daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................. 13
Chương 2 NGHĨA CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ “ 头”
TRONG TIẾNG HÁN .................................................................................. 24
2.1. Quá trình phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt...............................24
2.2. Quá trình phát triển nghĩa của từ “头” trong tiếng Hán ................................29
2.3. Đối chiếu quá trình phát triển nghĩa từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán38
CHƯƠNG 3 CÁC ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG
VIỆT VÀ TỪ “头” TRONG TIẾNG HÁN................................................. 48
3.1. Ẩn dụ vật chứa của từ ''đầu'' trong tiếng Việt và “头” trong tiếng Hán...49
3.2. Ẩn dụ định hướng của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong
tiếng Hán .................................................................................................................51
3.3. Ẩn dụ cấu trúc của từ “đầu” trong tiếng Việt và “ 头” trong tiếng
Hán ...........................................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 72
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT............................................................... 78
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiMỤC LỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, LƯỢC ĐỒ
Hình 2.1 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “đầu” ....................................... 27
Hình 2.2 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “头”.......................................... 37
Bảng 2.1. Bảng đối chiếu nghĩa từ “đầu” và từ “头” ............................. 38
Lược đồ 3.1. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm KHÔNG GIAN LÀ CƠ THỂ NGƯỜI
................................................................................................................... 57
Lược đồ 3.2. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm SỰ LÃNH ĐẠO LÀ ĐẦU NGƯỜI. 61
Lược đồ 3.3. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm THỨ TỰ ĐẦU TIÊN LÀ ĐẦU
NGƯỜI...................................................................................................... 62
Bảng 3.1. Bảng đối chiếu những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu”
trong tiếng Việt và “ 头” tiếng Hán....................................................... 651
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, thông qua ngôn ngữ, chúng ta có thể
thấy được những đặc trưng tư duy và giá trị văn hóa của cả một dân tộc.
Nghiên cứu quá trình chuyển nghĩa cùng các ẩn dụ ý niệm của từ nhằm làm rõ
cách tri nhận về hiện thực khách quan, qua đó thấy được các dấu ấn và giá trị
văn hóa của một cộng đồng ngôn ngữ là hướng đi cần thiết. Hơn nữa, các
nghiên cứu đối chiếu về mặt ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ để chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt về mặt tư duy của hai dân tộc là một trong
những hướng nghiên cứu liên ngành đang rất được quan tâm hiện nay.
Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán gồm có: “đầu (头)”, “thủ (
首)”, “óc (大脑)”, “não (脑, 脑筋)”, “sọ (头骨)”, “trốc”. Theo khảo sát
trong Từ điển tiếng Việt [26] và Từ điển Hán ngữ hiện đại [60], chúng tôi
nhận thấy khả năng kết hợp từ của “đầu/头” là mạnh nhất, “thủ/首” yếu hơn
và có nhiều nét nghĩa và cách biểu đạt tương đồng, còn “óc/大脑”, “não/脑,
脑筋”, “sọ/头骨” thì rất hạn chế. Vậy nên, với tiêu chí chọn lựa từ thông
dụng, phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
đối chiếu sự phát triển nghĩa, những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu/头”,
cùng những cách biểu đạt tương đồng với từ “đầu/头” của từ “thủ/首” .
Trong hệ thống ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán, không khó để
tìm ra những từ ngữ có chứa yếu tố “đầu”. Ví dụ trong tiếng Việt có “bắt
đầu”, “đứng đầu”, đầu sỏ”, “to đầu”, “đầu cua tai nheo”,...; còn trong tiếng
Hán chúng ta có 头段情缘 (mối tình đầu), 机头 (đầu máy), 月头 (đầu tháng),
头大 (to đầu)... Chính bởi tính phổ biến này mà “đầu” trở thành một miền
nguồn quan trọng trong nghiên cứu về tri nhận ẩn dụ cơ thể người. Về nhóm
từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, giới nghiên cứu Việt ngữ học đã quan tâm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
nghiên cứu, song cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về
sự phát triển nghĩa và các ẩn dụ ý niệm của đầu đặt trong sự đối chiếu với
tiếng Hán. Từ những lý do trên, chúng tui đã lựa chọn đề tài: “Từ chỉ đầu
trong tiếng Việt và tiếng Hán” với mong muốn có thể làm rõ con đường phát
triển ngữ nghĩa với những chiều kích tâm lý, văn hóa dân tộc liên quan đến sự
phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu” thông qua các biểu thức ẩn dụ ý niệm trong
tiếng Việt và tiếng Hán.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có để tiến hành đối chiếu với
tiếng Hán, các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố lý thuyết
của ngôn ngữ học tri nhận, bước đầu làm rõ những sự tương đồng và khác
biệt về đặc trưng tư duy và cách thức tư duy của người Việt Nam và người
Trung Quốc trong cách thức tri nhận về từ chỉ đầu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ trong
tiếng Việt
Nghiên cứu theo hướng cấu trúc luận: Từ vựng là một bộ phận
được coi là không ổn định nhất trong hệ thống ngôn ngữ, nghĩa của từ cũng vì
thế mà không ngừng thay đổi. Do đó, những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa
cũng rất hấp dẫn các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Theo Lê Quang Thiêm,
lịch sử ngôn ngữ học được phân thành 3 thời kỳ chính: thời kỳ tiền cấu trúc
luận, thời kỳ cấu trúc luận, thời kỳ hậu cấu trúc luận, trong đó thời kỳ hậu cấu
trúc luận gắn với khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận.
Nghiên cứu về sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt, cuốn sách “Đặc
trưng Văn hóa - Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” (Nxb.Khoa học xã hội,
2010) của tác giả Nguyễn Đức Tồn đã trình bày đặc trưng văn hoá – dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy tộc người bao gồm các vấn đề về đặc trưng văn hoá –
dân tộc của sự phạm trù hoá và định danh thế giới khách quan của ngữ nghĩa3
và tư duy ngôn ngữ ở người Việt, có so sánh với những dân tộc khác, trên cơ
sở khảo sát một số trường và nhóm từ vựng - ngữ nghĩa cơ bản. Tác giả đã
thống kê số lượng nghĩa chuyển, các cách chuyển nghĩa từ đó rút ra
những nhận định có ý nghĩa. Cùng hướng nghiên cứu đó là một số đề tài, luận
văn, luận án như “Đặc điểm trường ngữ nghĩa ẩm thực (trên tư liệu tiếng Hán
và tiếng Việt)” của Ngô Minh Nguyệt. Luận án tìm hiểu đặc điểm cấu trúc,
ngữ nghĩa, đặc trưng văn hóa dân tộc của từ ngữ ẩm thực tiếng Hán và tiếng
Việt. Đồng thời, bước đầu chỉ ra sự khác biệt trong trường nghĩa này của hai
ngôn ngữ Việt-Hán. Trịnh Thị Thu Hòa với luận án “Từ ngữ chỉ động vật và
thực vật trong tiếng Sán Dìu” đã bước đầu mô tả một cách có hệ thống về lớp
từ vựng của tiếng Sán Dìu thông qua nhóm từ ngữ chỉ động vật và thực vật.
Kết quả phân tích ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ động, thực vật giúp hình dung
phần nào bức tranh phân cắt hiện thực bằng ngôn ngữ của người Sán Dìu.
Nghiên cứu theo hướng hậu cấu trúc luận: Năm 1989, hội nghị
khoa học tổ chức tại Duisbury của Đức đã đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ
học tri nhận – tên gọi một khuynh hướng ngữ nghĩa coi trọng sự tri nhận trong
nghiên cứu ngữ nghĩa. Khuynh hướng này đề cao sự tri giác, nhận thức và
năng lực của tư duy trong việc phân tích, miêu tả nghĩa của ngôn ngữ. Nhìn từ
góc độ của Ngôn ngữ học tri nhận, sự phát triển nghĩa của từ được nhắc tới
chủ yếu qua các nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ ý niệm, thuyết nghiệm thân,
các cơ chế ánh xạ.
Ở Việt Nam, Lý Toàn Thắng là người đầu tiên giới thiệu lý thuyết
Ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam qua công trình “Ngôn ngữ học tri nhận
nhìn từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb.Khoa học xã hội,
2005) với những khái niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. Nguyễn Thiện
Giáp đã dành một khoảng khá lớn trong cuốn “Phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu ngôn ngữ” (Nxb.Giáo dục, 2009) để đề cập tới những khái
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. Ngoài ra, cũng có rất nhiều những
luận văn, luận án nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ dưới góc độ tri
nhận. Hướng nghiên cứu các ẩn dụ tri nhận gắn với các điển mẫu và phạm trù
tỏa tia của ngữ nghĩa học tri nhận, có một số công trình của Nguyễn Thị Bích
Hợp (2015), Nguyễn Thị Hương (2017), Nguyễn Thị Hiền (2018). Nguyễn Thị
Bích Hợp (2015) đã nghiên cứu khá kỹ về miền ý niệm đồ ăn dưới góc nhìn
của Ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả đã xây dựng cấu trúc miền đồ ăn gồm 5
nhóm lớn với 5 điển mẫu tương ứng: thực thể - cơm; đặc điểm – mặn; đồ
dùng – bát; cảm giác – đói; hoạt động – ăn. Nguyễn Thị Hương (2017)
nghiên cứu, đối chiếu ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh đối
chiếu với tiếng Việt, nghiên cứu sự chuyển nghĩa, tỏa tia nghĩa của những
điển mẫu là những từ chỉ phạm trù ăn, uống, từ nghĩa gốc, nghĩa chuyển,
nghĩa phái sinh đến các ẩn dụ ý niệm trong hai ngôn ngữ.
Hầu hết các luận án, luận văn hay các bài nghiên cứu đều kế thừa các
lý thuyết của ngôn ngữ tri nhận để áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn, từ đó
chứng minh quá trình phát triển và chuyển nghĩa của từ sẽ là chìa khóa để con
người tư duy, tri nhận thế giới khách quan.
2.2. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ trong
tiếng Hán
Ở Trung Quốc, ngay từ giai đoạn 1977-1989, từ vựng ngữ nghĩa học
đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đáng chú ý là quan
điểm của Phù Phó Thanh (符准清) đưa ra trong cuốn “现代汉语词汇” (Từ
vựng Hán ngữ hiện đại) xuất bản năm 1985. Tác giả quan niệm từ là đơn vị
nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, dùng để tạo câu. Từ có hai mặt là hình thức
ngữ âm và khái niệm (nội dung). Theo Phù Chuẩn Thanh, từ trong quá trình
sử dụng chịu rất nhiều những chế định, ảnh hưởng và nghĩa của từ thể hiện ra
rất nhiều điểm dị biệt. Tuy vậy, trong những điểm dị biệt ấy vẫn có những nét
Tiếng Việt có: (người) đầu tiên, (tác phẩm) đầu tay, (con) đầu lòng, mối tình
đầu, giỗ đầu, đầu bảng, dẫn đầu, đứng đầu, hàng đầu...
(58) tui say sưa hát tới hát lui bản nhạc đầu tay của mình hàng trăm lần,
quên béng cả giờ giấc. {1}
(59) Em mình xông xáo, dũng cảm dễ có khả năng đi đầu bám đường lắm.
{11}
(60) Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu. {13}
(61) Người đầu tiên của nhân loại vĩnh viễn an nghỉ trên Mặt trăng là ai?
{25}
Với “dẫn đầu”, “đứng đầu” xuất hiện một hiện tượng liên kết các ý niệm
khác nhau để tạo ra những nét nghĩa khác nhau trong cùng một trường hợp. Cụ thể,
trong “dẫn đầu”, “đứng đầu” vừa có ý niệm về vị trí trên hết, lại vừa có ý niệm về
chức năng điều khiển và ý niệm về vị trí trước hết. Lại có cả hiện tượng về ý niệm
phát sinh ra từ một ý niệm chính. Thuộc tính về vị trí trên hết hay trước hết có thể
làm phát sinh ý niệm về danh dự, về tính chất quan trọng. Người đứng đầu một tổ
chức là người có địa vị quan trọng, địa vị danh dự. Một ý niệm phát sinh thường tùy
thuộc hoàn cảnh nhất định mới hiện ra. Nói “đứng đầu một phái đoàn” thì ý niệm
phát sinh như đã nói ở trên hiện ra rất rõ. Nói “con đầu lòng” hay “tác phẩm đầu
tay” thì vừa có ý niệm trước hết lại có ý niệm phát sinh là đáng ghi nhớ nhất.
Còn trong tiếng Hán có rất nhiều từ có chứa “头” hay “首” được dùng để
biểu thị thứ tự đầu tiên như: 首次 (lần đầu tiên), 首先 (trước tiên), 首播 (chương
trình phát sóng lần đầu), 首映 (lần đầu công chiếu)…
(62) 首先,是很认真的,虽然也不过取了茀罗特说,来解释创造-
-人和文学的--的缘起. Trước tiên, rất thật lòng là, tuy chỉ là dùng thuyết
Sigmund Freud để giải thích – Duyên khởi – của con người và văn học. {64}
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi64
Đầu được tri nhận là bộ phận thu hút sự chú ý nhất trong các bộ phận trên cơ
thể người, sự ảnh hưởng của đầu đến các sự vật xung quanh cũng vì thế mà trở nên
vô cùng sâu sắc. Vậy nên, khi muốn miêu tả một người hay sự việc gì đó có tầm
ảnh hưởng lớn, cực kỳ quan trọng, người Trung Quốc thường liên hệ đến “头” như:
头号新闻 (đầu hiệu tân văn: tin tức quan trọng), 头等大事 (đầu đẳng đại sự:
chuyện quan trọng hàng đầu), 头等重要任务 (đầu đẳng trọng yếu nhiệm vụ:
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu), 首要原因 (thủ yếu nguyên nhân: nguyên nhân
quan trọng nhất), 出人头地 (xuất nhân đầu địa: nổi trội, xuất sắc)…
(63) 孙俊英见人家看得起,能出人头地,一呼百应,好不威风自在.
Tôn Tuấn Anh rất coi trọng người khác, xuất sắc vượt trội, nhất hô bách ứng, thật
là uy phong tự tại. {69}
Ngoài ra, thuộc tính về vị trí của “头” còn được dùng để tri nhận về phạm
trù giá trị, đẳng cấp: 头名 (đầu danh: giải nhất), 头奖 (đầu tưởng: giải nhất, vị trí số
1), 头等舱 (đầu đẳng thương: khoang hạng nhất), 头等品 (đầu đẳng phẩm:
chất lượng hàng đầu), 头号种子 (đầu hiệu chủng tử: hạt giống số 1)…
(64) 那头等大船也有十数只,却被他火船推来,钻在大船队里一
烧. 《水浒传》 Tàu hiện đại nhất cũng có đến hàng chục cái, nhưng bị
thuyền lửa của hắn đẩy đến, luồn qua đội thuyền lớn đốt sạch. {73}
(65) 这个头号 种子选手决定要参加冬季运动会. Tuyển thủ hạt
giống số 1 này quyết định sẽ tham gia Olympic mùa Đông.
Dựa vào những thống kê trên, chúng tui đưa ra bảng đối chiếu những
ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC chỉ áp dụng trong phạm vi cả nước kể từ năm 2006, như vậy số dư đầu kỳ Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
G Tiểu luận Nguyên nhân của việc luân chuyển vốn đầu tư từ nước này sang nước khác và những chỉ tiêu đ Tài liệu chưa phân loại 0
Z Ai chỉ cho mình cách phân vùng thêm 1 ổ từ ổ C ( Primeri ) ban đầu không? Thủ thuật tin học 10
D Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ) Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao Văn học 0
D Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh) Ngoại ngữ 0
R Đổ mực máy in tại nhà Hà Nội Giá chỉ từ 80K mực in chính hãng Vệ sinh máy Miễn phí Thị trường, Mua bán 0
P CC Iris Garden Chính chủ bán căn hộ 3PN giá chỉ từ 27 triệu/m2. 033.744.2886 Thị trường bất động sản 0
D Sự nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của các cụm từ chỉ sự rào đón trong các bài giảng bằng tiếng Anh Văn học 0
D Tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao việt nam Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top