ani88le

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, tại Đại hội lần thứ 9 Đảng đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010 là: “Phát triển kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, toàn Đảng toàn dân cần tích cực phát huy những lợi thế của đất nước; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi đây là giải pháp chiến lược nhằm giải phóng và khai thác tối đa các tiềm năng hiện có để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý; đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để giải quyết; tích cực huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thì nền kinh tế mới bước đi vững chắc trong mọi hoạt động và tạo được sự tăng trưởng hiện tại.
Chính vì tầm quan trọng của tuần hoàn , quản lý và sử dụng vốn nên em chọn đề tài “Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta” cho đề án kinh tế chính trị của mình.
Đề án bố cục gồm:
Phần I . Lời mở đầu.
Phần II. Nội dung chính.
Chương I. Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
Chương II. Vận dụng học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản vào thực tế.
Chương III. Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn ở nước ta, một số đánh giá và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phần III. Kết luận.




Mục lục

Lời mở đầu 1
Mục lục 3
I.Chương I: Lí luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản 4
1.1 Lí luận tuần hoàn của tư bản 4
a. Giai đoạn 1 4
b. Giai đoạn 2 5
c. Giai đoạn 3 6
d. Sự biến chuyển của tư bản 6
1.2 Chu chuyển tư bản 7
a. Thời gian chu chuyển 8
b. Tốc độ chu chuyển 9
c. Tư bản cố định và tư bản lưu động 10
1.3 Tác dụng , ý nghĩa, phương pháp của việc rút ngắn thời gian 11
chu chuyển
II.Chương II. Vận dụng của học thuyết tuần hoàn và chu 14
chuyển tư bản vào thực tế của việc quản lý,sử dụng vốn .
2.1 Vận dụng thực tế của học thuyết 14
2.2 Vốn –vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả 15
2.3 Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn 16
2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 18
III.Chương III : Thực trạng, một số đánh giá và biện pháp về 21
vốn ở Việt Nam
3.1 Nhu cầu về vôn ở nước ta 21
3.2 Kết qủa thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội 22
3.3 Một số tồn tại và yếu kém trong sử dụng vốn. 29
3.4 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 29
3.5 Các giải pháp huy động vốn 31
3.6 Biện pháp sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm 35
3.7 Biện pháp nâng c hiệu quả vốn đầu tư 36
Kết luận 39
Tài liệu tham khảo 40


Chương I
Lí luận tuần hoàn và chu chuyển
của tư bản

1.1. Lí luận tuần hoàn của tư bản
Tư bản luôn luôn vận động và trong quá trình vận động, nó lớn lên không ngừng.Tư bản vận động qua 3 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn I : T-H
Giai đoạn này biến tiền tệ thành hàng hoá : T-H. Đối với người mua, đó là biến tiền thành hàng. Còn đối với người bán thì đó là biến hàng thành tiền. Đó là một hành vi lưu thông hàng hoá thông thường. Nhưng nếu nhìn vào nội dung vật chất của việc mua bán đó,thì sẽ thấy tính chất tư bản chủ nghĩa của nó.
Hàng hoá mua bán là những loại hàng hoá nhất định; tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là những nhân tố của sản xuất.
Quá trình mua bán có thể biểu diễn thành:


Như thế nghĩa là có hai hành vi mua bán: T-SLĐ và T-TLSX. Hai hành vi này xảy ra trên hai thị trường hoàn toàn khác nhau là thị trường sức lao động và thị trường hàng hoá thông thường. Tiền của nhà tư bản phải chia làm hai phần theo tỷ lệ thích đáng: một phần mua sức lao động , một phần mua tư liệu sản xuất.
Đối với hành vi T-TLSX, căn cứ vao ngành kinh doanh cụ thể phải tính toán thế nào để mua đủ tư liệu sản xuất đặng sử dụng hết số nhân công thuê được; nếu thiếu tư liệu sản xuất thì không có việc cho công nhân làm, quyền sử dụng lao động thặng dư sẽ trở thành vô ích đối với nhà tư bản. Ngược lại,nếu thiếu công nhân thì tư liệu sản xuất sẽ không biến thành sản phẩm được.
Ta lại xét quá trình T-SLĐ. Nhà tư bản có tiền tệ, công nhân có sức lao động,hai bên mua bán với nhau.Đó là một quan hệ mua bán,mọt quan hệ hàng hoá-tiền tệ thông thường.Nhưng đồng thời đó cũng là một sự mua bán giữa một bên là nhà tư bản chuyên môn mua như thế và một bên là người vô sản chuyên môn bán như vậy.Sở dĩ có quan hệ mua bán kiểu đó, chính là vì những điều kiện cần thiết để thực hiện sức lao động-tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt-đã bị tách rời khỏi người lao động,đã trở thành tài sản của người không lao động. Tính chất tư bản chủ nghĩa trong việc mua bản trên không phải do bản thân tiền tệ gây nên mà là do quá trình tách rời đó gây nên,và tiền tệ ở đây đã biến thành tư bản tiền tệ, chứ không còn là tiền tệ thông thường nữa. Như vậy, giai đoạn I của sự vận động của tư bản là giai đoạn biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
Sau khi mua được hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động) thì tư bản đã trút bỏ hình thức tiền tệ mà mang hình thức hiện vật.Với hình thức hiện vật đó, nó không thể tiếp tục lưu thông được. Nhà tư bản không thể đem bán công nhân như hàng hoá được,vì công nhân chỉ bán sức lao đông trong một thời gian,chứ không phải là nô lệ của nhà tư bản. Tư liệu sản xuất và sưc lao động phải được đem ra tiêu dùng cho sản xuất. Nhà tư bản bắt công nhân phải vận dụng tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm. Kết quả là nhà tư bản có được một số hàng hoá mới mà giá trị của chúng lớn hơn giá trị của những nhân tố đã dùng để sản xuất ra số hàng hoá đó. ở đây,chúng ta coi quá trình sản xuất này như một giai đoạn trong sự vận động cua tư bản. Trong giai đoạn vận đông này, tư bản trút bỏ hình thức tư bản sản xuất để chuyển sang hình thức tư bản hàng hoá.

Về các công cụ phân bổ nguồn vốn. Lâu nay ở nước ta các hệ thống ngân hàng là một công cụ gián tiếp duy nhất thực hiện việc phân bổ các nguồn vốn trong nền kinh tế. Do đó, việc phân bổ còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội ở trong nước. Tuy nhiên từ khi thực hiện chủ trương mới đến nay, đã xuất hiện công cụ phân bổ vốn trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng, đó là các loại chứng khoán. Chính vì thế sự ra đời của các trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 29/7/2000 là sự tất yếu của sự phát triển và sẽ tạo ra một môi trường và hệ thống các công cụ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Bởi vì việc mở rộng các hình thức thu hút vốn trực tiếp thông qua phát hành chứng khoán sẽ cung cấp một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trong đó chính những người cho vay vốn là những người trực tiếp tham gia quá trình giám sát không chỉ việc sử dụng số vốn huy động nói riêng mà là tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh noi chung của doanh nghiệp.
Coi tiết kiệm là quốc sách. Việc thiết lập các công cụ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế phải cần quán triệt chủ trương tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng và trong chi ngân sách của nhà nước là quốc sách. Bởi vì, tiết kiệm là một giải pháp chung nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bài học tiết kiệm để xây dựng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đương nhiên để thực hiện mục tiêu trên cần tiếp tục đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán để nhanh chóng tạo ra hệ thống các công cụ phản ánh chính xác tình hình và hiệu quả sử dụng vốn trong các đơn vị kinh tế xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả quả lý vốn đầu tư phát triển trong toàn bộ nền kinh tế.

Kết luận

Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn là vấn đề cấp bách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá chúng ta phải học hỏi nhiều kinh nghiệm của các nước đi trước. Thực hiện chính sách “đi tắt đón đầu”, dùng những lợi thế của nước đi sau để rút kinh nghiệm, tránh những sai lầm, rút ngắn được những giai đoạn và thời gian phát triển. Điều này đòi hỏi những nhà hoạch định chính sách cần hiểu được tuần hoàn vốn và các biện pháp huy động sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả. Bản thân các doanh nghiệp phải sử dụng vốn làm sao có hiệu quả cao nhất. Các giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Là một sinh viên kinh tế, một nhà kinh doanh trong tương lai thì vấn đề quản lý vốn và tuần hoàn vốn là hết sức cần thiết. Qua thực tiễn và những kiến thức đã học được cùng với quá trình nghiên cứu tham khảo tài liệu liên quan đến đề án này, giúp em hiểu rõ được bản chất của học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản, nắm bắt được kinh nghiệm quản lý, huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Đây là những kiến thức cần thiết tạo nên hành trang cho sinh viên chúng em vững tin bước vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và sôi động.
đề tài
Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản
Sự vận dụng của nó vào nền kinh tế nước ta hiện nay



Tài liệu tham khảo

- Báo đầu tư
- Bài giảng
- Giáo trình KTCT , NXB Giáo dục-1998
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế
- Thời báo kinh tế
- Tư bản ,quyển 2
- Văn kiện đại họi Đảng lần VIII, IX

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Giang Thảo

New Member
Bài luận này quá bổ ích và sâu sắc! Thank tác giả của sản phẩm này rất nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế thị trường thời kỳ quá đ Văn hóa, Xã hội 0
R Đề án Học thuyết của Máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế thị trường th Văn hóa, Xã hội 0
C Đề án: Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế trong thời kỳ quá Văn hóa, Xã hội 0
H Đề án: Học thuyết của Mác tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta Văn hóa, Xã hội 0
J Tiểu luận Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản, sự vận dụng trong quản lý các doanh nghiệp ở Vi Tài liệu chưa phân loại 0
M Đề án Học thuyết của Mác tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta Tài liệu chưa phân loại 2
B Đề án Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế thị trường thời kỳ Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học Văn học 0
D Những dạng cơ bản của tiểu thuyết tâm lý trong văn học việt nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top