Brentley

New Member

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về máy chủ IBM và giới thiệu về trung tâm dữ liệu (Data center )





Mục Lục 1

Lời Nói Đầu 2

Chương I: Giới thiệu về công ty thực tập 3

1 - Lịch sử phát triển 3

2 – Lĩnh vực hoạt động và các thế mạnh 4

2.1 - Khối chính phủ 4

2.2 - Khối ngân hàng 6

2.3 - Khối doanh nghiệp 14

 

Chương II: Tìm hiểu chung về máy chủ IBM 15

1 - giới thiệu về hệ thống Server System X 15

1.1 - Tổng quát về Server System X 15

1.2 - Giới thiệu về X3650 16

 

2 - giới thiệu về hệ thống Server System P 35

2.1 - Tổng quát về Server System P 36

2.2 - Giới thiệu về P590 38

 

3 - giới thiệu về hệ thống Server System I 41

3.1 - Tổng quát về Server System I 42

3.2 - Giới thiệu về lõi Power5+ 42

 

Chương III: Giới thiệu về trung tâm dữ liệu (Data Center ) 47

1 - Giới thiệu chung 47

2 - Thiết kế hệ thống 49

2.1 - Thiết kế không gian và thành phần cấu trúc 49

2.2 - Thiết kế sàn nâng, cửa ra vào và hệ thống trần giả 50

2.3 - Thiết kế hệ thống điện 53

2.4 - Thiết kế hệ thống điều hoà 60

2.5 - Thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy 61

2.6 - Thiết kế hệ thống mạng và thoại 65

2.7 - Thiết kế hệ thống camera giám sát 66

2.8 - Hệ thống kiểm soát rò rỉ cho trung tâm dữ liệu 68

2.9 - Hệ thống quản lý và giám sát cho trung tâm dữ liệu 68

2.10 - Hệ thống mạng, thoại, máy chủ trong trung tâm dữ liệu 69

 

Chương IV: Giới thiệu phần mềm quản lý bảo hành máy chủ IBM 78

Kết luận và tài liệu tham khảo : 81

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g dữ liệu A như nó được ghi vào.
Qua ví dụ trên có thể nhận thấy rằng tốc độ đọc và ghi dữ liệu của hệ thống RAID 0 được tăng lên gấp đôi (cùng một thời điểm cùng đọc và cùng ghi). Do đó RAID 0 rất phù hợp với các hệ thống máy chủ, các máy tính của gamer khó tính hay các máy tính phục vụ việc đọc/ghi dữ liệu với băng thông cao.
Cũng trong ví dụ trên, nếu như xảy ra hư hỏng một trong hai ổ đĩa cứng thì sẽ ra sao ?. Câu trả lời là dữ liệu sẽ mất hết, bởi dữ liệu cùng được tách ra ghi ở hai đĩa không theo dạng hoàn chỉnh. Trong ví dụ trên, nếu như chỉ còn một chữ A1 (hay A2) thì hệ thống không thệ nhận biết chính xách đầy đủ dữ liệu được ghi vào là A. Vậy đặc điểm của RAID 0 sẽ là làm tăng băng thông đọc/ghi dữ liệu, nhưng cũng làm tăng khả năng rủi ro của dữ liệu khi hư hỏng ổ đĩa cứng.
2
N
RAID 1
RAID 1 cũng là một cấp độ cơ bản. Từ các nguyên lý của RAID 0 và RAID 1 có thể giải thích về các cấp độ RAID khác.
RAID 1 là sự kết hợp của ít nhất hai ổ đĩa cứng trong đó dữ liệu được ghi đồng thời trên cả hai ổ đĩa cứng đó. Lặp lại ví dụ trên: Nếu dữ liệu có nội dung A được phân tách thành A1, A2 thì RAID 1 sẽ ghi nội dung A được ghi tại đồng thời cả hai ổ đĩa cứng 0 và ổ đĩa cứng 1 (xem hình RAID 1).
Mục đích của RAID 1 là tạo ra sự lưu trữ dữ liệu an toàn. Nó không tạo ra sự tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu (tốc độ đọc/ghi tương đương với chỉ sử dụng duy nhất một ổ đĩa cứng). RAID 1 thường sử dụng trong các máy chủ lưu trữ các thông tin quan trọng. Nếu có sự hư hỏng ổ đĩa cứng xảy ra, người quản trị hệ thống có thể dễ dàng thay thế ổ đĩa hư hỏng đó mà không làm dừng hệ thống. RAID 1 thường được kết hợp với việc gắn nóng các ổ đĩa cứng (cũng giống như việc gắn và thay thế nóng các thiết bị tại các máy chủ nói chung).
2
1
RAID 2
Loại RAID này có chứa mã Hamming-loại mã này có thể phát hiện được một bít hay hai bít bị lỗi và có thể sửa được lỗi của bít này bị sai gây ra. loại RAID này được lưu trữ trên nhiều đĩa khác nhau.
3
RAID 3
RAID 3 là sự cải tiến của RAID 0 nhưng có thêm (ít nhất) một ổ đĩa cứng chứa thông tin có thể khôi phục lại dữ liệu đã hư hỏng của các ổ đĩa cứng RAID 0. Giả sử dữ liệu A được phân tách thành 3 phần A1, A2, A3 (Xem hình minh hoạ RAID 3), khi đó dữ liệu được chia thành 3 phần chứa trên các ổ đĩa cứng 0, 1, 2 (giống như RAID 0). Phần ổ đĩa cứng thứ 3 chứa dữ liệu của tất cả để khôi phục dữ liệu có thể sẽ mất ở ổ đĩa cứng 0, 1, 2. Giả sử ổ đĩa cứng 1 hư hỏng, hệ thống vẫn hoạt động bình thường cho đến khi thay thế ổ đĩa cứng này. Sau khi gắn nóng ổ đĩa cứng mới, dữ liệu lại được khôi phục trở về ổ đĩa 1 như trước khi nó bị hư hỏng.
Yêu cầu tối thiểu của RAID 3 là có ít nhất 3 ổ đĩa cứng.
3
n-1
RAID 4
RAID 4 tương tự như RAID 3 nhưng ở một mức độ các khối dữ liệu lớn hơn chứ không phải đến từng byte. Chúng cũng yêu cầu tối thiểu 3 đĩa cứng (ít nhất hai đĩa dành cho chứa dữ liệu và ít nhất 1 đĩa dùng cho lưu trữ dữ liệu tổng thể)
3
n-1
RAID 5
kế thừa các chứ năng của các RAID 0+1 nhưng chúng được ứng dụng phổ biến. Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng với 3 hay 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta lấy ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, c̣òn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó tŕnh tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB th́ dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.
3
n-1
RAID 6
RAID 6 phần nào giống như RAID 5 nhưng lại được sử dụng lặp lại nhiều hơn số lần sự phân tách dữ liệu để ghi vào các đĩa cứng khác nhau. Ví dụ như ở RAID 5 thì mỗi một dữ liệu được tách thành hai vị trí lưu trữ trên hai đĩa cứng khác nhau, nhưng ở RAID 6 thì mỗi dữ liệu lại được lưu trữ ở ít nhất ba vị trí (trở lên), điều này giúp cho sự an toàn của dữ liệu tăng lên so với RAID 5. RAID 6 yêu cầu tối thiểu 4 ổ cứng. Trong RAID 6, ta thấy rằng khả năng chịu đựng rủi ro hư hỏng cứng được tăng lên rất nhiều. Nếu với 4 ổ cứng thì chúng cho phép hư hỏng đồng thời đến 2 ổ cứng mà hệ thống vẫn làm việc bình thường, điều này tạo ra một xác xuất an toàn rất lớn. Chính do đó mà RAID 6 thường chỉ được sử dụng trong các máy chủ chứa dữ liệu cực kỳ quan trọng.
4
n-2
D,CÁC RAID KHÔNG TIÊU CHUẨN
Trên thực tế thì việc ghép các ổ cứng thành hệ thống RAID không hoàn toàn tuân thủ như các cấp độ như trên, mà chúng đã được biến đổi đi theo các cách khác nữa. Hiện nay có các loại RAID 10, RAID 50 và RAID 0+1.
Ngoài lý do về tăng tốc độ truy cập dữ liệu trên hệ thống đĩa cứng, sự ra đời của các chuẩn RAID còn đảm bảo sự an toàn dữ liệu của hệ thống. Qua đây ta thấy rằng người ta đã rất quan trọng việc đảm bảo an toàn dữ liệu cho máy tính và đặc biệt là cho máy chủ.
Giả sử, các máy chủ của một website bị hư hỏng một ổ cứng, chúng sẽ làm mất dữ liệu nếu như không có quá trình sao lưu dự phòng. Nếu dữ liệu này lại quan trọng đến mức thay đổi theo thời gian thực (chỉ một khoảng thời gian ngắn thì dữ liệu đã được sửa chữa, thay đổi) thì việc sao lưu quả là khó khăn nếu không sử dụng các loại RAID. Tại sao lại thế, bởi vì việc sao lưu dữ liệu định kỳ chỉ giúp cho ta lấy lại dữ liệu ở thời điểm lưu lại, còn những giữ liệu từ thời điểm đó cho đến lúc hư hỏng có thể bị mất.
Bạn có thể không chứa các dữ liệu quan trọng của mình bởi có thể chúng chỉ là một vài tập tin văn bản bình thường, nhưng đối với các dữ liệu quan trọng liên quan đến tài chính chẳng hạn thì việc mất dữ liệu là một tai hoạ lớn, làm ảnh hưởng không những đến công ty mà còn đến các khách hàng của công ty đó.
Và thử hình dung, ổ cứng trong máy tính của bạn bị hỏng đột ngột ngay lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự cần thiết phải sao lưu là như thế nào. Có lẽ không đơn thuần là các tập tin văn bản mà dễ dàng có thể soạn lại, mà các bảng tính, các tập hợp và kết quả làm việc của bạn trong thời gian gần đây đã bị mất hết theo chúng. Chắc là bạn sẽ rất bực bội, và cuối cùng là đã hối tiếc rằng đã không sao lưu các dữ liệu đó lại một cách thường xuyên, định kỳ.
1.2.10 - Tính mềm dẻo và dễ dàng quản lý của hệ thống X3650:
Hệ thống X3650 có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của bạn nhờ vào:
- Sự lựa chọn bộ vi xử lý 4 nhân hay bộ vi xử lý 2 nhân với 1,86 tỉ và tốc độ đạt tới 3.5Ghz sung nhịp đồng hồ đạt 1333Mhz,1066Mhz FSB, mức tiêu thụ điện năng tối đa từ 50W đến 120W
- Bộ nhớ DDR2 với tốc độ cao của hệ thống lên đến 48GB.
- Bốn PCIe có hiệu quả cao và có tính mềm deo trong việc chuyển đổi từ mô hình này sang mô hình khác, 2 khe cắm PCIe có thể nắp được thiết bị hỗ trợ PCI-x/133
- Cài đặt tuỳ chọn cho khe cắm ServerRAID-8k có thể nâng cấp lên thành ServerRAID-8k-l với chi phí thấp để kích hoạt bộ nhớ cache với hiệu suất cao hơn ngay cả đối với các thiết bị hỗ trợ RAID, và hỗ trợ đến 6 dạng RAID bao gồm RAID 0/1/1E/5/10/50.
- Bảy cổng USB2.0 ( sáu cổng bên ngoài và một cổng bên trong) tốc độ lên đến 40x lớn hơn cổng USB1.1 của hệ thống cũ. Điều này cung cấp truy cập nhanh vào HDD cắm ngoài, ổ quang, các thiết bị hỗ trợ cắm USB.
- Tích hợp SATA II cung cấp hỗ trợ điều khiển SATA trong việc sao lưu dự phòng nội bộ.
- Một sự lựa chọn tối đa có 4 HDDs 3.5-inch trong hệ thống và một ổ đĩa sao lưu dự phòng, hay sự lựa chọn 6 HDDs 3.5-inch mà không cần ổ đĩa sao lưu dự phòng , hay sự lựa chọn 8 ổ đĩa 2.5-inch và 1 ổ đĩa sao lưu dự phòng. Có nhiều cấu hình khác để bạn có thể lựa chon thích hợp với công việc và khả năng tài chính của bạn. Ngoài ra bạn có thể qua kênh iSCSI or Fibre để kết nối với IBM System Storage™ hay TotalStorage® servers để tăng thêm dung lượng lưu trữ dữ liệu và sao lưu dự phòng.
- Hệ thống X3650 bao gồm một Baseboard Management Controller (BMC) dùng để giám sát hoạt động của máy chủ, thực hiện đoán trước các lỗi có thể xảy ra,vv.., kích hoạt hệ thống quản lý thông báo lỗi. BMC cho phép người quản lý dịch vụ sử dụng các công cụ chuẩn đoán tinh vi, như sử dụng bảng chuẩn đoán lỗi(Light Path Diagnostics), để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
- Tích hợp IPMI 2,0 IBM hỗ trợ hệ thống quản lý ảnh hưởng của nhân tố môi trường, chẳng hạn như điện áp và nhiệt độ môi trường thay đổi. Nó cũng hỗ trợ bảo mật các truy cập từ xa bằng cách sử dụng mã hoá dữ liệu.
- Hệ thống quản lý năng lượng của IBM cho x86, IBM-exclusive, được thiết kế để tận dụng các chức năng đặc trưng của hệ thống mới về quản lý nguồn điện, các chức năng quản lý điện năng.
- Các file text được sinh ra hỗ trợ cho người quản trị từ xa có thể xem các văn bản trên x3650 hay được gửi đi trên mạng lan.
2 - IBM Server System P:
Là dòng sản phẩm xuất hiện vài năm gần đây ở Việt Nam, chúng là dòng sản phẩm cao cấp dùng trong ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top