Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A.Lời mở đầu
B.Nội dung nghiên cứu
I.Phương pháp dòng tiền chiết khấu
I.1.Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
I.2.Cơ sở của phương pháp
I.3.Phương pháp luận
I.4.Nguyên tắc áp dụng
I.5. Điều kiện và trường hợp áp dụng của phương pháp dòng tiền chiết khấu
II.Nội dung phương pháp
II.1.Công thức tính
II.2.Các bước tiến hành
II.3.Hai kỹ thuật trong phương pháp dòng tiền chiết khấu
III. Ứng dụng thực tế ở Việt Nam
III.1.Thực trạng và nguyên nhân
III.2. Giải pháp khắc phục
C.Kết luận
D.Phụ lục: Những vấn đề cần thảo luận thêm


A.LỜI MỞ ĐẦU
Thẩm định giá là một hoạt động rất cần thiết cho sự vận hành của nền
kinh tế thị trường có thể coi là trung tâm của các hoạt động kinh tế. Bởi vì
mọi việc có liên quan đến các hoạt động kinh doanh đều chịu tác động bởi
khái niệm giá trị mà việc thẩm định giá là để xác định giá trị của tài sản trên
thị trường.
Như đã biết, các phương pháp để đánh giá giá trị của một loại tài sản
chúng ta dựa trên 3 cách tiếp cận chủ yếu: Giá bán- Chi phí- Thu nhập. Khác
với 2 phương pháp Giá bán và Chi phí, phương pháp thu nhập dựa vào quá
trình vốn hóa thu nhập để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá.
Phương pháp thu nhập là một phương pháp quan trọng trong hệ thống các

phương pháp thẩm định giá tài sản. Tuy nhiên do ngành thẩm định giá vẫn
còn là một ngành khá mới tại Việt Nam, việc xác định các thông tin chính
xác để tiến hành phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn, điều này giải
thích vì sao mặc dù được áp dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt
Nam, phương pháp thu nhập lại ít được sử dụng hơn so với phương pháp chi
phí và phương pháp so sánh.
Phương pháp thu nhập có những điểm ưu việt và tỏ ra là một trong
phương pháp hiệu quả, quan trọng để đánh giá giá trị của tài sản trong ngành
thẩm định giá hiện đại, trong đó kĩ thuật “Dòng tiền chiết khấu- DCF
(Discounted Cash Flow) ” được hầu hết các tổ chức đầu tư sử dụng trong
việc đưa ra các quyết định đầu tư, vì nó cho phép họ so sánh các lựa chọn
đầu tư theo giá trị kinh tế khi đặt ra các giả thiết về dòng tiền khác nhau. Các
tổ chức đầu tư thường xác định giá họ trả cho các tài sản đầu tư chủ yếu
bằng phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF).
Từ những kiến thức thu lượm được trong quá trình tìm hiểu và học tập
nhóm nhận thấy phương pháp thu nhập hay cụ thể là kĩ thuật “Dòng tiền
chiết khấu- DCF” thực sự hữu ích trong việc đánh giá giá trị của tài sản nói
riêng và sự phát triển của ngành Thẩm định giá Việt Nam nói chung. Việc sử
dụng kĩ thuật “Dòng tiền chiết khấu- DCF” có thể nói là tất yếu trong quá
trình phát triển của ngành Thẩm định giá.Vì những lí do trên nhóm đã chọn
đề tài “Tìm hiểu kĩ thuật dòng tiền chiết khấu- DCF trong Thẩm định giá tài
sản” để thực hiện nghiên cứu.
Kĩ thuật dòng tiền chiết khấu- DCF với đặc điểm là một phương pháp
phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam lại chưa được áp dụng nhiều
cũng như sử dụng đúng quy trình để đạt được hiệu quả cao nhất, vì vậy việc
tìm kiếm thông tin, số liệu thực tế trong quá trình áp dụng phương pháp này
ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn. Nhóm hi vọng sẽ có được những kiến
thức toàn diện về phương pháp DCF khi áp dụng trong hoạt động thẩm định
giá, phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu sau này, thông qua việc làm rõ
những vấn đề sau:

- Phương pháp DCF là gì? Phương pháp này được sử dụng như thế nào
trong hoạt động thẩm định giá trị tàisản?
- Thực tế áp dụng phương pháp DCF trong hoạt động thẩm định giá tại
Việt Nam? Những thuận lợi hay khó khăn gặp phải là gì?
- Đề xuất hoàn thiện, biện pháp khắc phục hạn chế là gì?
Mặc dù nhóm đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu và hoàn chỉnh đề tài này,
song do đây là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, nguồn tài liệu có hạn,
việc gặp gỡ các thẩm định viên rất khó khăn do số lượng thẩm định viên có
hạn, thời gian hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót mong
thầy giáo và các bạn góp ý để nhóm hoàn thiện đề tài này.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)
I.1.Khái niệm và các thuật ngữ liên quan.
a) Khái niệm: phương pháp chiết khấu là phương pháp ước tính giá trị của
tài sản bằng cách chiết khấu tất cả các khoản thu, chi của dòng tiền dự kiến
phát sinh trong tương lai về thời điểm hiện tại, có tính đến yếu tố lạm phát
và không ổn định của thu nhập.
b) Một số thuật ngữ liên quan:
Tỷ suất vốn hóa là một phân số dùng để diễn tả mối quan hệ giữa thu
nhập và giá trị của tài sản. Đó là tỷ suất lợi tức mong đợi trong 01 năm hoạt
động trên tổng giá trị tài sản và dùng để chuyển đổi thu nhập ròng thành giá
trị tài sản.
Hệ số vốn hóa là nghịch đảo của tỷ suất vốn hóa.
Tỷ suất chiết khấu là một phân số dùng để chuyển đổi dòng thu nhập
dự tính trong tương lai thành giá trị hiện tại của tài sản. Tỷ suất chiết khấu
có thể là: tỷ suất vốn hóa, tỷ suất lãi vay trong kỳ đầu tư, tỷ suất thu hồi vốn
(tỷ suất hoàn vốn nội bộ) hay tỷ suất thuế thực.
Tỷ suất thu hồi vốn (tỷ suất hoàn vốn nội bộ): là tỷ suất chiết khấu mà
khi chiết khấu với tỷ suất này hiện giá của thu nhập tương lai bằng chi phí
đầu tư ban đầu (NPV=0).

Tỷ suất thuế thực là tỷ lệ phần trăm mức thể hiện thực tính trên tài sản
so với giá trị thị trường của chính tài sản đó.
Giá trị tài sản thu hồi (giá trị tài sản thanh lý, giá trị tài sản cuối kỳ
đầu tư): là tổng số tiền mà nhà đầu tư nhận được vào cuối kỳ đầu tư. Giá trị
tài sản thu hồi được ước tính bằng cách sử dụng tỷ suất vốn hóa thích hợp
nhằm chuyển đổi mức giá mua/bán tài sản mong đợi (tại thời điểm cuối kỳ
đầu tư) thành giá trị tại thời điểm cần thẩm định giá.
I.2.Cơ sở của phương pháp.
-Giá trị mà một tài sản có quan hệ trực tiếp và cùng chiều với thu nhập
mà nó tạo ra cho chủ sở hữu.
-Giá trị của tài sản bằng giá trị vốn hiện tại của tất cả các lợi ích tương lai
có thể nhấn được từ tài sản.
Dựa trên hai giả thiết:
+Thu nhập là vĩnh viễn.
+Rủi ro của thu nhập có thể có trong tương lai là cố định.
I.3.Phương pháp luận.
-Kĩ thuật dòng tiền chiết khấu đưa ra cách tiếp cận chi tiết và chính xác
hơn cho việc tính chiết khấu, xác định một dòng tiền mặt thanh toán và chiết
giảm nó một cách tương ứng. Quá trình chuyển hoá về vốn cần chú ý đến
thực tế là tổng số tiền nhận được ngày hôm nay cho giá trị nhiều hơn một số
tiền nhận được trong thời gian sau đó một tháng, một năm. Do đó cần tính
đến việc chiết khấu giá trị tương lai thu nhập.
-DCF yêu cầu đoán dòng tiền thu nhập tương lai trên một giai đoạn
giả định của một đầu tư. Dòng tiền đó được chiết khấu ở tỉ lệ lãi thích hợp
để tính toán giá trị hiện hành của nó.
-Về mặt lý thuyết, dòng tiền có thể được đoán vĩnh viễn. Trong thực
tế vì các lý do cụ thể:
+tài sản không có khoảng thời gian đầu tư xác định.
+Tác động đến giá trị của các luồng tiền trong tương lai giảm dần
nên thông thường chỉ đoán được dòng tiền cho một giai đoạn giới hạn để

ước tính giá trị cuối cùng.
-Phân tích dòng tiền chiết khấu tập trung vào xác định giá trị dòng tiền
kỳ vọng trong suốt thời gian nắm giữ đầu tư.
-Cách tiếp cận của phương pháp DCF bao gồm việc chiết khấu tất cả
các khoản thu và chi tương lai, có tính đến các yếu tố như lạm phát, thuế và
những thay đổi về thu và chi.
-Kĩ thuật định giá hữu ích trong viêc kết hợp với phương pháp đầu tư
truyền thống và so sánh trực tiếp với các giá bán thị trường.
I.4.Nguyên tắc áp dụng.
-Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và cao nhất:Sử dụng ở mức cao nhất ,tốt
nhất một tài sản để tạo ra lãi ròng hay giá trị hiện tại thuần lớn nhất của tài
sản vào ngày thẩm định giá.
-Nguyên tắc dự kiến lơị ích tương lai: giá trị của một tài sản có thể
được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai, dự kiến
thị phần của những người tham gia thị trường .Việc ước tính giá trị của tài
sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ
quyền sử dụng tài sản của người mua.
-Cung cầu:Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung
và cầu của tài sản đó trên thị trường. Ngược lại giá trị của tài sản cũng tác
động tới cung và cầu về tài sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỉ lệ thuận với
cầu và tỉ lệ nghịch với cung về tài sản.
I.5. Điều kiện và trường hợp áp dụng của phương pháp dòng tiền chiết khấu.
I.5.1. Điều kiện áp dụng.
-Áp dụng đối với tài sản có khả năng mang lại thu nhập trong tương lai.
-Theo thông tư hướng dẫn 126/2004/TT – BTC của bộ tài chính Việt
Nam : Đối tượng áp dụng phương pháp dòng tiền chiêt khấu trong quá trình
định giá là các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực: thương mại
dịch vụ, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ,
kiểm toán …. Các công ty này phải có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ

hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm định giá.
-Ngoài các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh trên các doanh nghiệp phải
có một hệ thống kế toán hoạt động tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành
đảm bảo độ chính xác về các thông tin kế toán, vì các tính toán và dự báo về
tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai gần và khoản thời gian
còn lại đều dựa trên các số liệu thực tế tại doanh nghiệp trong quá khứ.
-Các tài sản định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu phải có
những kế hoạch hoạt động,phương án đầu tư tương đối ro ràng trong tương
lai, điều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quá trịnh định giá do các
thông số chiết khấu đều dựa trên những nhận định về dòng thu nhập của tài
sản trong tương lai.
I.5.2. Trường hợp áp dụng
-Kĩ thuật dòng tiền chiết khấu (DCF) được sử dụng trong việc đánh giá
giá trị thị trường của tài sản cố định tạo ra thu nhập ,các nghiên cứu khả thi ,
các phân tích đầu tư
-Định giá các cho thuê phức tạp, các tài sản đang phát triển và các loại
tài sản khác như là doanh nghiệp đang làm ăn có lãi nơi giá trị hiện tại phụ
thuộc vào dòng tiền tương lai nhận được.
II.Nội dung phương pháp.
II.1.Công thức tính.
*Trường hợp dòng tiền không đều:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu cách cải thiện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên chuyên Anh năm thứ hai trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên Ngoại ngữ 0
B Tìm hiểu những khó khăn trong việc dạy và học kĩ năng đọc hiểu theo giáo trình NewHeadway (Pre-Inter Ngoại ngữ 0
A Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên trong việc dạy kĩ năng nghe hiểu cho học sinh lớp 10 trường TH Ngoại ngữ 0
P Tìm hiểu cách cải thiện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên chuyên Anh năm thứ hai trường Đại học Sư Ngoại ngữ 0
T Tìm hiểu kĩ thuật OFDM trong WIMAX Tài liệu chưa phân loại 2
T Matlab tìm hiểu và ứng dụng giải một số bài toán kĩ thuật Tài liệu chưa phân loại 3
B Tìm hiểu kĩ thuật VOIP và triển khia ứng dụng IVR trong tra cứu đểm sinh Tài liệu chưa phân loại 0
T Tìm hiểu việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học trong dạy học môn Kĩ thuật lớp 4, 5 Tài liệu chưa phân loại 2
D tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học Văn học 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top