Download miễn phí Tiểu luận Vài cảm nhận về tiểu thuyết Luật đời và cha con của Nguyễn Bắc Sơn





Mục lục
 
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
1. Lịch sử nghiên cứu: 3
2. Bức tranh “cơ chế” và “thời đại” ẩn hiện trong “Luật đời và cha con”. 3
3. “Luật đời và cha con” là cuốn tiểu thuyết dự báo. 6
4. Những thành công và hạn chế của tiểu thuyết “Luật đời và cha con”. 6
KẾT LUẬN: 9
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN
Đề Tài : VÀI CẢM NHẬN VỀ TIỂU THUYẾT
“LUẬT ĐỜI VÀ CHA CON” CỦA NGUYỄN BẮC SƠN
GVHD : PGS.TS Trần Khánh Thành
Sinh viên : Lưu Công Luật
Lớp : K51-Văn học
Hà Nội, 12 - 2006
LỜI MỞ ĐẦU
“Luật đời và cha con” là cuốn tiểu thuyết khai thác khá thành công đề tài “cơ chế”. Chúng tui chọ đề tài này làm tiểu luận, vì nó đã xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất, thậm chí có thể là mạo hiểm của cuộc sống hiện đại. Văn đàn Việt Nam hiện nay rất cần những tác phẩm như vậy. Nghiên cứu về đề tài này là cần thiết, thời sự về khai thác đề tài “cơ chế” trong sáng tác văn chương là mới lạ. Chúng tui hi vọng, với những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ làm rõ thêm và khắc hoạ thành công và hạn chế của tác phẩm cũng như việc khai thác đề tài “Cơ chế” của tác giả đạt đến mức độ nào, ra sao, góp phần đưa đến cho bạn đọc cách nhìn sâu sắc và đa chiều. Để thực hiện tiểu luận này, chúng tui đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: diễn dịch, miêu tả, so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích… chúng tui cũng đã sử dụng các tư liệu từ các giáo trình, sách, báo, tạp chí và ý kiến của các nhà phê bình văn học, nhà văn, nhà thơ v.v…
Chúng tui xin chân thành Thank PGS.TS. Trần khánh Thành đã hướng dẫn thực hiện tiểu luận. Tuy nhiên, do đề tài Cơ chế là khá mới và lạ trong sáng tác văn chương, nên trong tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng toi kính mong nhận được sự chỉ giáo.
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2006.
Tác giả
PHẦN NỘI DUNG
1. Lịch sử nghiên cứu
Với giới văn học nước nhà và bạn đọc gần xa thì những tiểu thuyết như “Luật đời và cha con” thực sự gây một ngạc nhiên và tiếng vang lớn, cho dù thành công của nó đến mức độ nào. Nhà văn Phan Ngọc Tiến trên Văn nghệ ngày 1/1/2006 đã phải “thốt” lên: “Văn đàn 2005 có một số sự kiện, trong đó có “Luật đời và cha con”. 20 năm trước có Nguyễn Mạnh Tuấn với Cù lao chàm, bây giờ có Nguyễn Bắc Sơn với “Luật đời và cha con””. Chính vì tác phẩm hiếm, nhạy cảm với đời sống chính trị, xã hội, con người như vậy nên những nghiên cứu sâu về nó cũng rất ít và gần như chưa có vì vậy chúng tui có thể tự hào mà khẳng định rằng: Chúng tui là những sinh viên đầu tiên làm tiểu luận về đề tài này cho dù còn nhiều hạn chế, song chúng tui sẽ cố gắng đặt những nền móng đầu tiên và hi vọng tiếp theo sẽ có nhiều những người khác nghiên cứu và phát triển ở một tầm cao hơn.
2. Bức tranh “cơ chế” và “thời đại” ẩn hiện trong “Luật đời và cha con”.
Cơ chế là sự liên hệ giữa các tập thể với nhau, giữa tập thể với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau nhằm đạt được mục đích nào đó. Từ xưa đến giờ, thời nào cũng tồn tại các cơ chế tích cực, tiêu cực. Hiện nay, hàng loạt các cơ chế như vậy là những chùm sợi dây nhằng nhịt được biểu hiện trong luật đời và cha con. Từ đó chúng ta có thể hình dung những nóng bỏng, những mặt trái trong thời đại của chúng ta. Khi đất nước đang hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì những mặt “phản diện” cũng “ăn theo” và cản trở sự phát triển, đe doạ sự tồn vong của đất nước. Nguyễn Bắc Sơn đã thông qua hàng loạt các nhân vật tiêu biểu cho những cảnh đời khác nhau được liên kết bởi mối quan hệ gia đình, bè bạn, công việc, bồ bịch… mà nói được cả một cơ chế, thời đại. Có nhân vật tồn tại từ thời bao cấp, có nhân vật là thế hệ 8X, 9X, đã thay mặt cho những mẫu nhận thức, hành động. Trước hết, để các bạn dễ hình dung, chúng tui xin mô tả mô hình liên kết mối quan hệ theo gia đình và mối quan hệ bồ bịch của các nhân vật trong tiểu thuyết như sau:
Lê Hoè là mẫu hình khá giống với bao thanh niên Việt sinh ra trong thời chiến tranh, lớn lên ở làng quê rồi đi bộ đội đánh giặc. Tuy nhiên số phận và cảnh đời của Lê Hoè có đặc biệt hơn một chút do ông lấy hai vợ, một người ở quê, một người ở phố và sau khi nước nhà thống nhất thì ông tiếp tục là cán bộ cao cấp ở Trung ương, thường đi quán triệt nghị quyết Đảng. Mối tình và cuộc hôn nhân đầu tiên của Lê Hoè với Mận (một cô gái cùng quê) sinh ra Lê Hồi cũng chính là bi kịch của ông khi cả Lê Hồi và Mận đều chết sớm, mà nguyên nhân một phần do ông gây ra. Sau đó Lê Hoè lấy vợ hai “ngày cưới đúng vào ngày mất của Lê Hồi” là bà kim Phụng, một người phụ nữ sắc xảo, thực dụng, thích nghi với mọi biến đổi của xã hội. Kim Phụng không yêu Lê Hoè nhưng thấy cuộc sống của mình và gia đình mình cũng đầy đủ no ấm thì cũng thấy hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Lê Hoè với Kim Phụng đã cho ra đời Lê Đại và Thảo Tần. Lê Đại lớn lên trong sự dạy dỗ của cha mẹ, anh trưởng thành trong quân đội và đến khi đất nước mở cửa thì anh ra quân về một cơ quan kinh tế thành phố Thanh Hoa rồi trở thành một thương gia. Lê Đại kết duyên với Thụy Miên sinh ra Lê Cường. Thụy Miên tuy hết mực chăm sóc chồng con, đảm đang việc nhà những đó chỉ là cái vỏ che lấp đi tội lỗi luôn day dứt cô đó là “mối tình vụng trộm nhưng xay nồng” của cô với Việt - Trưởng phòng nghệp vụ của công ty cô. Kết quả của cuộc tình ấy là cái chết bi thảm của cả hai người và sự hư hỏng của Lê Cường sau khi đứa trẻ này đã phát hiện ra nỗi lầm và sự giả tạo của mẹ. Lê Cường sống không lý tưởng, sống hưởng thụ, chơi bời trác táng, quan hệ tình dục bừa bãi.
Mối quan hệ của Lê Cường với Kiều linh đã làm cho ông bà Lê Hoè điêu đứng, thì thật chớ trêu người vợ hai của bố hắn sau này cũng vẫn là cô Kiều Linh ngày ấy, cho dù Kiều Linh lúc này đã khác trước nhiều, đã trở nên nhân văn hơn. Lê Cường cũng đã đi du học ở nước ngoài và đã thấu hiểu, tu chí.
Thảo Tần kết duyên với Trần Kiên là một kỹ sư trẻ nhiệt huyết năng động. Trần Kiên do năng lực và cách suy nghĩ mới cộng với thuận lợi là có ông bố vợ đỡ đầu nên đã tiến thân đến chức bí thư Quận uỷ Lâm Du. Trần Kiên và Thanh Diệu - Phó chủ tịch phụ trách kinh tế Lâm Du lại thầm yêu nhau rồi họ trở thành người tình của nhau nhưng chỉ là về mặt tinh thần. Thanh Diệu là vợ của Vũ Sán - Kiến trúc sư trưởng thành phố, Vũ Sán thì cặp bồ bịch với Minh Nguyệt và hàng vạn cô gái trong và ngoài nước.
Tất cả các nhân vật này đều được vận hành trong một guồng máy xã hội và bộc lộ tối đa phẩm chất và nhân cách của mình như PGSTS. Nguyễn Bích Thu đã nhận xét “trong guồng máy xã hội ấy, các nhân vật đã vận động và phát triển đến tột cùng độ phát sáng, đến tận cùng phẩm chất và nhân cách của mình. Bức tranh hiện thực trong luật đời và cha chon được miêu tả như một hiện thực cùng thời đang sinh thành, biến chuyển và đã nhận vào mình các yếu tố các chất liệu ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời”. Các mối quan hệ gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, bồ bịch đã móc xích bởi một hệ thống như vậy và mỗi nhân vật này với những con người khác nhau, t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top