ luân
phí vốn lưu = bình quân một ´ chuyển VLĐ - chuyển VLĐ
động ngày kỳ này kỳ này
3.2. Mức đảm nhiệm VLĐ.
VLĐ bình quân
Mức đảm nhiệm của VLĐ =
Doanh thu thuần
3.3. Kỳ thu tiền trung bình.
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình = ´ 360
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho thấy kỳ thu tiền trung bình càng dài chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
3.4. Vòng quay hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh sự luân ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
H Vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn lưu động tại công ty Thương mại thuốc lá Luận văn Kinh tế 0
V Vốn lưu động và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây Luận văn Kinh tế 2
B Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Thương mại - Xây dựng Bạch Đằng Luận văn Kinh tế 0
E Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airl Luận văn Kinh tế 0
O Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III Công ty Thép Thái Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu Luận văn Kinh tế 0
C Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá Luận văn Kinh tế 2
N Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top