daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SỮA 1
TƯƠI TH TRUE MILK 1
1.1 TỔNG QUAN MARKETING 1
1.1.1 Định nghĩa Marketing 1
1.1.2 Quá trình Marketing 3
1.1.3 Vai trò chức năng Marketing 4
1.1.4 Khái niệm Marketing mix 5
1.2 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI 5
1.2.1 Định nghĩa phân phối và kênh phân phối 5
1.2.2 Chiến lược phân phối 6
1.2.3 Các dòng vận động và chức năng kênh phân phối 7
1.2.4 Các cấu trúc kênh phân phối 9
1.2.5 Thiết kế kênh phân phối 12
1.2.6 Quản trị kênh phân phối 16
1.2.7 Hình thức bán lẻ 18
1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI. 18
1.3.1 Môi trường vi mô 18
1.3.2 Môi trường vĩ mô 20
1.3.3 Môi trường nội vi 21
1.4 QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VỚI CÁC CHIẾN LƯỢC KHÁC TRONG MARKETING MIX 22
1.4.1 Chiến lược phân phối với chiến lược sản phẩm: 22
1.4.2 Chiến lược phân phối và chiến lược giá: 22
1.4.3 Chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị 23
CHƯƠNG 2 23
CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SỮA TƯƠI TH TRUE MILK CỦA TH GROUP 23
2.1 THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM HIỆN NAY 23
2.1.1 Tổng quan thị trường sữa Việt Nam 23
2.1.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến thị trường sữa Việt Nam. 26
2.2 GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN TH TRUE MILK VIỆT NAM 27
2.2.1 Hình thành 27
2.2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh kinh doanh 28
2.2.3 Mục tiêu phát triển kinh doanh 28
2.2.4 Giá trị cốt lõi 29
2.2.5 Cơ cấu tổ chức 29
2.3 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SỮA TƯƠI TH TRUE MILK 29
2.3.1 Sự hình thành và phát triển kênh phân phối 29
2.3.2 Đặc điểm kênh phân phối 30
2.3.3 Thành viên trong hệ thống kênh phân phối 32
2.3.4 Hình thức bán lẻ áp dụng với sản phẩm sữa tươi TH True milk 33
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM SỮA TƯƠI TH TRUE MILK 33
2.4.1 Giới hạn địa lý của thị trường 33
2.4.2 Lực lượng bán hàng 34
2.4.3 Nhân tố trung gian trên thị trường 34
2.4.4 Mục tiêu kinh doanh của TH Group 35
2.5 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC KHÁC TRONG MARKETING MIX ĐỂ HỖ TRỢ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI 35
2.5.1 Chiến lược sản phẩm trong phân phối 35
2.5.2 Chiến lược giá trong phân phối 36
2.5.3 Chiến lược chiêu thị trong phân phối 37
CHƯƠNG 3 38
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 38
3.1 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 38
3.1.1 Ưu điểm 38
3.1.2 Ưu điểm 38
3.2 GIẢI PHÁP 39
3.2.1 Xây dựng và phát triển kênh phân phối 39
3.2.2 Kiểm soát và mở rộng thành viên kênh phân phối 39
3.2.3 Sự tiện lợi đến tay người tiêu dùng 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, sữa tươi là một mặt hàng khó có thể thiếu trong các gia đình Việt, đặt biệt là ở đô thị. Với tình hình dân số trẻ, tỉ lệ gia tăng dân số cao như hiện nay thì nhu cầu về các mặt hàng sữa là rất lớn, bởi thế thị trường sữa Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng và béo bở mà bất cứ doanh nghiệp trong hay nước ngoài nào cũng muốn đầu tư vào thị trường này. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các nhãn hiệu cực kì khắc nghiệt và sữa tươi là một trong những mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất, có thể kể tên 3 nhãn hiệu lớn ở Việt Nam hiện nay: Vinamilk, Dutch Lady và TH True Milk. Ở một thị trường mà giá cả sữa tươi không có chênh lệch nhiều, chất lượng sữa cũng không quá khác biệt thì người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên cho sự tiện lợi, đó là hệ thống phân phối. Điều gì đã tạo ra sự khác biệt giữa TH True Milk và các thương hiệu còn lại, và điều đó chính là hệ thống phân phối của TH True Milk quá tuyệt vời, yếu tố đóng góp quan trọng giúp TH True Milk vươn mình trở thành “ông lớn” thực sự, là đối thủ thách thức trực tiếp “gã khổng lồ” Vinamilk tại thì trường sữa Việt Nam.
TH True Milk đã là một thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. Đề tài sẽ tìm hiểu chiến lược phân phối dòng sản phẩm sữa tươi TH True Milk của TH Group và đề ra các giải pháp tối ưu để hoàn thiện hơn chiến lược phân phối của công ty. Từ đó, tui chọn đề tài “Tìm hiểu chiến lược phân phối sản phẩm sữa tươi TH True Milk của Tập đoàn TH” cho bài viết thực hành nghề nghiệp lần 1 này.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu chiến lược phân phối sữa tươi TH True Milk của TH Group.
- Tìm hiểu yếu tố liên quan ảnh hưởng đến chiến lược phân phối sữa tươi TH True Milk.
- Nhận xét, đề ra các giải pháp hoàn thiện.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng: Chiến lược phân phối sữa tươi TH True Milk của TH Group
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thị trường Việt Nam
- Thời gian từ năm 2013 đến nay
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Quan sát: Quan sát thực tế các cửa hàng, siêu thị, đại lý,…
2. Thu thập dữ liệu: Thu thập các thông tin số liệu sơ cấp trên Internet và tham khảo thêm thông tin thứ cấp ở nhiều nguồn khác nhau.
3. Phân tích tổng hợp: Từ những thông tin số liệu thu thập được, phân tích so sánh để hoàn chỉnh.
4. Đánh giá: Đưa ra những nhận xét, đánh giá tổng thể.
V. Bố Cục
1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
- Chương 1: Cơ sở lí luận về lý thuyết marketing và chiến lược phân phối.
- Chương 2: Chiến lược phân phối sữa tươi TH True Milk
- Chương 3: Nhận xét, đánh giá, đề ra các giải pháp
3. Kết luận




CHƯƠNG 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SỮA
TƯƠI TH TRUE MILK
1.1 TỔNG QUAN MARKETING
1.1.1 Định nghĩa Marketing
Marketing bao trùm nhiều lĩnh vực, vì vậy ở nhiều góc độ có nhiều định nghĩa khác nhau về marketing. Trước hết, marketing như là một quá trình xã hội, mà trong đó những cá nhân hay nhóm sẽ nhận được những cái mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi những sản phẩm và giá trị với người khác. Để giải thích, hiểu sâu về marketing, chúng ta cần tìm hiểu một số thuật ngữ sau:
 Nhu cầu tự nhiên (Need): Là trạng thái thiếu thốn người ta cảm nhận được. Chẳng hạn nhu cầu thực phẩm, quần áo, sự an toàn.
 Mong muốn (Want): Nhu cầu gắn với ước muốn, hình thức biểu hiện nhu cầu tự nhiên do yếu tố cá tính và văn hóa quy định.
 Sản phẩm (Product): Bất cứ cái gì đưa ra thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm và thỏa mãn nhu cầu. Người tiêu dùng khi mua sắm, thường tìm kiếm lợi ích mà sản phẩm mang lại cho họ, do vậy nhà sản xuất phải xác định lợi ích mà người tiêu dùng mong muốn để sản xuất sản phẩm thích hợp.
 Giá trị của khách hàng (Customer Value): Sự đánh giá của khách hàng về lợi ích mà sản phẩm mang đến cho họ so với chi phí mà họ bỏ ra.
 Sự thỏa mãn (Satisfaction): Là trạng thái cảm xúc của khách hàng thông qua việc so sánh lợi ích thực tế mà họ nhận khi sử dụng sản phẩm với những kỳ vọng của họ về nó.
 Trao đổi (Exchange): Hoạt động marketing chỉ xảy ra khi người ta tiến hành trao đổi để thỏa mãn nhu cầu. Trao đổi là hành vi nhận từ người khác một vật và đưa lại cho họ một vật khác. Điều kiện để trao đổi là:
- Tối thiểu phải có hai bên tham gia.
- Mỗi bên phải có một vật có giá trị.
- Mỗi bên phải có khả năng giao dịch và vận chuyển hàng hóa hay thứ mà mình có.
- Mỗi bên có quyền chấp nhận hay từ chối đề nghị từ phía bên kia.
- Mỗi bên đều có thiện chí muốn giao dịch với bên kia
 Giao dịch (Transaction): Là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị. Giao dịch là đơn vị đo lường cơ bản của trao đổi. Để giao dịch xảy ra cần có các điều kiện sau:
- Tối thiểu có hai vật có giá trị
- Điều kiện thực hiện giao dịch đã được thỏa thuận
- Thời gian giao dịch đã được thỏa thuận
- Địa điểm giao dịch đã được thỏa thuận
 Thị trường (Market): Theo quan điểm marketing thị trường là tập hợp những khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng nhu cầu về sản phẩm, có khả năng sẵn sàng trao đổi để thỏa mãn nhu cầu.
 Marketing: Thuật ngữ thị trường đưa chúng ta đến thuật ngữ marketing. Theo nghĩa đen marketing có nghĩa là những hoạt động của con người liên quan đến thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu qua trao đổi
Tổng hợp các yếu tố trên, marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thỏa mãn nhu cầu ước muốn của mình thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm với người khác.
Một số định nghĩa về marketing theo quan điểm truyền thống của các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu như sau:
 Định nghĩa của Philip Kotler 1: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sàn phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác.”
 Định nghĩa của Peter Drucker: “Mục đích của marketing không cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khác hàng và tự nó được tiêu thụ.”
1.1.2 Quá trình Marketing
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong doanh nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bản sau đây:


- R (Research): Nghiên cứu thông tin marketing là điểm khởi đầu của marketing: là quá trình thu thập xử lý và phân tích thông tin marketing. Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn bị những điều kiện, những chiến dịch thích hợp để tham gia vào thị trường.
- STP (Segmentation, Targeting, Positioning): Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị: Để quyết định chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các đoạn thị trường, chọn thị trường nào phải phù hợp với khả năng của mình. Doanh nghiệp phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường.
- MM (Marketing – Mix): Xây dựng chiến lược Marketing – Mix: Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn doanh nghiệp sẽ thiết kế một chiến lược phối thức Marketing (Marketing – Mix) để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó.
- I (Implementation): Triển khai thực hiện chiến lược marketing: Quá trình biến những chiến lược, kế hoạch marketing thành hành động. Để chiến lược marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
- C (Control): Kiểm tra đánh giá chiến lược marketing: Bước cuối cùng của quá trình marketing là kiểm soát. Doanh nghiệp phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không, nếu doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của mình, họ cần biết nguyên nhân đằng sau thất bại của mình và từ đó thiết kế hành động điều chỉnh.
1.1.3 Vai trò chức năng Marketing
 Vai trò của marketing
- Trước hết marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
- Thứ hai, marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội.
- Thứ ba, marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường
- Thứ tư, marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyệt định marketing như: Sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào? Với số lượng bao nhiêu?
 Chức năng của marketing
- Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu: Bao gồm các hoạt động thu thập thông tin về thị trường, phân tích thị hiếu nhu cầu khác hàng, nghiên cứu tiềm năng và đoán triển vọng của thị trường. Chức năng này giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu tiềm ẩn của thị trường.
- Thích ứng nhu cầu:
 Thích ứng nhu cầu về sản phẩm: Qua tìm hiểu thị hiếu của khách hàng doanh nghiệp sẽ thiết kế và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu, đồng thời tích cực theo dõi tính thích ứng của sản phẩm, sự chấp nhận của người tiêu dùng sau khi đưa ra thị trường.
 Thích ứng về mặt giá cả: Qua việc định giá một cách hợp lý thích hợp với tâm lý của khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và tình hình trường.
 Thích ứng về mặt tiêu thụ: Tồ chức đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tiêu dùng một cách thuận tiện nhất về không gian và thời gian.
 Thích ứng về mặt thông tin và khuyến khích tiêu thụ thông qua các hoạt động chiêu thị.
1.1.4 Khái niệm Marketing mix
Marketing – Mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định. Các thành tố marketing gồm:
- Sản phẩm (Product): Sản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, quyết định sản phẩm bao gồm: Chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ… nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Giá cả (Price): Giá là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng.
- Phân phối (Place): Phân phối là hoạt động nhằm đưa ra sản phẩm đến tay khách hàng, quyết định phân phối gồm các quyết định: Lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối, thiết lập các mối quan hệ với các trung gian, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa.
- Chiêu thị (Promotion): Chiêu thị là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến khích tiêu thụ.
1.2 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
1.2.1 Định nghĩa phân phối và kênh phân phối
- Phân phối: Là hệ thống các hoạt động nhằm chuyển một sản phẩm, một dịch vụ hay một giải pháp đến tay người tiêu dùng ở một thời điểm tại một địa điểm nhất định với mục đích thỏa mãn đúng nhu cầu mong đợi của các trung gian hay người tiêu dùng cuối cùng.
- Kênh phân phối: Là một tập hợp doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ hay một giải pháp đến tay người tiêu dùng tại một thời điểm và một địa điểm nhất định và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường. Kênh phân phối bao gồm nhiều đối tượng tham gia từ người sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng.
 Người sản xuất (người cung cấp): Là những người khởi nguồn cung cấp cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ. Đó là những doanh nghiệp hay cá nhân với những quy mô khác nhau nhưng cùng một mục tiêu là thỏa mãn nhu cầu thị trường. Hầu hết họ không có điều kiện phân phối sản phẩm dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà phải qua các thành viên trung gian khác.
 Người trung gian bán sĩ: Là những doanh nghiệp hay cá nhân mua sản phẩm để bán lại cho các doanh nghiệp hay tổ chức khác (Các nhà bán lẻ, bán sỉ, các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước). Người trung gian bán sỉ có thể vừa bán sỉ vừa bán lẻ nhưng tỉ trọng bán sỉ phải chiếm chủ yếu trong tổng doanh số bán ra.
 Người trung gian bán lẻ: Là những doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh bán sản hay phẩm dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân hay hộ gia đình.
 Người tiêu dùng cuối cùng: Bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng công nghiệp. Chỉ khi nào hàng hóa đến tay người tiêu dùng thì quá trình phân phối mới kết thúc.
1.2.2 Chiến lược phân phối
- Định nghĩa: Là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó các doanh nghiệp có thể đạt mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu. Các nguyên tắc bao gồm các quyết định liên quan đến việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các giải pháp, thiết lập mối liên hệ trong kênh và mạng lưới phân phối và các vấn đề liên quan đến phân phối vật chất.


- Đại lý, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ: Là các doanh nghiệp hợp tác phân phối với TH True milk nên có tác động trực tiếp đến quá trình phân phối sản phẩm sữa TH đến với người tiêu dùng. Việc lựa chọn các đại lý uy tín sẽ giúp việc phân phối thuận lợi an toàn và đến nay hệ thống phân phối thông qua đại lý của TH hoạt động cực kỳ hiệu quả.
2.4.4 Mục tiêu kinh doanh của TH Group
- Với mục tiêu “Vươn lên thành người dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam” đã tác động trực tiếp đến chiến lược phân phối của công ty, khiến cho việc xây dựng kênh phân phối trở nên cấp bách nhưng phải hiệu quả để thực hiện mục tiêu đó. hay phát triển kênh phân phối hiện đại hay theo hướng truyền thống, và đến nay TH Group vẫn phát triển việc phân phối thông qua 2 kênh, đi kèm các hoạt động bán hàng trực tuyến khá hiệu quả.
- Ngoài ra, mục tiêu “Thâm nhập thị trường nước ngoài, trở thành thương hiệu sữa hàng đầu thế giới” cũng tác động mạnh đến kênh phân phối ở nước ngoài, xây dựng nhà máy sản xuất ở đó và thiết lập kênh phân phối tại chỗ, nội bộ trong từng quốc gia là chính sách mà TH Group đang thực hiện, đây là cách làm hiệu quả và phù hợp.
2.5 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC KHÁC TRONG MARKETING MIX ĐỂ HỖ TRỢ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
2.5.1 Chiến lược sản phẩm trong phân phối
- Chiến lược phát triển sản phẩm là mục tiên quan trọng đầu tiên mà TH Group xây dựng, là yếu tố quyết định đến thương hiệu chất lượng mà TH xây dựng trong nhận thức người tiêu dùng.
- Chiến lược định vị “sữa sạch”, “hoàn toàn từ thiên nhiên” của TH True milk tác động mạnh mẽ đến hoạt động phân phối của doanh nghiệp. Để chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, TH True milk đã xây dựng nên các kênh phân phối hiện đại, đảm bảo về mặt chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Để tương thích với chiến lược định vị đó, TH Group nỗ lực không ngừng phát triển chuỗi cửa hàng TH True mart một cách thông thoáng và tiện nghi nhất, chỉ có điều đó mới làm nổi bật giá trị sản phẩm mà TH đã xây dựng từ đầu. Ngoài ra, sản phẩm sữa TH True milk luôn có mặt trong các siêu thị nổi tiếng cũng góp phần nâng cao vị thế sữa tươi TH, và việc phân phối hàng hóa đến với siêu thị để tiếp cận người tiêu dùng là sự lựa chọn khôn ngoan vừa giữ được thương hiệu uy tín vừa nâng cao doanh số bán hàng.
- Chiến lược phát triển sản phẩm theo chiều rộng và chiều sâu: Trong cùng 1 mặt hàng sữa tươi TH True milk, có rất nhiều biến thể khác nhau như sữa TH True milk ít đường, không đường, hương dâu, hương socolate, sữa tươi công thức, sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng,...với phương châm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của thị trường. Do đó đòi hỏi TH Group phải xây dựng địa điểm bán hàng, kênh bán hàng phù hợp với từng đối tượng. Ngoài sữa tươi, TH Group còn phát triển các mặt hàng sữa chua và phô mai, nhiều sản phẩm mới được tung ra như sữa chua hương sầu riêng, sữa chua hương trà xanh,…được phân phối rộng rãi đầu tiên ở các siêu thị và cửa hàng TH True mart, đây là cách đẩy sản phẩm mới thông minh với mục đích chủ yếu quản bá sản phẩm đến công chúng, sau khi được người tiêu dùng tin tưởng, tiếp sau sẽ là việc bán sản phẩm mới đại trà thông qua đại lý tại các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa.
- Quyết định về đóng gói, bao bì: Hiện tại TH True milk đang sử dụng cùng lúc 2 loại bao bì là Tetra Pak và Combibloc là các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, an toàn và bảo quản thực phẩm được lâu hơn, thời hạn đến 30 ngày. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển sữa tươi TH đến các vùng trong nước, đảm bảo việc có mặt ở hầu khắp các địa điểm bán hàng trong tình trạng hàng hóa vẫn đảm bảo tốt về chất lượng và hình dáng bao bì.
2.5.2 Chiến lược giá trong phân phối
- Chiến lược định giá sản phẩm sữa tươi chịu ảnh hưởng từ chiến lược định vị sản phẩm mà TH Group xây dựng ngay từ đầu. Sữa tươi TH True milk được bán với giá cao hơn đối thủ Vinamilk, Dutch Lady nên phần nào ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Do đó công việc của chiến lược phân phối đặt ra cần phát triển kênh bán hàng tại TH True mart và bán hàng trực tuyến nhằm giảm đi yếu tố chuộng giá rẻ của người tiêu dùng. Mặt khác, giá cao hơn một chút so với đối thủ (sữa tươi tiệt trùng cao hơn đối thủ 1000đ/hộp/180ml) cũng giúp cho việc phân phối hàng hóa dễ dàng hơn đối với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình – cao, hay các nhóm khách hàng chuộng hình thức đặt hàng qua mạng.
- Chiến lược định giá sản phẩm mới sữa chua hương sầu riêng, sữa chua trà xanh matcha giá 28.000đ/lốc/4x100g cao hơn sản phẩm cùng phân khúc của Vinamilk với giá 23.000đ/lốc/4x100g. Như vậy, TH True milk định giá khá cao cho sản phẩm mới của mình, mục tiêu đánh vào thị trường phân khúc phía trên, người có thu nhập cao ổn định. Kênh bán hàng qua siêu thị được lựa chọn đầu tiên để quản bá và giới thiệu sản phẩm tới công chúng, đi kèm là phân phối bán hàng trực tuyến. Việc phân phối theo trình tự tránh trường hợp khách hàng hoài nghi và bị động trong việc tìm hiểu thông tin sản phẩm mới. Nếu như sản phẩm mới đồng loạt được bày bán ở các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa mà không phải là những nơi uy tín như siêu thị, TH True mart thì sẽ rất bất lợi trong việc chiếm được lòng tin khách hàng.
2.5.3 Chiến lược chiêu thị trong phân phối
- Chiến lược chiêu thị được TH Group triển khai “Mang tinh túy thiên nhiên đến mọi nhà” gắn liền với chiến lược phân phối qua hình thức đặt hàng trực tuyến. Đây là chiến lược hữu ích thúc đẩy kênh phân phối phát triển, góp phần quan trọng việc khẳng định thương hiệu TH True milk.
- Các chương trình quản cáo luôn được TH Group xây dựng và phát hành trên hầu khắp các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, báo giấy, internet,…là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động phân phối của Công ty, sản phẩm sữa tươi được đông đảo người tiêu dùng biết đến là yếu tố quyết định sự thành công cho kênh phân phối, hoạt động phân phối sẽ thông suốt hơn vì khách hàng đón nhận nồng nhiệt.
- Bên cạnh các hoạt động PR, TH True milk luôn biết cách xây dựng các chương trình nhân văn quốc gia, các hoạt động vì an sinh xã hội như: Xây dựng trường học TH School, Chương trình 1 triệu ly sữa cho trẻ em vùng sâu vùng xa, Trao yêu thương học sinh nghèo,…cũng là cách thức PR hiệu quả khác, đồng thời chiếm trọn trái tim của người tiêu dùng về thương hiệu sữa TH True milk. Nhờ đó, kênh phân phối mà TH xây dựng luôn được tín nhiệm từ các nhà trung gian phân phối và người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
3.1 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
3.1.1 Ưu điểm
- Hệ thống cửa hàng TH True mart:
 Tạo dựng được hình ảnh thương hiệu sữa sạch, thân thiện, hiện đại
 Bán các sản phẩm chính hãng, ngăn chặn tình trạng người tiêu dùng mua nhằm hàng giả, hàng kém chất lượng, chiếm được lòng tin người tiêu dùng.
 Vừa là nơi bán hàng trực tiếp vừa là các đại lý trực thuộc TH đảm nhiệm vai trò cung cấp hàng hóa cho các điểm bán lẻ, các đơn đặt hàng qua mạng. Đây là ưu điểm lớn nhất mà TH True mart mang lại cho kênh phân phối trực tiếp này.
 Tạo ưu thế cạnh tranh với đối thủ.
- Kênh phân phối qua đại lý, địa điểm bán lẻ:
 Tiếp cận đông đảo người tiêu dùng, mọi thành phần xã hội
 Thuận lợi cho việc phân phối đến từng khu vực nhỏ nhất
 Chi phí phân phối giảm thiểu
 Đáp ứng được thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam
- Hoạt động bán hàng trực tuyến:
 Tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng
 Quản lý tốt thông tin về khách hàng
 Tạo lợi thế cạnh tranh
3.1.2 Ưu điểm

- Số lượng cửa hàng TH True mart còn thấp so với nhu cầu thị trường, chi phí đầu tư cho chuỗi cửa hàng rất lớn, nhiều rủi ro.
- Với việc phân phối sản phẩm qua kênh gián tiếp, TH Group khó kiểm soát dòng lưu thông của sản phẩm, khó quản lý trong việc định giá bán lẻ, bán phá giá, dễ xảy ra trường hợp hư hỏng ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp khi sản phẩm được vận chuyển, bảo quản ở các đại lý hay các tiệm tạp hóa.
- Dịch vụ giao hàng tận nhà quy mô chưa lớn, tiêu tốn tài nguyên vận hành về chi phí vận chuyển, thống kê, quản lý thông tin, nhân sự.
3.2 GIẢI PHÁP
3.2.1 Xây dựng và phát triển kênh phân phối
- Chú trọng phát triển kênh phân phối gián tiếp, thiết lập quan hệ thân thiết với nhiều đại lý uy tín, mở rộng phát triển đến vùng nông thôn Việt Nam, xây dựng kênh bán hàng ở thị trường các nước lân cận (Lào, Cambodia, Trung Quốc).
- Hạn chế đầu tư dàn trải các cửa hàng TH True mart vì dù có xây dựng số lượng lớn cũng không lấy đầy thị trường về mặt địa lý, cũng không đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua hàng vì các tiệm tạp hóa là đa số và thu hút khách hàng tốt hơn. TH Group nên xây dựng siêu thị TH True mart quy mô ở các thành phố, các đô thị lớn để tạo uy tín Tập đoàn, tạo sức hút cực lớn cho thương hiệu TH bền vững.
3.2.2 Kiểm soát và mở rộng thành viên kênh phân phối
- Tăng sự kiểm soát đối với các đại lý, trung gian bán hàng, tránh trường hợp rủi ro các đại lý hủy hợp đồng, hợp tác với đối thủ.
- Xây dựng kênh truyền thông, tương tác giữa TH Group với các đại lý và nhà bán lẻ, trao đổi chia sẻ thông tin khách hàng, tình hình biến động của thị trường, tình hình vận chuyển hàng hóa, thanh toán.
- Cần khuyến khích, tăng lợi nhuận, chiết khấu, khuyến mãi cho các trung gian bán hàng và nhà bán lẻ để tạo niềm tin và hợp tác bền vững.
- Cải tạo hay loại bỏ các đại lý hoạt động không tốt, doanh số bán hàng thấp thua lỗ, đi kèm với chính sách tuyển đại lý mới.
3.2.3 Sự tiện lợi đến tay người tiêu dùng

- TH True milk cần đưa ra các chương trình tập huấn bán hàng, kiến thức bảo quản hàng hóa tại các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa nhằm nâng cao phần nào trình độ và cách thức bán hàng của nhân viên tại các địa điểm bán lẻ này.
- Đưa ra các quy định yêu cầu người bán lẻ tuân thủ, chống bán phá giá hay giá quá cao, đi kèm với đó TH sẽ hỗ trợ các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, hậu mãi.

KẾT LUẬN
Với những nỗ lực xuyên suốt kể từ khi thành lập, Tập đoàn TH đã đạt được những thành công vang dội trong và ngoài nước, trở thành thương hiệu chất lượng quốc gia. Tiềm lực tài chính mạnh cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn đã giúp TH True milk chiếm được thị phần ngày càng cao ở thị trường trong nước và bắt đầu mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thị trường sữa nước Việt Nam luôn cạnh tranh quyết liệt từ các thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới, đó là một thách thức cực lớn cho sự vươn lên của TH True milk. Với mong muốn trở thành người dẫn đầu thị trường sữa trong nước, TH Group luôn vượt qua mọi khó khăn trở ngại, những kế hoạch đầu tư quy mô được thực hiện trong và ngoài nước cho thấy TH True milk đang thực hiện nghiêm túc mục tiêu chiếm lĩnh thị phần của mình. Định hướng rõ chiến lược và các quyết định táo bạo của đội ngũ quản trị đã góp phần không nhỏ trong thành công hiện tại của TH Group.
Bênh cạnh việc cho ra đời những sản phẩm sữa tươi “sạch”, “truy xuất được nguồn gốc”, TH True milk còn phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, đặc biệt là xây dựng kênh phân phối hiệu quả khôn ngoan để đón đầu các đối thủ đi trước, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của thị trường trong nước và thế giới. Có thể thấy, hệ thống phân phối của TH Group rất hiện đại và đi trước các đối thủ lớn trong nước, là công cụ giúp TH True milk chiếm lĩnh thị phần trong những năm tới đây.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: chiến lược phân phối độc quyền của th true milk, mạng xã hội với sản phẩm mới của TH true milk, chiến lược nhà phân phối siêu thị cho sữa TH, vai trò của lực lượng bán hàng của th true milk, nâng cao thị hiếu sản phẩm sữa th truemilk, các hoạt động tác động đến chiến lược bán hàng th true milk, hoạt động vận chuyển tại th true milk, địa điểm kho phân phối của th true milk, th true milk cạnh tranh về giá, chiến lược phân phối của rộng rãi của th true milk, chiến lược phân phối độc quyền của kfc, Phương thức thâm nhập thị trường Thái Lan của Th true milk, chính sách phân phối của th true milk, chức năng tổ chức của th true milk, dối tượng thứ cấp của th truemilk, thị hiếu của sữa tươi th true milk, lí do chọn đề tài phân tích chiến lược marketing của th true milk, thực trạng hệ thống kênh phân phối của th true milk, chien luoc xuat tien cua th true milk, mạng lưới bán hàng theo khu vực của th true milk, nhu cầu tiêu dùng sữa th true milk ở việt nam, quá trình tìm kiếm lựa chọn, phân phối và cung ứng giá trị của một doanh nghiệp tới một nhóm đối tượng khách hàng nhất định về nhóm mặt hàng sữa, hàng bán trung bình hàng năm dòng sữa th true milk, chiến lược phân phối của sữa th true milk, hạn chế về vận chuyển và phân phối sản phẩm của th true milk, quan điểm định hướng bán hàng th true milk, về giá cả của sữa th true milk, nhà phân phối ngoài nước của th true milk, kiếm tiền qua web sữa th true miễn phí, những lợi ích mà khách hàng tìm kiếm ở sản phẩm th true milk, đánh giá nhận xét về th true milk, ưu nhược điểm của công ty th true milk, kênh bán hàng truyền thống của th true milk, khuyến mại cho đại lý cỉa th true milk, giải pháp về giá cả cho sữa th true milk, giải pháp hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro của th true milk, giải thích nhu cầu mua sắm của sữa th true milk, th true milk phân phối, chiến lược mở rộng kênh phân phối của th true milk, kênh phân phối của sữa th true milk ở nước ngoài, th true milk trong việc ra quyết định, đề xuất giải pháp quản trị vi mô của công ty th true milk, tiểu luận định vị thương hiệu th true milk, các yếu tỗ vĩ mô ảnh hưởng đến mạng lưới phân phối quốc tế của công ty th true milk, thực trạng quản trị lưu kho của TH true milk hiện nay, chức năng phân phối của ace cook, marketing mix sữa tiệt trùng của th true milk vi mô, ưu điểm và nhược điểm của sữa th true milk, cấu trúc kênh phân phối của TH true milk, xây dựng chiến lược giá của th true milk, bài báo cáo quản trị kênh phân phối của th true milk, các kênh phân phối của th true milk, mâu thuẫn trong kênh TH TRUE MILK, các nhà phân phối của th true milk, chiếc lược quốc tế của th true milk, khuyết điểm trong nhân sự của th true milk, tiểu luận kênh phân phối của th true milk, các chiến lược phân phối của th true milk, thị trường cung cấp sữa th truemilk trên thế gới, Đặt điểm kênh phân khối TH True milk, nghiên cứu các hoạt động về dịch vụ tại công ty th true milk, Lập chiến lược quan hệ công chúng cho Công Ty cổ phần Th true milk, ưu và nhược điểm trong chính sách phân phối của vinamilk, tieu luan quan tri kenh phan phoi san pham th true milk, chiến luoc phân phối của TH true Milk, Chiến lược định giá trong kênh phân phối của, chiến lươch phân phối của trung tâm giáo dục, nhân tố thị trường ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sữa th truemilk như thế nào, các mô hình nghiên cứu về chiến lược kinh doanh th true milk trê thế giới, lĩnh vực hoạt động của công ty sữa TH Truemilk, th true milk bán sữa trong thị trường, quan hệ với nhà cung cấp của sữa th true milk, chiến lược kênh phân phối và quản lý kênh phân phối của acecook, giá sữa bán lẻ cao hơn giá đjai lí của th true milk, nhận xét và giải pháp về chiến lược marketing của TH True Milk, kho khan trong du tru sữa th true milk, vị trí điểm bán của th true milk, daonh số bán hàng của th true milk, hoàn thiện kênh phân phối của thương hiệu sữa bột xo, trình bày việc thực hiện các chức năng kênh phân phối hàng hóa của công ty acecook, các công ty phân phối sữa TH, hoạt động kinh doanh chủ yếu của th true milk, hình thức vận chuyển của sữa, Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Sữa TH., phân biệt dữ liệu sơ cấp và thứ cấp của th true milk, hệ thống phân phối dài của th true milk, cơ sở khoa học và lý luận để phát triển sản phẩm sữa TH, phân tích qui trình bán hàng th true milk, phân tích chiến lược giá của th true milk, Những công việc mà phòng Marketing phải thực hiện trong doanh nghiệp TH true milk, đối tượng khách hàng của th true milk, hình thức phân phối rộng rãi ở th true milk, chiến lược phân phối của th true milk, chiến lược cạnh tranh về phân phối của th true milk, phân tích định vị th true milk, Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty sữa TH true milk, thực trạng chiến lược sản phẩm sữa TH truemilk, liên kết chặt chẽ giữa các dòng sản phẩm th true milk, chính sách chủng loại sản phẩm của th true milk, cấu trúc tổ chức toàn cầu của th true milk, chien luoc phan phoi cua th true milk, một số giải pháp giúp th true milk tiếp cận hiệu quả hơn với khách hàng mục tiêu, phân tích chủng loại sản phẩm của th true milk, tổng hệ thống phân phối th true milk, sữa chua th true milk tìm hiểu các chương trình khuyến mãi, quy trình bán hàng của công ty th true milk, lựa chọn kênh phân phối của th true milk, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân phối của th true milk, phân tích định vị của sữa th true milk, dự trữ của th true milk, cấp trung gian của th true milk
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Tìm hiểu về Bộ kế hoạch Đầu tư, Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng Luận văn Kinh tế 0
P Tìm hiểu về Bộ Kế hoạch và Đầu Tư - Viện Chiến lược phát - Ban Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Luận văn Kinh tế 0
3 Tìm hiểu về việc lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty vận tải biển Vinaship Luận văn Kinh tế 0
O Tìm hiểu phong trào Công giáo kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) Lịch sử Việt Nam 0
K Tìm hiểu về chiến lược tìm kiếm trong các trò chơi đối kháng và ứng dụng vào trò chơi 2048 Hệ Thống thông tin quản trị 0
K Báo cáo Tìm hiểu các chiến lược marketing tại Tập đoàn Phú Thái Tài liệu chưa phân loại 2
C Tìm hiểu chiến lược phát triển của KFC tại thị trường Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
A Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu Tài liệu chưa phân loại 0
P Tìm hiểu hoạt động chiến lược kinh doanh của khu du lịch Đầm Sen và Suối Tiên Tài liệu chưa phân loại 0
K Đề án: tìm hiểu những đổi mới trong chiến lược khuyến khích đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top