Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục
Lời mở đầu
Phần I.: Lạm phát một căn bệnh của nền kinh tế thị trường
I. Định nghĩa lạm phát
II. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát
III. Cách đo tính tỉ lệ lạm phát
IV. Diễn biến và ảnh hưởng của lạm phát trong nền kinh tế thị trường
Phần II. Thực trạng, nguyên nhân lạm phát & những giải pháp ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế
I. Nguyên nhân lạm phát của nước ta
II. Những phương hướng để giải quyết lạm phát ở nước ta
Kết luận

Lời Mở Đầu
Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế mới là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại, chắt lọc kế thừa những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua. Trong đó lạm phát là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Bước sang nền kinh tế thị trường, chúng ta phải đối đầu với con số lạm phát không nhỏ do cơ chế cũ để lại. Việc xem xét, đánh giá, nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục nó như thế nào là vô cùng cần thiết. Để nghiên cứu về lạm phát và ảnh hưởng của nó tới các vấn đề khác như: thất nghiệp, giá cả, tiền lương… từ đó đưa ra cách giải quyết để kìm hãm lạm phát, sử dụng các chính sách cần thiết để phát triển hài hoà nền kinh tế. Để hiểu rõ bản chất của lạm phát, tác hại cũng như tác động của nó và những biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm cơ bản về lạm phát, cách khắc phục lạm phát

Phần I: Lạm phát – Một căn Bệnh của nền Kinh tế Thị Trường

I.Quan niệm về lạm phát.
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới vấn đề lạm phát đã và đang là một vấn đề hết sức phức tạp đặt ra cho các quốc gia. Lạm phát không chỉ xảy ra ở những nước kém phát triển mà ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển nền kinh tế cũng có bóng dáng của lạm phát. Lạm phát tác động đến giá cả thị trường. Nhưng chủ yếu không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi. Nói cách khác là việc tác động vào thị trường không phải là để triệt tiêu hoàn toàn lạm phát mà kìm giữ nó ở một tỉ lệ nhất định vì bản thân lạm phát là yếu tố quan hệ mật thiết với vấn đề thất nghiệp và tiền tệ. Như vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ nó sinh ra cùng với việc mở rộng hệ thống tài chính, các loại tiền tệ theo sự phát triển của nền kinh tế từ công xã nguyên thuỷ sang nền kinh tế tự do và đặc biệt là sự xuất hiện của tiền giấy, đó là hiện tượng đặc trưng của sự thay đổi mức giá chung, khi mức giá tăng lên-sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
II.Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hay tăng hay giảm tỉ lệ lạm phát.
Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan khác như chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tình trạng thất nghiệp, nền sản xuất... Do chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như vậy nên hiện tượng lạm phát diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi trong quá trình tăng trưởng và chống lạm phát có chiến lược đúng đắn để lạm phát luôn nằm trong quỹ đạo mà nền kinh tế có thể kiểm soát được. Những điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia không chỉ riêng nước ta cần có chính sách chống lạm phát để hạn chế bớt những thiệt hại do hiện tượng này gây ra cho nền kinh tế. Vấn đề đặt ra một cách cấp thiết cần giải quyết khi nghiên cứu lạm phát là lý giải xác đáng lạm phát xảy ra và diễn biến như thế nào? và cần có những biện pháp gì để chống lạm phát?. Nếu giải quyết tốt vấn đề đó thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc hợp lôgic để tiến tới thành công trong việc phát triển kinh tế.
III.Cách đo tính tỉ lệ lạm phát
Như đã nói ở trên, tỉ lệ lạm phát chính là thước đo mức tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Từ việc đánh giá tỉ lệ lạm phát mà người ta có thể thấy được tình trạng thất nghiệp và sự biến động của hệ thống tiền tệ để từ đó đặt ra những phương hướng tài chính thích hợp nhất. Hơn nữa chính nó còn là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển văn hoá xã hội, cơ sở hạ tầng. Như vậy thì ta hiểu tỉ lệ lạm phát là gì?. Thực chất quy mô và sự biến động của nó phải phản ánh quy mô và xu hướng của lạm phát.
Ta có công thức tính tỉ lệ lạm phát như sau:

GP = [ IP ] .100
IP-1
Trong đó : GP = Tỉ lệ lạm phát (%)
IP = Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu
IP-1 = Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó .
Tuỳ theo mức độ của tỉ lệ lạm phát mà người ta chia lạm phát ra ba loại:
- Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát 1 con số có tỉ lệ lạm phát dưới 10%một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã khi mức tăng trưởng tương đối nhanh với tỉ lệ 2 hay 3 con số một năm (dưới 20%). Loại này khi phát triển chín muồi sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi mã (>20%). .Siêu lạm phát thường xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc. Tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.
*Vay vốn trong dân: Tiềm năng này còn rất lớn, trong dân còn khoảng từ 6 triệu đến 10 triệu lạng vàng. Nhà nước cần có chính sách thực tế để tạo lòng tin trong dân, có chính sách thoả đáng để thu hút vốn trong dân.
*Tăng cường chức năng quản lý vĩ mô của ngân hàng nhà nước. Sử dụng hiệu quả các công cụ như: lãi xuất, tỉ giá, kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu, công trái, nâng cao hiệu xuất kinh tế của vốn tín dụng.
*Chấn chỉnh hệ thống tài chính: Sử dụng hợp lý các nguồn chi tiêu, chống thất thu thuế dưới mọi hình thức. Kịp thời điều chỉnh mức thuế cho phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường. Nhà nước cũng cần ban hành một số chính sách thuế mới như thuế khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thuế tồn kho đối với một số công ty quốc doanh và tổ chức kinh tế tư nhân.
*Chủ động điều tiết giá cung , cầu và cải tiến chế độ tiền lương.
Kết luận

Lạm phát không phải là hiện tượng hoàn toàn xấu mà nó cũng có những ưu điểm. Có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh và đúng hướng thì lạm phát đã là một công cụ để tăng trưởng kinh tế chống suy thoái. Vì vậy chúng ta cần kiềm chế lạm phát ở mức có thể chấp nhận được hay lạm phát cân bằng và có dự tính tạo điều kiện trở thành động lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển.
Việc nâng tiền gửi ngân hàng cũng là một phương pháp phòng trừ lạm phát. Nếu mức lãi xuất bằng lạm phát thì trên thực tế giá cả trên thị trường không tăng. Khi lãi xuất tăng thì dù lạm phát có tăng bao nhiêu thì tiền gửi ngân hàng luôn có giá trị. Hơn nữa, biện pháp này lấy được lòng tin của nhân dân. Do lợi ích thiết thực của lãI xuất cao thu hút được nguồn vốn trong dân.
Tiếp theo là phải tăng thu chi, cân bằng ngân sách, chấm dứt việc phát hành tiền để chi ngân sách. Nhà nước cần chi thì phải vay dân. Nhà nước chỉ phát hành tiền phù hợp với nhu cầu lưu thông chứ không phát hành tiền bù cho việc chi ngân sách.
Giải phóng mọi năng lực sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, bất kể thành phần nào dù chỉ làm ra những sản phẩm có gía trị ít cũng cần được khuyến khích và trân trọng, cần đối sử ưu ái đối với các nhân tài trong nước với những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
M Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất và một vài ý kiến đề xuất Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 8-3 Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy Tiếng Anh ở THPT: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 2
L Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung – Thực trạng, nguyên nhân và giải Kiến trúc, xây dựng 0
C Phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên - Thực trạng và mộ Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top