daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
BÀI TẬP MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tình hình cán cân thanh toán quốc tế, các biện pháp thăng bằng cán cân khi nền kinh tế gặp bất ổn
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 5
1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế 5
1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 5
1.2. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế 5
1.3. Những nguyên tắc xây dựng Cán cân thanh toán quốc tế 6
2. Nội dung các hạng mục của cán cân thanh toán quốc tế (BOP) 7

2.1.Cán cân vãng lai (CA – Currency Account) 7
2.1.1 Cán cân thương mại (Cán cân hữu hình) 7
2.2.Cán cân vốn (KA- Capital Account) 8
2.3 Điều chỉnh sai sót (OM) 9
2.4. Cán cân tổng thể (OB – Overall Balance) 10
2.5. Kết toán chính thức (OFB- Official Financing Balance) 10
3. Thâm hụt và thặng dư Cán cân thanh toán quốc tế 10
3.1.Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại 10
CHƯƠNG II: BÀN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 13
1.Thực trạng cán cân thanh toán 13
1.1.Cán cân thanh toán vãng lai 13
1.1.2 Phân tích cán cân vãng lai: 14
1.2.Cán cân di chuyển tư bản: 19
Cán cân vốn Việt Nam bao gồm các bộ phận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vốn đầu tư gián tiếp,
các khoản nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, các khoản nợ trung - dài hạn và tài sản ngoại tệ của các
NHTM. 19
1.3. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 20
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THĂNG BẰNG CÁN CÂN KHI NỀN KINH TẾ GẶP BẤT ỔN 24
1. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trên thế giới 24
1.1.Vay nợ nước ngoài 24
1.2.Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài 24
1.3.Phá giá tiền tệ 25
2.Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam 25
2.1.Các biện pháp kiểm soát trực tiếp 25
2.1.1.Hạn chế nhập khẩu 25
2.1.2.Khuyến khích xuất khẩu 26
2.2.Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài 27
2.2.1.Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 27
2.2.2.Đối với vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) 28
2.2.3.Biện pháp điều chỉnh tỷ giá 28
3.Các biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu (chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) 29
4. Một số giải pháp cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam 30
KẾT LUẬN 32
LỜI MỞ ĐẦU
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng
phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó có
quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bản cân đối ngân sách, cân đối
tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia. Bởi v ậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ
quan trọng để đề ra các chính sách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân
thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.


Tuy nhiên để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ chính xác và kịp thời là
một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế quá rộng.
Việc phân tích các tình trạng và đưa ra các giải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong
từng thời kì phát triển kinh tế của một quốc gia cũng là việc khó do các khu vực trong
nền kinh tế có quan hệ tác động lẫn nhau.
Việc thành lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam mới chỉ chính thức bắt đầu
từ năm 1990. Có thể nói rằng việc thành lập, phân tích điều chỉnh cán cân thanh toán
quốc tế đối với nước ta là rất yếu, để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một công cụ
phân tích, quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết là phải có sự
nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán
cân thanh toán quốc tế. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm 3 chỉ xin đề cập đến
tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam kể từ năm 2000 đến nay. Đây là giai đoạn
Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế
1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là bản ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc
gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể
được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của
quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản
tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song
thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong
nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự
thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào
bên tài sản có.
1.2. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế
* Ở tầm quản lý kinh tế vĩ mô
- Giúp hoạch định chính sách đối ngoại nói chung và chính sách thương mại quốc
tế nói riêng: Cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản ánh tổng hợp tình hình hoạt
động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của
một quốc gia. Thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ có thể cho biết
● Thứ nhất, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ở VN là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là một vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất nhiều hơn, và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ). Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, thì lại đáng lo ngại, vì khu vực này thường không làm tăng năng suất (như đầu tư vào máy móc, thiết bị), cũng như tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ (thông qua xuất khẩu).
Những lý do dẫn tới đầu tư tăng cao:
- Chính sách tiền tệ: Một trong những nguyên nhân có liên quan đến đầu tư tăng cao là chính sách tiền tệ nơi lỏng của Việt Nam trong thời gian qua. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nơi lỏng sẽ dẫn tới tăng đầu tư trong nước, do trong ngắn hạn điều này làm giảm lãi suất. Ngoài tác động trên, chính sách tiền tệ còn có tác động thông qua tỷ giá. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng tiền nội tệ so với đồng tiền của nước khác. Nếu tỷ giá hối đoái được tự do thay đổi, thì khi đó, nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn và xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, khi tỷ giá không được tự do thay đổi (tỷ giá cố định), thì đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên giá. Việc duy trì một đồng tiền nội tệ đã lên giá như vậy sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong suốt một thời gian dài Việt Nam đã duy trì tỉ giá cố định gắn vào đồng USD. Khi lạm phát thấp đây làm một chính sách hợp lý để làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2006, và đặc biệt là năm 2007, lượng vốn đầu tư (cả gián tiếp và trực tiếp) chảy vào Việt nam tăng đột biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác. Để duy trì tính cạnh tranh về giá của hàng XK, Ngân hàng Nhà nước đã tung một lượng tiền lớn ra để mua USD (làm tăng dự trữ ngoại hối), dẫn tới một lượng cung tiền rất lớn trong hệ thống thanh toán của Việt Nam. Tác động của lạm phát có tác dụng làm đồng tiền mất giá, nhưng việc duy trì tỷ giá cố định về cơ bản là việc duy trì một đồng tiền định giá quá cao đã làm cho hàng VN mất tính cạnh tranh (trở nên đắt hơn) và hàng NK trở nên rẻ hơn. Đây cũng chính là một nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và thâm hụt các cân thanh toán quốc tế. Phải thấy rằng tỷ giá cứng là một nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại.
- Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán: Trong năm 2006 và 2007 đã chứng kiến hàng loạt các công ty thực hiện cổ phần hóa, lên sàn, phát hành thêm cổ phiếu. Năm 2007 còn được nhìn nhận là năm của IPO. Bản chất của các hoạt động này, kể cả việc thực hiện cổ phẩn hóa (không chỉ của các công ty nhà nước) là các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp để đầu tư. Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh của thị trường chứng khoán, rõ ràng là mức đầu tư của VN đã tăng lên rất nhiều. Hệ quả tất yếu của việc tăng đầu tư là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư tăng vọt của các doanh nghiệp Việt Nam, một lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp đã chảy vào Việt Nam. Vốn nước ngoài vào làm thu nhập dân cư trong nước tăng lên trong khi các khoản đầu tư khác của Nhà nước vào khu vực sản xuất, hay đầu tư công của Chính phủ tuy lớn nhưng chưa cho ra sản phẩm và thu nhập ngay. Chính vì vậy, cầu tiêu dùng được đẩy lên rất lớn.
● Thứ hai, nhu cầu nhập khẩu cao nhờ được tài trợ bởi luồng vốn nước ngoài như nguồn vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các khoản vay nước ngoài.
● Thứ ba, giá cả hàng hoá quốc tế tăng cao, đặc biệt là giá các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh;
● Thứ tư, nhập khẩu tăng mạnh và cao hơn nhiều so với xuất khẩu chứng tỏ khi thực hiện các cam kết đa phương trong WTO, giảm nhiều dòng thuế đã làm cho hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, trong khi đó muốn tăng trưởng xuất khẩu lại cần có thời gian. Một yếu tố khác, hầu hết hàng xuất khẩu Việt Nam có hàm lượng nhập khẩu lớn. Nhiều nguyên liệu gần đây trở nên đắt đỏ, giá trị nhập khẩu cũng tăng lên rất nhanh. Với việc kiên quyết chống lạm phát thì một ngày nào đó giá đầu ra sẽ không thể bù đắp chi phí đầu vào nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít sẽ gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể làm đình đốn một số cơ sở sản xuất trong nước.
● Thứ năm, lạm phát trong nước cao hơn lạm phát của các đối tác thương mại, trong khi tỷ giá danh nghĩa giữa VND và USD và tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước tương đối ổn định khiến VND lên giá thực, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.



CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THĂNG BẰNG CÁN CÂN KHI NỀN KINH TẾ GẶP BẤT ỔN

1. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trên thế giới.
1.1.Vay nợ nước ngoài
Đây là biện pháp truyền thống và phổ biến. Biện pháp này thông qua các nghiệp vụ qua lại với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. Ngày nay việc vay nợ không giới hạn bởi quan hệ giữa ngân hàng này với ngân hàng khác mà nó được mở rộng ra nhiều ngân hàng khác, đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế trên cơ sở các hiệp định đã được ký giữa các bên.
1.2.Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài
Ngân hàng Trung ương của các nước thường áp dụng những chính sách tiền tệ tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ các thị trường nước ngoài di chuyển đến nước mình, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ cua cán cân thanh toán, thu hẹp khoảng cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán đó. Trong số những chính sách tiền tệ tín dụng được sử dụng để thu hút tư bản vào, thì chính sách chiếu khấu được sử dụng phổ biến hơn.
Để thu hút được một lượng tư bản từ thị trường nước ngoài vào nước mình thì Ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng lên làm kích thích tư bản nước ngoài chuyển vào. Thế nhưng biến pháp này chỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán trong trường hợp bội chi không lớn lắm và cũng chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời. Cần lưu ý rằng, biện pháp nâng lãi suất chiết khấu chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội… của quốc gia đó tương đối ổn định, tức là ít rủi ro trong đầu tư tín dụng.

KẾT LUẬN


Cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ quan trọng để hoạch định các chinh sách kinh tế trong từng thời kỳ. Việc thiếu hụt cán cân thanh toán thường xuyên và dai dẳng đã làm cho các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam ngày tăng.
Trong những năm qua, để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, Việt Nam chủ yếu sử dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp: các biện pháp hạn chế nhập khẩu (thuế nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu…), các biện pháp khuyến khích xuất khẩu (mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm và xóa bỏ thuế xuất khẩu…), các biện pháp hạn chế luồng tư bản ra (quản lý ngoại hối chặt chẽ…), và khuyến khích các luồng vốn vào (bỏ thuế đối với kiều hối chuyển về nước, khuyến khích luồng vốn FDI.
Các biện pháp này được Chính phủ áp dụng nhưng thực sự chưa có hiệu quả, tiết kiệm của tư nhân, của chính phủ chưa phát huy tác dụng trong việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top