Alexis

New Member

Download miễn phí Văn hoá ngôn từ, phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh và việc dịch bài thơ "chiều tối"





Để có thể giúp cho người đọc hiểu đúng cái cốt lõi của văn hóa ngôn từ và phong cách hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh, chúng tôi đề nghị dịch bài thơ này như sau:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây lơ lửng giữa từng không
Có cô xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Với cách dịch này, ta thấy cụm từ " có cô xóm núi" thể hiện được đúng ý thơ và hình tượng mà Hồ Chí Minh muốn truyền đạt. Đồng thời nó cũng thể hiện được tính khách quan trong thái độ phản ánh thực tế của nhà thơ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

VĂN HOÁ NGÔN TỪ, PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HỒ CHÍ MINH                                      VÀ VIỆC DỊCH BÀI THƠ "CHIỀU TỐI"
                                   PGS.TS. Hữu Đạt
            1. Trong nửa thế kỷ qua, ở Việt Nam và ở nước ngoài đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( Xem thêm [5], [7], [8], [9], [10], [14]... . Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và nước ngoài đã cho thấy, "Nhật ký trong tù" là một tập thơ có giá trị cao cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Trong đó, nổi bật lên là phong cách của một nhà thơ phương Đông giàu tâm hồn yêu nước, yêu quê hương, thiết tha với lý tưởng cách mạng. Nền tảng chính làm nên phong cách ngôn ngữ của Hồ Chí Minh trong tập thơ này chính là tính uyên thâm, bác học của thể thơ Đường luật kết hợp với cách sử dụng những chất liệu của đời sống thường nhật để đưa vào thơ ca nhằm phản ánh những hiện tượng điển hình trong lao tù Tưởng Giới Thạch. Qua đó, tác giả đã miêu tả một cách sâu sắc bản chất thối nát của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ và nỗi cực khổ của những chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong chốn nhà lao.             Một điều dễ nhận thấy là, ngay cả những bài thơ được viết theo lối hài hước châm biếm, ngôn ngữ thơ của Hồ Chí Minh vẫn luôn sắc cạnh, nghiêm túc. Những hình ảnh ta thường gặp ở tập thơ này như: "chiếc răng rụng"," cái nốt ghẻ"," chậu nước nhà pha", "hố xí"…tuy là chất liệu thô mộc của cuộc sống đời thường nhưng khi đi vào thơ Hồ Chí Minh nó không hề làm tầm thường hoá đi thơ Người mà trái lại còn tạo ra một phong cách mới, một sức sống riêng, một "sự phá cách" sáng tạo cái thể thơ vốn thuộc dòng thơ bác học, rất chặt chẽ về cấu trúc, niêm luật và con đường tạo nghĩa văn bản ( Xem thêm [2], [3] ). Có thể nói, dù trong hoàn cảnh nào, thơ Người vẫn là sự vươn tới những giá trị của thẩm mỹ và văn hoá ngôn từ, thể hiện rõ một tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và tinh tế.             2. Bài thơ "Chiều tối" trong tập "Nhật ký trong tù" là một bài thơ hay, được tuyển vào chương trình dạy văn ở phổ thông trung học. Nó cũng là bài thơ  thường được chọn làm đề thi tuyển sinh đại học trong rất nhiều kỳ thi, đặc biệt từ những năm của thời kỳ Đổi mới. Điều này chứng tỏ bài "Chiều tối" chẳng những là một trong các bài tiêu biểu nhất của "Nhật ký trong tù"mà còn là bài thơ có vị trí quan trọng trong văn học nhà trường. Nó là một hành trang tri thức quan trọng đối với thanh niên của thời đại ngày nay. Mặt khác, chính bài thơ trên còn là đối tượng nghiên cứu của sinh viên ngữ văn thuộc ngành khoa học xã hội ở bậc đại học. Nó cũng được nhắc đến nhiều trong các khoá luận tốt nghiệp của sinh viên và cả trong một số luận văn sau đại học.             Bài thơ có dạng nguyên tác:                                             Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ,                                             Cô vân mạn mạn đọ thiên không;                                             Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,                                             Bao túc, ma hoàn lô dĩ hồng.             Dịch nghĩa:                                             Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,                                             Chòm mây cô lẻ, lững lờ trôi giữa tầng không;                                             Thiếu nữ xóm núi xay ngô,                                             Ngô xay vừa xong lò than đã đỏ.             Bài này được dịch thành thơ như sau:                                             Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,                                             Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;                                             Cô em xóm núi xay ngô tối,                                             Xay hết, lò than đã rực hồng.                                                      (Nam Trân)             Trước hết, cần nói rằng, dịch thơ là một công việc phức tạp không giống như dịch văn xuôi và một số loại văn bản khác. Bởi vì, nói đến thơ ca là người ta nói đến một loại hình văn bản đặc biệt. Trong đó, ngoài vấn đề thông tin hình tượng, thơ ca còn có cách sử dụng riêng các phương tiện liên kết, các qui luật hoà phối âm thanh để tạo nên ngữ điệu, nhịp điệu của thơ ca cũng như đặc trưng về tính nhạc của nó. Như vậy, dịch thơ không thể dịch từng chữ, vì rằng quá câu nệ vào chữ sẽ dẫn đến làm hỏng thơ do chỗ giữa các ngôn ngữ không bao giờ có sự tương ứng hoàn toàn giữa các từ. Chưa kể, giữa các ngôn ngữ còn có những qui tắc, cách thức khác nhau trong việc xây dựng hình tượng. Điều quan trọng là người dịch phải giả mã được hình tượng của văn bản nghệ thuật trong nguyên tác, sau đó mới tìm ra cách thể hiện nhằm truyền đạt được đầy đủ nội dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả. Sự giả mã này cho phép người dịch bộc lộ những khả năng sáng tạo cá nhân theo nguyên tắc của quan hệ " hằng thể và biến dạng". Nghĩa là, một bài thơ hay có thể dịch theo nhiều cách khác nhau. Muốn đạt được điều này, khi tiến hành dịch thơ người dịch phải quan tâm đến một loạt vấn đề như: ngôn ngữ, văn hoá, thói quen của tư duy, phong cách tác giả, đặc điểm thể loại…Nói cách khác, một trong những vấn đề mấu chốt của việc dịch thơ là không được làm mất đi hay biến đổi phong cách của tác giả, đặc biệt là cái nét văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ ( Xem thêm [4] ). Trong cách nhìn đó, chúng tui thấy cách dịch bài thơ " Chiều tối" có một vấn đề rất cần  khảo sát lại.             Trước hết, cần khẳng định, trong các bản dịch hiện có thì bản dịch của Nam Trân vẫn là bản dịch được đánh giá cao hơn cả. Đây cũng là bản dịch được lựa chọn vào trong văn tuyển phổ thông trung học.  Sự sáng tạo trong cách dịch của Nam Trân thể hiện rõ nhất ở sự khai thác mặt nghĩa hình tượng của bài thơ.Điều này bộc lộ ở việc ông mạnh dạn đưa từ "tối" vào câu thơ thứ ba, mặc dù trong nguyên tác không hề có từ này. Sở dĩ người đọc chấp nhận được vì câu này liên quan đến câu thứ nhất: những đàn chim mỏi cánh đi tìm chốn nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn vất vả. Ai cũng biết, đó là lúc hoàng hôn. Trong không gian rộng mở giàu tính tượng trưng theo phong cách thơ Đường, hình ảnh cô gái xay ngô đã tạo nên một bức tranh sống động về đời sống hiện thực nơi xóm núi. Nó mở ra một thế đối lập mới về không gian, thời gian. Nhờ việc đưa từ "tối" một cách hợp lý vào văn bản mà hình ảnh lò than rực hồng vốn là kết quả của một câu tả ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Về việc chuẩn hoá ngôn ngữ các văn bản luật pháp thời kỳ đổi mới Luận văn Sư phạm 0
C So sánh từ, ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt (về một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá) Văn hóa, Xã hội 3
K Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên khoa Ngôn ngữ & Văn hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ theo qua Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu giao văn hoá Việt Nam – Hoa Kỳ về các biểu hiện phi ngôn từ thể hiện sự thất vọng Tài liệu chưa phân loại 0
G Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so Tài liệu chưa phân loại 0
M Quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa ngôn ngữ và văn hoá nga trường đại học ngoại ngữ - Đại h Tài liệu chưa phân loại 2
D Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty công trình giao thông 116 Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện phát triển du lịch văn hoá ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0
D Kinh kịch nét văn hoá truyền thống của dân tộc trung hoa Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top