Download miễn phí Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương - Những phát sinh và cách giải quyết





Lời nói đầu 1

1, Đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương 2

1.1. Một số khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương 2

1.2. Các giai đoạn đàm phán hợp đồng ngoại thương 3

1.3. Các hình thức đàm phán hợp đồng ngoại thương 4

1.4. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương 5

2. Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận 7

2.1. Về hình thức hợp đồng 7

2.2. Về nội dung hợp đồng ngoại thương 7

2.3. Về địa vị pháp lý của chủ thể 8

2.4. Về thẩm quyền xét xử 8

3. Giải pháp giải quyết phát sinh và một số biện pháp 8

3.1. Giải pháp giải quyết phát sinh trong hợp đồng ngoại thương 8

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc kí kết hợp đồng ngoại thương 9

Kết luận 11

Tài liệu tham khảo 12

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại. Thực tế đã chứng minh “ Ngoại thương” là con đường tốt nhất để đưa đất nước hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Hoạt động ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ ....hiện đại và tiên tiến. Trong khi Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương là nghiệp vụ có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nhiều nghiệp vụ kinh doanh trong đó có việc tiến hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồng ngoại thương. Mọi thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan do thiếu kinh nghiệm kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng. Quan tâm, cẩn thận trong đàm phán, kí kết hợp đồng sẽ tránh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy vấn đề hợp đồng ngoại thương thực sự là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ buôn bán với tất cả các nước.
Từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết”, bài tiểu luận của em gồm 3 phần chính:
Phần 1: Đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương
Phần 2: Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận
Phần 3: Giải pháp giải quyết phát sinh và một số biện pháp nâng cao
1, ĐÀM PHÁN THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
1.1. Một số khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương
1.1.1. Khái niệm đàm phán
Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các bên để đi đến thống nhất kí kết hợp đồng. Nội dung của cuộc đàm phán cũng giống như nội dung của một bản hợp đồng ngoại thương bao gồm: Tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm, .....
1.1.2. Khái niệm hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng là sự thoả thận một cách tự nguyện giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Hợp đồng ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hay hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá là sự thoả thuận giữa những thương nhân có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua), bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận.
Theo công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì hợp đồng ngoại thương là loại hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó các bên kí kết có trụ sở Thương mại đặt ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hay việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên được thiết lập ở những nước khác nhau.
Theo công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (công ước quốc tế Viên 1980) thì hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sở Thương mại đặt ở những nước khác nhau.
Theo điều 80 luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài.
1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương
Có một ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Đối với quan hệ mua bán hàng hoá, sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì phải tiến hành kí kết hợp đồng. Như vậy, hợp đồng thương mại quốc tế ghi nhận kết quả của việc giao dịch đàm phán giữa các bên mua và bán, trong đó nội dung của hợp đồng phải thể hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ củ thể của các bên tham gia kí kết. Hợp đồng thể hiện dưới dạng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu của nước ta. Với hình thức này, nó bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho các bên mua bán, xác định rõ trách nhiệm của các bên. Hơn nữa, trong kinh doanh thương mại quốc tế có sự khác nhau về ngôn từ, chính trị, luật pháp. tôn giáo, tập quán,. Hợp đồng dưới hình thức văn bản sẽ giúp cho các bên thống nhất về mặt ngôn từ, tập quán. Để tiếp tục kinh doanh thương mại quốc tế, là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp do ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong nước và ngoài nước, ảnh hưởng của khả năng thực hiện, thiện chí của các bên tham gia kí kết mà có thể dẫn tới nhiều rủi ro, nhiều tranh chấp xảy ra giữa các bên, khi đó hợp đồng sẽ trở thành một bằng chứng quan trọng để tiến hành giải quyết các tranh chấp về mua bán xảy ra giữa các bên. Ngoài ra, hợp đồng tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng theo quy định chung của quản lý nhà nước.
1.2. Các giai đoạn đàm phán hợp đồng ngoại thương
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị:
Thu thập thông tin: trước khi đàm phán cần nắm bắt được các thông tin như:
Mỗi bên có lợi gì trong thương vụ này
Đối phương là ai và người thay mặt cho đối phương là người như thế nào
Khuynh hướng thị trường ra sao
Chuẩn bị chiến lược: trước khi đàm phán ta cần xác định tư duy chiến lược của mình. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ hay phương tiện gì trong quá trình đàm phán (hăng hái, nhiệt tình, thờ ơ, đơn giản, thúc ép hay lạnh nhạt).
Chuẩn bị kế hoạch: trước khi đàm phán, cần xác định được mục tiêu của cuộc đàm phán (yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cả cao nhất và thấp nhất, v.v...).
1.2.2. Giai đoạn đàm phán
Tiếp xúc ban đầu: Đây là giai đoạn nhằm xây dựng bầu không khí hợp tác trong cuộc đàm phán bởi lẽ những ấn tượng ban đầu thường khó quên.
Tiến hành thương lương: Đây là giai đoạn chính của đàm phán, là giai đoạn triển khai các vấn đề đàm phán theo như kế hoạch đã vạch ra trong giai đoạn chuẩn bị.
Kết thúc thương lượng: Trong giai đoạn này thì cuộc đàm phán đã hoàn thành, các vấn đề bàn bạc đã được các bên thống nhất.
1.2.3. Giai đoạn sau đàm phán
Giai đoạn này cần tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cũng lại cần tỏ ra rất sẵn sàng xem xét lại những điều thoả thuận nào đó.
1.3. Các hình thức đàm phán hợp đồng ngoại thương
1.3.1. Đàm phán giao dịch qua thư từ, điện tín
Ngày nay thư từ và điện tín vẫn còn là phương tiện chủ yếu để giao dịch giữa những người xuất nhập khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ. Ngay khi sau này hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải thông qua thư tín Thương mại.
Là hình thức đàm phán giao dịch thuận tiện đỡ tốn kém nhất, thường được sử dụng rộng rãi v

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
C Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương và những phát sinh và cách giải quyết Công nghệ thông tin 1
T Để soạn thảo một Hợp đồng kinh tế thì trước hết ta phải hiểu và nắm vững được khái niệm về hợp đồng Luận văn Kinh tế 0
H Hợp đồng ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo Luận văn Kinh tế 0
Q Hợp đồng mua bán ngoại thương. Nội dung và cách thức soạn thảo Hợp đồng mua bán ngoại thương Luận văn Kinh tế 0
J Hợp đồng mua bán ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo Hợp đồng mua bán ngoại thương Luận văn Kinh tế 0
D Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo văn bản Triể Luận văn Luật 0
C Quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra chứng từ trong thanh toán xuất khẩu tại Cty TNHH Tỷ Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và Văn hóa, Xã hội 0
O Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top