daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích vấn đề
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC VỀ TỪ NGỮ HÁN VIỆT
1.1. Quá trình hình thành từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt
1.2. Phân loại từ ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
1.2.1. Từ ngữ Hán Việt
1.2.2. Từ ngữ phi Hán Việt
1.3. Cách thức Việt hóa lớp từ Hán Việt
1.4. Cơ sở nhận diện từ ngữ Hán Việt
1.5. Đặc điểm tu từ của từ ngữ Hán Việt
CHƯƠNG 2
TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG TÁC PHẨM
LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
2.2. Quan niệm văn chương của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
2.3. Đôi nét về truyện thơ Lục Vân Tiên
2.4. Từ ngữ Hán Việt trong truyện thơ Lục Vân Tiên
2.4.1. Thống kê từ ngữ Hán Việt trong truyện thơ Lục Vân Tiên
2.4.2. Cách sử dụng từ ngữ Hán Việt trong truyện thơ Lục Vân Tiên
2.5. Tác dụng của từ ngữ Hán Việt trong truyện thơ Lục Vân Tiên
PHẦN KẾT LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học viết của Việt Nam ra đời đến nay hơn mười thế kỉ. Trong suốt thời
gian ấy, sáng tác văn chương trở thành cây cầu nối liền sự giao cảm giữa các thế hệ
bạn đọc khác nhau. Chúng ta tự hào vì trong suốt mười thế kỉ đó văn học Việt Nam đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ. Đó là nền văn học phản ánh thời gian kiên cường đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, là nền văn học khắc họa sâu sắc đời sống xã hội và giá trị
đạo đức của con người với những áng văn bất hủ.
Tìm hiểu những nét đẹp đó của văn học nước nhà, đặc biệt là về nghệ thuật ngôn
từ, thì các lớp từ ngữ Hán Việt đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong kho tàng di sản
văn hoá của dân tộc ta. Từ ngữ Hán Việt là nguồn chất liệu đáng kể trong văn học bác
học và văn chương bình dân. Các tác phẩm văn học kinh điển của dân tộc ta, như: Chinh
phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, Khóc Trương Quỳnh Như, Chiều hôm
nhớ nhà... đều sử dụng từ ngữ Hán Việt. Trong đó, truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn
Đình Chiểu là minh chứng tiêu biểu. Tác giả đã dựa vào hệ thống đa dạng của ngữ âm
gốc Hán để gieo vần lựa điệu, tạo ra những âm hưởng vừa bình dị vừa trang nhã cho tác
phẩm.
Lục Vân Tiên truyện (thường gọi là truyện thơ Lục Vân Tiên hay Lục Vân
Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu đã ra đời từ rất lâu và đã để lại dấu ấn khó phai trong
lòng người đọc, không chỉ ở giá trị nội dung mang tính nhân văn sâu sắc mà còn thể
hiện được nét tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà thơ. Thế nhưng, để có
thể hiểu được một cách trọn vẹn ý nghĩa thật sự của những từ ngữ Hán Việt được sử
dụng trong tác phẩm thì đòi hỏi người tiếp nhận cần có một sự am hiểu sâu sắc về
ngôn ngữ. Vấn đề sử dụng từ ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu nhận được sự quan tâm và chú ý đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều
công trình có giá trị cao ở nhiều phương diện khác nhau nhưng hầu hết các tác giả vẫn
chưa đi sâu nghiên cứu các lớp từ ngữ Hán Việt hiện diện trong tác phẩm Lục Vân
Tiên.
Nhận thức rõ tầm quan trọng về việc tìm hiểu một tác phẩm chứa đựng nhiều từ
ngữ Hán Việt, chúng tui đã thực hiện đề tài: “Từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu”. Thông qua việc thống kê, phân tích từ ngữ Hán
Việt được sử dụng trong tác phẩm, chúng tui muốn làm rõ hơn giá trị thẩm mĩ cũng
như sắc thái biểu cảm của những lớp từ này, đồng thời còn làm bật lên tài năng sử
dụng ngôn ngữ độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sự tài hoa của mình,
Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một bức tranh về cuộc sống và con người Nam Bộ cuối
thế kỉ XIX thật sinh động và chân thực, đó là những con người thật thà, chất phác,
trọng nghĩa khinh tài, luôn hướng tới cái thiện, cái đẹp, lấy đạo nghĩa làm đầu. Với
ngôn ngữ giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, đã tạo cho tác
phẩm có một sức sống bền bỉ lâu dài và một sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều thế hệ
yêu thơ văn Đồ Chiểu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện thơ Lục Vân Tiên ra đời “đã kế thừa được nhiều mặt truyền thống ưu tú
của văn học quá khứ, nhất là của văn học dân gian và truyện Nôm bình dân” [27; tr.
686]. Từ sự ra đời ấy, nó tồn tại bất tử trong lòng công chúng văn học, đặc biệt là nhân
dân Nam Bộ và trở thành một hiện tượng của văn học nước ta. Qua tác phẩm, Nguyễn
Đình Chiểu đã mang đến văn đàn một hơi thở mới với những vần thơ mộc mạc, chất
phác, bình dị, gần gũi như chính con người nơi đây. Ngôn ngữ Cụ Đồ trong tác phẩm
tuy giản dị nhưng vẫn mang nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo. Chính vì lẽ đó mà Lục
Vân Tiên tạo được một sức hấp dẫn kì lạ từ phía người đọc và một sự quan tâm đặc
biệt đối với các nhà ngôn ngữ học. Những tên tuổi nổi tiếng như: Trần Văn Giàu,
Dương Quảng Hàm, Xuân Diệu, Trần Nghĩa, Vũ Đình Liên... là những người tích cực
trong việc mang thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ngày càng gần hơn với công chúng yêu
mến văn chương.
Lục Vân Tiên được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau, phần nào
đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu tác phẩm ngày càng cao của công chúng văn học. Về
mặt nội dung, ta có “Truyện “Lục Vân Tiên” và vấn đề quan hệ đạo đức và thẩm mĩ”
(1982) của Lâm Vinh, hay “Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” (1982) của Phan
Ngọc. Dưới góc độ thi pháp phải kể đến Nguyễn Đức Sự với “Sự vận dụng Nho giáo
trên lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” (1977) hay Nguyễn Phong Nam
với “Nguyễn Đình Chiểu – từ quan điểm thi pháp học” (1998). Từ phương diện tìm
hiểu vị trí của tác giả và tác phẩm, Huỳnh Kì Sở ghi nhận bằng “Ảnh hưởng Nguyễn
Đình Chiểu qua truyện thơ Lục Vân Tiên trong đời sống tinh thần của nhân dân Bến
Tre” (1982); Thạch Phương – Mai Quốc Liên với “Nguyễn Đình Chiểu qua trang đời,
trang văn … Thậm chí, trên bình diện tìm về nguồn gốc tác phẩm, tác giả Lê Hữu với
“Để có một văn bản “Lục Vân Tiên” gần với nguyên tác hơn”(1998)… Ở mỗi công
trình nghiên cứu, mỗi tác giả đều mang đến cho độc giả một cái nhìn tổng quát và trọn
vẹn hơn về con người cũng như tác phẩm
Xét về góc độ ngôn ngữ, từ ngữ Lục Vân Tiên vốn dĩ “có phần giống với cái
đẹp của cây đa, cây đề mọc ở đầu làng, ở giữa cánh đồng, ở một bến nước, bờ song
nào đó của thôn quê Việt Nam, mộc mạc và bình dị, chân thực và hồn nhiên lạ
thường” [27; tr. 545]. Song, nó cũng có sức hút kỳ lạ đối với các nhà nghiên cứu, thôi
thúc họ cầm bút đi sâu tìm hiểu. Bàn về vấn đề này phải nói đến công trình nghiên cứu
“Nguyễn Đình Chiểu, cái mốc lớn trên tiến trình của tiếng Việt văn học” (1982) của
Hồng Dân và “Tiếng địa phương miền Nam trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu”
(1982) của Hoàng Tuệ - Phạm Văn Hảo - Lê Văn Trường…
Những năm trở lại đây, hướng nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ văn
hóa ngày càng được đẩy mạnh. Lục Vân Tiên cũng được xem là đối tượng tạo nên dấu
ấn mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, khi họ lựa chọn hướng tiếp cận mới mẻ này.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn này vẫn còn rất hạn chế.
Chỉ có vài công trình tiêu biểu như “Văn hóa truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên
và cuộc sống của tác phẩm” (1983) của Huỳnh Ngọc Trảng hay “Truyện thơ Lục Vân
Tiên với văn hóa dân gian” (1982) của Nguyễn Quang Vinh… Tuy vấn đề nghiên cứu
vẫn còn hạn chế nhưng mỗi công trình đã đạt được những thành công nhất định về mặt
lí luận. Do vậy, hướng nghiên cứu này cần được đẩy mạnh.
Nằm trong phạm vi nghiên cứu từ góc độ văn hóa, từ ngữ đóng một vai trò vô
cùng quan trọng. Nó không chỉ thể hiện sự nhận thức, sáng tạo, mà còn dự báo những
vấn đề về văn hoá của tác phẩm. Từ trước đến nay, những công trình nghiên cứu
chuyên sâu về điểm nhãn này vẫn chiếm số lượng không đáng kể. Gần đây, một số
công trình luận văn đi vào phân tích khá sâu về từ ngữ được dùng trong tác phẩm như:
“Nhận diện, phân loại từ ngữ Hán Việt trong Lục Vân Tiên” (Luận văn tốt nghiệp
Khoa Trung Văn - Trường ĐHSP TP.HCM) của Thích Viên Khai hay “Nhận xét và
phân loại kết cấu chữ Nôm trong truyện Lục Vân Tiên” (Luận văn Tốt nghiệp ngành
Ngữ văn trường Đại học SP Quy Nhơn) của Nguyễn Đạt Long. Các giả đã phác họa
một cái nhìn đầy đủ về từ và ngữ dựa trên tiêu chí ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa thông
qua việc tìm hiểu từ ngữ trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Luận văn đã nhanh chóng tạo
nên đợt sóng mới cho những người ham mê tìm hiểu về ngôn ngữ đầy thú vị đó. Đặc
biệt, phải kể đến đề tài nghiên cứu về “Từ ngữ văn hóa trong truyện Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu” do Nguyễn Thị Thanh Ngân và Lê Thị Bích Liễu thực hiện. Đề
tài này đã đi sâu vào tìm hiểu nội dung phong phú của các nét nghĩa ẩn sâu dưới các
lớp từ ngữ của truyện Lục Vân Tiên. Để từ đó, khám phá những giá trị sâu sắc trong tư
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt Ngoại ngữ 0
H Đặc điểm lớp từ ngữ dùng để xưng hô trong gia đình của tiếng Hán (Có đối chiếu với tiếng Việt) Luận văn Sư phạm 3
T Nghiên cứu đối chiếu từ pháp hai ngôn ngữ Hán - Việt vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Hán cho sinh Luận văn Sư phạm 0
P Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt) Văn hóa, Xã hội 0
S Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán Văn hóa, Xã hội 0
Y Khảo sát sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ Hán Việt từ từ điển Việt Bôd la (1651) đến từ điển tiếng Việ Văn hóa, Xã hội 0
V Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên Văn hóa, Xã hội 1
P Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ + di chuyển + mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh vớ Văn hóa, Xã hội 0
Z Nghiên cứu thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng Hán hiện đại (Trong sự so sánh với thành p Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Có liên hệ Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top