nh0ck_w33py

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Chương I :
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐO LƯỜNG


I- Tổng quan:
Kỹ thuật thông tin đo lường là một bộ phận quan trọng của kỹ thuật hiện đại, nó nghiên cứu các quy luật của quá trình đo và điều khiển, thu nhận và biến đổi thông tin trong các thiết bị kỹ thuật, nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong kỹ thuật cũng như trong đời sống. Đó là các quá trình thu nhận, xử lý, tìm kiếm, giữ và truyền thông tin.Có nhiệm vụ chọn ra các thông tin khác nhau cho quá trình điều khiển.
Dựa trên sự phát triển của công nghệ điện tử và các công nghệ khác nên Hệ thống thông tin đo lường ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực tế sản xuất cũng như đời sống con người.
Hệ thống thông tin đo lường bao gồm : kỹ thuật tính toán, kỹ thuật truyền thông tin, kỹ thuật lưu giữ và truyền thông tin và kỹ thuật thông tin đo lường có nhiệm vụ thu thập bằng thực nghiệm số lượng thông tin xác định về đối tượng cần khảo sát.
Vì vậy mà có các quá trình sau xảy ra trong Hệ thống thông tin đo lường:
* Quá trình đo lường
* Quá trình kiểm tra
* Quá trình nhận dạng
* Quá trình tính toán
* Quá trình chẩn đoán.
Quá trình đo lường: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để nhận được ước lượng về số lượng của đối tượng thông qua việc so sánh với mẫu. Đây là một quá trình quan trọng nhất của Hệ thống thông tin đo lường.
Quá trình kiểm tra: So sánh giữa trạng thái của đại lượng cần kiểm tra với mẫu và cho tin hiệu đánh giá.
Quá trình nhận dạng: Xác định xem có sự tương ứng hay không giữa đối tượng và mẫu đã cho.
Quá trình chẩn đoán: Để phục vụ cho sản xuất ta phải theo dõi sự làm việc của đối tượng và tìm ra các phần tử hỏng hóc, quá trình kiểm tra các hoạt động của thiết bị gọi là quá trình chẩn đoán.
Tất cả các quá trình này đều phải có đặc tính chung là phải có sự thu nhận các đại lượng bằng các thiết bị kỹ thuật, biến đổi qua đại lượng trung gian ròi so sánh với mẫu. Sau đó ghi lại các trạng thái hay tính chất của đối tượng, đưa ra kết quả bằng số.
Từ đó ta có định nghĩa về Hệ thống thông tin đo lường: là một Hệ thống tự động đo và điều khiển, gia công thông tin theo một Algorith định sẵn, cụ thể : Hệ thống thông tin đo lường là một tập hợp các thiết bị kỹ thuật có cùng một nhiệm vụ, cùng một Algorith chức năng để có thể thiết lập được ước lượng về đối tượng, tự động thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng sau đó biến đổi và gia công chuyển thông tin về dạng mà con người có thể thu nhận được để đưa tới điều khiển đối tượng. Ví dụ như trong quá trình sản xuất ximăng thì đầu tiên phải lấy mẫu klinke đưa qua máy phân tích quang phổ, tín hiệu đầu ra của máy phân tích quang phổ được đưa vào máy tính và máy tính sẽ xử lý theo một phần mềm định sẵn. Sau đó máy tính sẽ đưa ra lệnh điều khiển phối liệu sao cho đạt chất lượng ximăng như mong muốn.
Thực vậy nghành “ Kỹ thuật thông tin đo lường ” ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trong các nhiệm vụ kiểm tra, đo lường các quá trình công nghệ. Được áp dụng rộng rãi trong các thiết bị sản xuất tự động hóa cũng như các phương tiện phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngày càng phải có nhiều điểm thu thập số liệu từ nhiều đối tượng khác nhau như: động cơ, máy phát, lò luyện kim, thiết bị gia nhiệt ... Với các thông tin cần thu thập như đại lượng điện: dòng điện, điện áp, công suất, cos ... và các đại lượng không điện khác như : nhiệt độ, kích thước, độ ẩm, nồng độ... Vì vậy xuất hiện các Hệ thống đo là tổ hợp đo của nhiều đại lượng nên số lượng thu thập lên đến hàng nghìn điểm thu thập số liệu.

Ta có sơ đồ cấu trúc của một Hệ thống thông tin đo lường như sau:







Thiết bị thu nhận thông tin chủ yếu là các sensor chuyển các tín hiệu thu được thành tín hiệu điện, thực hiện so sánh với mẫu quá trình lượng tử hoấ và mã hoá.
Thiết bị gia công thông tin thực hiện các phép tính theo một Algorith nhất định (Thường phải sử dụng P và C).
Thiết bị lưu giữ ghi vào bộ nhớ hay in ra để lưu trữ.
Thiết bị thể hiện thông tin có thể là thiết bị đo hay tự ghi, có thể là màn hình máy vi tính ...
Để thực hiện đo lường bằng phương pháp điện, điện tử, các đại lượng vật lý khác nhau trước tiên chúng phải được chuyển đổi thành đại lương điện thông qua các chuyển đổi sơ cấp và sau đó chúng được đo bằng các phương pháp và các thiết bị đo điện. Các phương pháp đo điện ngày càng chiếm ưu thế vì nó có ưu điểm tuyệt đối so các phương pháp đo không phải bằng điện là : độ tác động nhanh và độ chính xác cao, có thể đo ở khoảng cách xa, thiết bị đo gọn nhẹ hơn và có thể đưa vào các bộ vi xử lý (P) và máy tính để xử lý, hiển thị và lưu giữ kết quả đo.

Ngày nay thiết bị đo và Hệ thống đo lường có sử dụng kỹ thuật vi điện tử, vi xử lý và máy vi tính càng hiện đại và có hiệu quả cao. Người ta đã tạo ra các thiết bị đo thông minh nhờ cài đặt vào chúng các bộ vi xử lý hay vi tính đơn phiến. Chúng có những chức năng hơn hẳn các thiết bị đo thông thường đó là : tự xử lý và lưu giữ kết quả đo, làm việc theo chương trình, tự động thu thập số liệu đo và có khả năng truyền số liệu đi xa.
Trong kỹ thuật đo lường việc sử dụng P và thiết bị ghép nối đã mở ra những tiến bộ vượt bậc trong việc chế tạo công cụ đo (từ công cụ đo đơn giản nhất đến công cụ đo phức tạp nhất) và hệ thống thông tin đo lường. Các mạch vi xử lý được sử dụng trong các vômet số, các công cụ tự ghi, các máy phát tín hiệu, các dao động ký điện tử (Osiloscop), các máy vẽ đồ thị, các công cụ đo vạn năng tự động ...
Vi xử lý được sử dụng trong các loại công cụ đo đòi hỏi áp dụng các agorith phức tạp như: các vônmet tích phân, các tương quan kế, các máy phân tích quang phổ, đo các thông số của điện áp xoay chiều, đo các đại lượng phức, các nguồn ổn áp nhiều giá trị , những bộ chuyển đổi tương tự số và số tương tự và các thiết bị đo thông minh mà từ trước chưa thể thực hiện được bằng các mạch đo thông thường.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top