Cathaoirmore

New Member
Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường đại học Cần Thơ hiện nay

Download Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường đại học Cần Thơ hiện nay miễn phí





MỤC LỤC
 
Lời Thank . . 3
 
MỞ ĐẦU . 4
 
1. Tính cấp thiết của đề tài. 4
 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 5
 
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 5
 
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6
 
5. Kết cấu của đề tài . 6
 
NỘI DUNG . 7
 
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI . 7
 
1.1 Khái niệm về lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới . 7
 
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới và quan
 
điểm của Đảng về đời sống mới của sinh viên hiện nay .12
 
1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới .12
 
1.2.2 Quan điểm của Đảng về đời sống mới của sinh viên hiện nay .19
 
1.3 Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, lối sống Hồ
 
Chí Minh . .24
 
1.3.1 Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh .24
 
1.3.2 Nội dung học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh .25
 
Chương 2: XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY . 29
 
2.1 Khái quát về trường Đại học Cần Thơ .29
 
2.2 Thực trạng về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên ở trường
 
Đại học Cần Thơ hiện nay.36
 
2.2.1 Thành tựu.37
 
2.2.2 Hạn chế .57
 
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY . 61
 
 
3.1 Phương hướng .61
 
3.2 Giải pháp . 64
 
KẾT LUẬN. 69
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .71
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và nghị lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình. Người đã làm thơ để tự răn:
“ Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”
Trong tình hình hiện nay, để phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của cả thầy cô, cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố đó, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.[5]
Chương 2
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY
2.1 Khái quát về trường Đại học Cần Thơ:
Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Cần Thơ: Viện Đại học Cần Thơ ra đời ngày 15/10/1966. Viên Đại học Cần Thơ chỉ tồn tại từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1975 nhưng viện đã có công mở ra một hướng đi mới trong lịch sử giáo dục ĐBSCL: đào tạo chính quy những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, nông nghiệp có trình độ kỹ sư hay cử nhân.
Ngày 30/4/1975 cùng với ngày giải phóng Sài Gòn – Gia Định giải phóng, ĐBSCL và Cần Thơ được giải phóng. Khu ủy Miền Tây Nam Bộ tổ chức ngay những đoàn cán bộ đến tiếp quản cơ sở giáo dục quan trọng trên. Từ đó, Viện Đại học Cần Thơ trở thành trường Đại học Cần Thơ.
Khi còn là Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Cần Thơ có 4 khoa: Khoa học, Luật khoa và Khoa học xã hội, Văn khoa, Sư phạm (có trường Trung học kiểu mẫu) đào tạo hệ cử nhân, Trường Cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm sinh ngữ giảng dạy chương trình ngoại ngữ cho sinh viên.
Viện Đại học Cần Thơ tọa lạc trên đọa điểm:
Tòa viện trưởng ( số 5, đại lộ Hòa Bình) là nơi tập trung các bộ phận hành chính của viện.
Khu I ( đường 30/4) diện tích trên 5 ha là khu nhà ở, lưu trú xã nữ sinh viên, Trường trung học kiểu mẫu, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và nhà làm việc của các
khoa.
Khu II: ( đường 3/2) diện tích 87 ha là khu nhà học chính của trường
Khu III: ( số 1, Lý Tự Trọng) diện tích 0,65 ha, là cơ sở đào tạo đầu tiên gồm khoa Khoa học và Thư viện.
Sau khi được tiếp quản và đổi tên thành Trường Đại học Cần Thơ, lúc này
chương trình đào tạo và sinh viên cũ của khoa Sư phạm và Cao đẳng Nông nghiệp
được tiếp tục đào tạo tại khoa Sư phạm tự nhiên và Khoa Nông nghiệp của Đại học
Cần Thơ. Sinh viên của các khoa khác được gửi lên các trường đại học ở Thành phố
Hồ Chí Minh hay được chuyển vào các ngành đang đào tạo tại trường.
Sau 1975, Khoa Sư phạm được tách thành khoa Sư phạm tự nhiên và khoa Sư phạm xã hội đào tạo giáo viên phổ thông trung học gồm Toán, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ. Sau đó, mở rộng thành 5 khoa: Toán – Lý (1980), Hóa – Sinh (1980), Sử - Địa (1983) và Ngoại ngữ (1983).
Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, đào tạo 2 ngành Trồng trọt và chăn nuôi. Đến năm 1979, Khoa Nông nghiệp được rộng mở thành 7 Khoa: Trồng trọt (1977), Chăn nuôi (1978), chế biến và Bảo quản nông sản (1978), kinh tế nông nghiệp (1979) và Thủy sản (1979).
Năm 1978, Khoa Đại học Tại chức được thành lập, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh ĐBSCL. Thời gian đào tạo là 5 năm từ 1981 do yêu cầu của các địa phương, công tác đào tạo Tại chức cần được mở rộng hơn và trường đã liên kết với các tỉnh mở các trung tâm giáo dục thường xuyên: Tiền Giang – Long An – Bến Tre, Vĩnh Long – Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Minh Hải.
Năm 1987 để phục vụ phát triển kinh tế thị trường phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Khoa kinh tế Nông nghiệp đã liên kết với Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh mở thêm 4 ngành đào tạo cử nhân kinh tế: Kinh tế tài chính – Tín dụng, Kinh tế kế toán tổng hợp, Kinh tế ngoại thương và quản trị kinh doanh. Tương tự năm 1988, Khoa Thủy nông đã mở thêm hai ngành đào tạo mới là Thủy công và Công thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa và cầu đường nông thôn ĐBSCL.
Năm 1990, Khoa Toán, Lý mở hệ cao đẳng đào tạo hai ngành: Điện tử và
Tin học và nâng cấp xưởng điện tử thành trung tâm điện tử - Tin học.
Tháng 2/1993, Khoa ngoại ngữ được thành lập đào tạo giáo viên Anh văn, pháp văn, Nga văn cho các trường phổ thong trung học.
Ngoài việc thành lập và phát triển các khoa, Đại học Cần Thơ còn tổ chức các Trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm kết hợp có hiệu quả ba nhiệm vụ Đào tạo
– Nghiên cứu khoa học – Lao động. Từ năm 1985 – 1992 có 7 trung tâm được thành lập: Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học (1988), Điện tử - Tin học (1990), Nghiên cứu và phát triển Tôm – Artemia (1991), Ngoại ngữ (1991), Thông tin khoa học và Công nghệ (1992).
Tính đến thời điểm năm 1995, Trường Đại học Cần Thơ có 7 khoa, 3 viện nghiên cứu, 4 trung tâm khoa học, 3 bộ môn trực thuộc Ban giám hiệu, 9 phòng ban. Với 134 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác ở phòng, ban… có trình độ cử nhân, kỹ sư, bác sĩ..., 218 cán bộ công tác ở khoa, bộ môn, phòng ban, nhà trẻ, mẫu giáo công ty xây dựng có trình độ dưới đại học, 39 cán bộ quản lý.
Số lượng sinh viên hàng năm rừ các tỉnh ĐBSCL dự thi vào trường và trúng tuyển nhình chung ngày càng đông, đặc biệt 3 năm gần đây, lấy năm 1986 làm cột
mốc có 1021 sinh viên thì các năm gần đây như sau:
Năm
1983
1986
1993
1994
1995
Sinh viên
654
1.021
1.420
2.050
2.271
Nguồn: Dự thảo 30 năm thành lập trường
Theo số lượng thống kê tháng 4/1994 thì trong năm học 1994 – 1995, nhà trường có 5.716 sinh viên theo học 29 ngành tại 3 khu I, II, III.
Qua số liệu của các Sở giáo dục và Đào tạo; Ban tổ chức chính quyền và chi
cục thống kê cung cấp năm 1994 – 1995 Đại học Cần Thơ đã đào tạo được 57.072 sinh viên tốt nghiệp chính quy Đại học và Cao đẳng, chiếm 3,6/1000 dân (dân số ĐBSCL: 16.012.000 người).
Những con số thống kê trên đây thì có thể nói lên một thực trạng ở ĐBSCL đó là: đây là một miền đất đã cung cấp cho cả nước khoảng 50% tổng sản lượng lương thực thực phẩm; là vùng cây ăn quả lớn nhất nước; có nguồn thủy, hải sản xuất khẩu to lớn đứng hàng đầu của đất nước nhưng lại là một trong những vùng có lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thấp nhất nước? Đó là một câu hỏi lớn đòi hỏi Đảng ủy và Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ tìm lời giải đáp thỏa đáng. Vì tính đến thời điểm 1995, vùng ĐBSCL đang rất cần một nguồn lớn
nhân lực để kịp thời thực hiện đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra trong thời kỳ thì vùng ĐBSCL chỉ có hai trường
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
D vận dụng một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho Luận văn Sư phạm 0
D tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về điện toán đám mây và cách vận dụng nó hiệu quả Hỏi đáp Tin học 0
N Vận dụng một số phương pháp thống kê vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV giai đoạn 2003 -2008 Luận văn Kinh tế 3
A Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta Công nghệ thông tin 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top