thanhtrung00009

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Tại sao ở Việt Nam cây lúa (Oryza sativa) được chọn là cây lương thực chính





Phiến lá (leaf blade) là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng, bộ phận quang hợp chủ yếu của cây lúa nhờ vào các tế bào nhu mô có chứa nhiều hạt diệp lục. Có thể xem lá lúa là nhà máy chế tạo nên các chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ hoạt động sống của cây, thong qua hiện tượng quang hợp, biến quang năng thành hóa năng. Lá lúa có thể quang hợp được ở cả 2 mặt lá. Phiến lá gồm 1 gân chính ở giữa và nhiều gân song song chạy từ cổ lá đến chót lá. Phiến lá chứa nhiều bó mạch lớn nhỏ và các bọng khí lớn phát triển ở gân chính, đồng thời ở hai mặt lá đều có khí khẩu. Mặt trên phiến lá có nhiều lông để hạn chế thoát hơi nước và điều hòa nhiệt độ. Các tế bào nhu mô của phiến lá có chứa nhiều hạt diệp lục (lục lạp) màu xanh, nơi xúc tiến các phản ứng quang hợp của cây lúa (Hình 5.17).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng suất, sản lượng lúa ở ĐBSCL trong những năm gần đây
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(t/ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)
1980
2,30
2,28
5,30
1986
2,29
3,09
7,08
1988
2,31
3,29
7,60
1989
2,44
3,64
8,88
1990
2,55
3,73
9,51
2000
3,94
4,03
16,70
2001
3,78
4,24
15,97
2002
3,83
4,62
17,47
2003
3,79
4,62
17,50
2004
3,79
4,80
18,22
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2005.
Hiện nay, với tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha, trong tổng số 7,30 triệu ha diện tích gieo trồng lúa cả nước (chiếm 53,4%), Đồng Bằng Sông Cửu Long đã đóng góp hơn 18,2 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng khoảng 36 triệu tấn lúa của cả nước, chiếm tỷ lệ 50,5%. Hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm là từ đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ, 2006).
4. NHỮNG TIẾN BỘ GẦN ĐÂY VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA
Nói chung, trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ trong ngành trồng lúa. Càng ngày càng nhiều ruộng đất đã được cải tạo. Các giống lúa mới năng suất cao, kháng sâu bệnh và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau đã được sử dụng rộng rãi. Phân bón được áp dụng nhiều hơn và đúng kỹ thuật hơn. Các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa được ứng dụng rộng rãi hơn, như sạ hàng, bón đạm theo nhu cầu của cây lúa bằng cách sử dụng bảng so màu lá (1998), ứng dụng IPhần mềm (Integrated Pest Management), “3 giảm, 3 tăng” (Giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận)…. Vấn đề cơ giới hóa đã được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các khâu công việc sản xuất lúa ở các nước tiên tiến. Ở Việt Nam, việc cơ giới hóa đã được đưa vào trong các khâu chuẩn bị đất, ra hạt bằng máy suốt khá phổ biến. Ở một số nơi và trong một số trường hợp, máy phun thuốc trừ sâu và máy gặt lúa cũng đã được áp dụng. Nhưng tiến bộ nổi bật nhất trong ngành trồng lúa ở ĐBSCL là công tác cải tiến giống. Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế (IRRI: International Rice Research Institute) ở Philippines đã góp phần hết sức tích cực vào công tác này. Rất nhiều giống lúa “IR” (improved rice) được IRRI phóng thích hay thông qua các chương trình chọn tạo giống quốc gia đã và đang được sử dụng rất rộng rãi ở hầu hết các nước Nam và Đông Nam Châu Á. Trong đó, nổi bật nhất là IR8. Có thể nói IR8 đã góp phần hết sức tích cực làm nên cuộc cách mạng xanh trên thế giới những năm thập niên 60. Chương trình đánh giá và sử dụng tài nguyên di truyền trên lúa (GEU: Genetic Evaluation and Utilization) đã được IRRI tiến hành trong nhiều năm với sự hợp tác của nhiều quốc gia đã và đang đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa ở các quốc gia Nam và Đông Nam Châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Tại ĐBSCL, Trường Đại Học Cần Thơ là cơ quan khoa học đi đầu trong công tác nghiên cứu phục vụ sản xuất lúa ngay từ những ngày đầu sau giải phóng. Kế đến là Trung Tâm Nghiên Cứu Nông nghiệp Long Định, Tiền Giang (trung tâm nầy sau được chuyển đổi thành Viện Nghiên Cứu Cây ăn quả miền Nam). Đến năm 1977, Viện Nghiên cứu Lúa Ô Môn được thành lập đã góp phần đẩy nhanh việc nghiên cứu cải tiến giống và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Bên cạnh đó còn có vai trò của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Tp. Hồ Chí Minh). Xu hướng cải tiến giống lúa trên thế giới, nói chung, và ĐBSCL, nói riêng, đã phát triển qua nhiều giai đoạn với mục tiêu và kiểu đánh giá khác nhau (Bảng 1.15). Trong thập niên 60 – 70, mục tiêu chọn tạo giống là nâng cao năng suất chỉ dựa vào ngoại hình của cây lúa mà thôi. Trong suốt thời gian dài, sự ra đời và phát triển các giống lúa ngắn ngày, thấp cây chịu phân, năng suất cao đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lúa một cách rõ rệt so với các giống lúa mùa quang cảm, dài ngày cao cây. Tuy nhiên, sự phát triển về mặt diện tích của nó chỉ giới hạn ở một số vùng có điều kiện thâm canh cao, có đủ nước tưới, đất đai đã được cải tạo, sử dụng phân bón cao,… Các yêu cầu này không thể có được ở phần lớn diện tích trồng lúa ở các nước đang phát triển thuộc Châu Á, nơi mà điều kiện canh tác lệ thuộc vào nước trời là chủ yếu, đất đai chưa được cải tạo và mức đầu tư của nông dân rất hạn chế. Thêm vào đó, khí hậu nóng ẩm của vùng Nam và Đông Nam Châu Á này đã là điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, nhất là trên các ruộng lúa canh tác nhiều vụ/năm bằng các giống mới này làm năng suất giảm sút rất nghiêm trọng trong những năm cuối của thập niên 70.
Bảng 12. Diễn biến xu hướng cải tiến giống lúa
Giai đoạn
(Thập niên)
Mục tiêu
Kiểu đánh giá
1960’s – 1970’s
CÁCH MẠNG XANH
Nâng cao năng suất
Dựa vào đặc tính hình thái và
nông học như thân thấp, lá thẳng
đứng, ngắn ngày và không quang
cảm.
1980’s
GIỐNG VỚI MÔI
TRƯỜNG
Ổn định năng suất
Dựa vào các đặc tính kháng sâu
bệnh, khả năng chống chịu thích
nghi với môi trường không thuận
lợi.
1990’s
SINH LÝ VÀ PHẨM
CHẤT
Nâng cao tiềm năng
năng suất và phẩm
chất hạt
Dựa vào các đặc tính sinh lý, sinh
hóa của cây lúa.
2000’s
PHẨM CHẤT VÀ TÍNH
CHỐNG CHỊU
Cải thiện phẩm chất
hạt, mùi thơm và
tăng cường tính
chống chịu
Dựa vào đặc tính di truyền, sinh lý
và tính chống chịu, đặc biệt đối
với rầy nâu, bệnh do virus
Điều này đã thôi thúc việc chuyển hướng mục tiêu nghiên cứu là ổn định năng suất bằng giống kháng và chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện môi trường khó khăn, nhằm mở rộng diện tích, đồng thời giữ vững được năng suất ở những vùng khó khăn bằng cách lợi dụng những khả năng chống chịu và tính thích nghi với môi trường của giống. Đây cũng là xu hướng cải tiến giống lúa ở đồng bằng sông Cửu Long trong thập niên 80. Trong suốt 3 năm thập niên từ sau ngày mở ra cuôc cách mạng xanh, năng suất lúa bình quân cao trong sản xuất chỉ trên dưới 5 – 6 tấn/ha. Nhằm phá vở cái “trần năng suất” để làm một cuộc cách mạng khác trong năng suất lúa, nhiều nhà khoa học cho rằng mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua con đường sinh lý và di truyền nhằm cải thiện quá trình sinh lý hóa của cây và cải tiến phẩm chất hạt. Sử dụng lúa ưu thế lai (F1), gây đột biến, công nghệ gien, … là những nỗ lực theo hướng gia tăng năng suất và nâng cao chất lượng hạt lúa trong thập niên 90. Sang đầu thập niên 2000, do sự bùng phát của dịch hại trên lúa, đặc biệt là rầy nâu và các bệnh virus do rầy nâu truyền đã làm thiệt hại nghiêm trọng và phức tạp trên diện rộng, việc cải thiện hơn nữa phẩm chất hạt kết hợp tăng cường tính chống chịu đã trở thành mục tiêu của thới kỳ nầy. Trên cơ sở khai thác các nguồn gien sẵn có mà cải thiện đặc tính di truyền của giống kháng côn trùng và bệnh hại, đặc biệt nhắm vào rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đồng thời đi sâu vào khai thác các giống lúa có phẩm chất cao, bao gồm cả mùi thơm. Việc sử dụng đại trà các hạt giống thuần rặt để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng nội địa cũng được chú trọng trong giai đoạn hiên nay. Nhìn vào quá trình phát triển và cá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nghệ An Luận văn Kinh tế 2
C Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại các khách sạn 4 sao ở thành phố Huế ( Nghiên cứu trường hợp Địa lý & Du lịch 0
S Chất lượng dịch vụ lưu trú tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long thực trạng và giải pháp Địa lý & Du lịch 0
N Nghiên cứu chiến lược xúc tiến sản phẩm tại các khách sạn bốn sao ở thành phố Hải Phòng Địa lý & Du lịch 0
T Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long. Khảo sát đối với khách du l Địa lý & Du lịch 2
K Nghiên cứu phát triển du lịch MICE - du lịch kết hợp hội nghị hội thảo - tại các khách sạn 4 sao ở H Địa lý & Du lịch 0
G Nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long Địa lý & Du lịch 0
A Phát triển nguồn nhân lực du lịch tại các khách sạn 4 sao ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Địa lý & Du lịch 0
T Quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn 3 sao ở Hà Nội theo nội dung dự án EU. Nghiên Địa lý & Du lịch 0
N Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay Địa lý & Du lịch 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top