daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................1
2. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU...................................3
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................4
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................5
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN..........................................................................5
Chương 1...................................................................................................6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÈN LUYỆN THAO TÁC.......6
PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN...........6
CHO HỌC SINH.......................................................................................6
1.1. Phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh thông qua giải toán..............6
1.1.1. Nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh..........................6
1.1.2. Dạy học giải toán cho học sinh.......................................................7
1.2. Thao tác phân tích và tổng hợp trong môn Toán..............................10
1.3. Dạy học chương “Tam giác” lớp 7...................................................15
1.3.1. Nội dung, yêu cầu cần đạt trong chương “Tam giác” lớp 7..........15
1.3.2. Phương pháp“Đàm thoại phát hiện” giúp rèn luyện thao tác trí tuệ
cho học sinh.............................................................................................16
1.4. Khảo sát thực trạng dạy và học giải toán chương tam giác lớp 7 và
sự quan tâm đến rèn luyện thao tác phân tích - tổng hợp trong giải toán
của GV và HS lớp 7 tại một số trường THCS Phú Thọ..........................18
1.4.1. Tổ chức khảo sát...........................................................................19
1.4.2. Kết quả khảo sát............................................................................19
1.5. Tiểu kết chương 1.............................................................................20
Chương 2.................................................................................................22


ii

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH THAO TÁC...................22
PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN........22
CHƯƠNG TAM GIÁC Ở LỚP 7............................................................22
2.1. Định hướng đề xuất biện pháp.........................................................22
2.2. Các biện pháp...................................................................................23
2.2.1. Biện pháp 1. Rèn luyện kĩ năng “phân tích đi lên” tìm phương
pháp chứng minh bài toán cho học sinh..................................................23
2.2.2. Biện pháp 2. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích yêu cầu của
bài toán, tìm các mối liên hệ và “chìa khoá” của bài toán......................35
2.2.3. Biện pháp 3. Rèn luyện kĩ năng phối hợp thao tác phân tích – tổng
hợp với một số thao tác trí tuệ khác cho học sinh...................................41
2.3. Tiểu kết chương 2.............................................................................53
Chương 3.................................................................................................54
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................54
3.1. Mục đích, tổ chức thực nghiệm sư phạm.........................................54
3.2. Nội dung dạy thực nghiệm sư phạm................................................55
3.2.1. Giáo án 1.......................................................................................55
3.2.2. Giáo án 2.......................................................................................63
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm...........................................67
3.3.1. Đánh giá định tính.........................................................................67
3.3.2 Đánh giá định lượng.......................................................................68
3.4. Tiểu kết chương 3.............................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................72
Kết luận...................................................................................................72
Kiến nghị.................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................73


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐHGD

Đại học giáo dục

ĐHQG

Đại học quốc gia

ĐHSP

Đại học sư phạm

HHKG

Hình học không gian

NXB

Nhà xuất bản

tr.

trang


TNSP

Thực nghiệm sư phạm

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

PHT

Phiếu học tập

THCS

Trung học cơ sở

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

c.c.c


Cạnh.cạnh.cạnh

g.c.g

Góc.cạnh.góc

c.g.c

Cạnh.góc.cạnh


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp
thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Năm 2011, Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua
Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành
Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo.
Để đáp ứng với sự đổi mới không ngừng của tình hình, trong sự
phát triển của xã hội, điều quan trọng trong giáo dục là dạy cho thế hệ trẻ
cách nghĩ, cách làm, phải quan tâm đến sự phát triển trí tuệ của người
học. Những hoạt động trí tuệ trong môn Toán thường gặp là: Dự đoán, so
sánh, phân tích tổng hợp, tương tự hoá, khái quát hoá, đặc biệt hoá, trừu

tượng hoá.
Phân tích – Tổng hợp là hai thao tác trí tuệ quan trọng và thường gặp
nhất trong môn Toán, nên giáo viên cần quan tâm, rèn luyện cho
học sinh. Trong nhà trường phổ thông môn toán được xem là môn học
công cụ. Hơn thế nữa môn Toán có khả năng to lớn giúp học sinh phát
triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ, rèn luyện tư duy chính xác, hợp
lôgic, phương pháp khoa học trong suy nghĩ, lập luận, trong học tập và
giải quyết các vấn đề. Thông qua môn Toán học sinh biết quan sát, dự
đoán, biết vận dụng tương tự, biết quy nạp và chứng minh. Các thao tác
trí tuệ đó có tác dụng lớn trong việc rèn luyện cho học sinh trí thông
minh và sáng tạo.


2

Trước một vấn đề nhận thức hay cần giải quyết, con người
thường huy động tổng hợp những kiến thức đã có của bản thân để hiểu
và tìm ra cách thức giải quyết vấn đề, cũng có khi phải phân tích tình
hình, xác định các chi tiết để khoanh vùng nhận thức. Hai thao tác phân
tích và tổng hợp luôn đi cùng với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Đây là hai thao
tác trí tuệ quan trọng và thường gặp nhất trong môn Toán mà người giáo
viên cần quan tâm, rèn luyện cho học sinh.
Chương “Tam giác” ở lớp 7 có nhiều cơ hội để phát triển trí tuệ nói
chung, phát triển kĩ năng phân tích – tổng hợp nói riêng, cho học sinh.
Chương này gồm những kiến thức quan trọng, nền tảng trong chương
trình môn Toán THCS. Những kiến thức ở chương này giúp học sinh có
hiểu biết thế nào là hai tam giác bằng nhau, từ đó mở rộng ra thế nào là
hai hình bằng nhau. Bắt đầu từ chương này, học sinh cũng được làm
quen với phương pháp chứng minh toán học, trong đó có nhiều cơ hội để
rèn luyện và phát triển trí tuệ nói chung, kĩ năng phân tích – tổng hợp nói

riêng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít các thầy cô giáo chưa quan
tâm thích đáng đến việc rèn luyện các hoạt động trí tuệ phân tích - tổng
hợp cho học sinh.
Từ những lí do trên đề tài được chọn là: Rèn luyện thao tác phân
tích - tổng hợp cho học sinh trong dạy học chương Tam giác ở lớp 7.
+ Những câu hỏi đặt ra cần trả lời khi nghiên cứu:
- Nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ cho HS ?
- Thao tác phân tích và tổng hợp trong giải toán như thế nào ?
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương tam giác lớp 7 và cơ hội rèn luyện
thao tác phân tích và tổng hợp trong giải toán cho học sinh ?


3

- Thực trạng dạy và học giải toán chương tam giác lớp 7 và sự quan tâm
đến rèn luyện thao tác phân tích - tổng hợp trong giải toán của GV và HS
lớp 7 tại một số trường THCS Phú Thọ.
- Định hướng chung về biện pháp rèn luyện cho học sinh thao tác phân
tích và tổng hợp trong dạy học giải toán chương tam giác ở lớp 7.
- Những biện pháp đề xuất có tính khả thi và hiệu quả hay không?
+ Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu giáo viên thường xuyên hướng dẫn hai thao tác phân tích –
tổng hợp trong giải toán và học sinh được vận dụng tương tự trong
những bài toán khác thì các em sẽ vận dụng được hai thao tác trí tuệ này
trong quá trình giải toán chương Tam giác ở lớp 7, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học nội dung này ở trường THCS.
2. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
+ Tổng quan về những đề tài nghiên cứu đã công bố. Có thể kể đến một
số luận văn của các tác giả sau:

- Trương Chí Dũng (2006) Rèn luyện các hoạt động trí tuệ cho học sinh
THCS trong dạy học giải toán Hình học bằng phương pháp vẽ thêm hình
phụ, luận văn thạc sĩ trường ĐHSP HN
- Kiều Văn Đông (2005), Rèn luyện một số hoạt động trí tuệ cho học
sinh lớp 8 huyện Thuận Châu - Sơn La thông qua dạy học bài tập hình
học 8, luận văn thạc sĩ trường ĐHSP HN.
- Thái Thị Thanh Hoa (2012), Rèn luyện một số hoạt động trí tuệ cho
học sinh THPT thông qua dạy học giải toán về Tứ diện, luận văn thạc sĩ
trường ĐHSP HN.
- Bạch Phương Vinh (2005), Rèn luyện một số hoạt động trí tuệ cho học
sinh THCS thông qua chủ đề về toán cực trị trong hình học phẳng, luận
văn thạc sĩ trường ĐHSP Thái Nguyên.


4

Chưa có luận văn nghiên cứu về rèn luyện thao tác phân tích - tổng
hợp cho học sinh trong dạy học chương Tam giác ở lớp 7.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu là đề xuất những biện pháp rèn luyện thao tác
phân tích - tổng hợp cho học sinh trong dạy học chương Tam giác ở lớp
7, giúp các em vận dụng được hai thao tác trí tuệ này trong quá trình giải
toán chương Tam giác ở lớp 7 góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội
dung này ở trường THCS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về dạy học theo hướng rèn luyện thao tác phân tích tổng hợp cho học sinh;
- Khảo sát thực trạng dạy và học giải toán chương tam giác lớp 7 và sự
quan tâm đến rèn luyện thao tác phân tích - tổng hợp trong giải toán của
giáo viên và học sinh lớp 7 tại một số trường THCS Phú Thọ.

- Đề xuất biện pháp rèn luyện cho học sinh thao tác phân tích và tổng
hợp trong dạy học giải toán chương tam giác lớp 7 nhằm đổi mới
phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả
của phương pháp rèn luyện cho học sinh thao tác phân tích và tổng hợp
trong dạy học giải toán chương tam giác lớp 7.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp rèn luyện cho học sinh thao
tác phân tích và tổng hợp trong dạy học giải toán chương tam giác lớp 7.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương tam giác 7, chương
trình, sách giáo khoa, sách giáo viên Hình học 7.
- Phạm vi nghiên cứu: Thao tác phân tích - tổng hợp trong dạy học giải
toán chương tam giác lớp 7.


5

5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Lí luận về rèn luyện các thao tác trí
tuệ cho học sinh trong dạy học môn Toán và các biện pháp rèn luyện cho
học sinh thao tác phân tích và tổng hợp trong dạy học giải toán.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng dạy và học giải
toán chương tam giác lớp 7 và sự quan tâm đến rèn luyện thao tác phân
tích - tổng hợp trong giải toán của giáo viên và học sinh lớp 7 tại một số
trường THCS Phú Thọ
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm
để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương pháp rèn luyện cho học
sinh thao tác phân tích và tổng hợp trong dạy học giải toán chương tam
giác lớp 7.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về rèn luyện thao tác phân tích và
tổng hợp trong dạy học giải toán cho học sinh
Chương 2. Biện pháp rèn luyện thao tác phân tích và tổng hợp trong dạy
học giải toán chương “Tam giác” cho học sinh
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm


6

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÈN LUYỆN THAO TÁC
PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN
CHO HỌC SINH
1.1. Phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh thông qua giải toán
1.1.1. Nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh
Trong thế giới không ngừng phát triển và sự cạnh tranh đang ngày
càng trở nên gay gắt như hiện nay, mỗi người cần sẵn sàng để đối
mặt với tất cả thử thách. Việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt với những
thách thức này phải được bắt đầu ngay từ thời học sinh. Chúng ta không
những phải tập trung phát triển về mặt thể chất mà còn phải phát triển cả
về mặt tinh thần và trí tuệ cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước.
Nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tuệ cho học sinh
đã được ghi rõ trong chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, tháng
12 năm 2018, của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Chương trình môn Toán
giúp học sinh đạt các mục tiêu hình thành và phát triển năng lực toán
học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán
học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán
học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương
tiện học toán... ”. [3]

Trong những nhiệm vụ dạy học môn Toán: trang bị tri thức và kĩ
năng toán học, phát triển trí tuệ, phát triển phẩm chất, năng lực cho học
sinh thì nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh có thể xem là
nhiệm vụ quan trọng nhất. Sở dĩ như vậy, vì những tri thức kĩ năng có
thể bị lãng quên sau một thời gian không sử dụng đến, nhưng cách nghĩ,


7

cách giải quyết vấn đề, thuộc về trí tuệ, sẽ không ngừng được sử dụng
trong suốt cuộc đời.
Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, mọi người
đều thừa nhận coi trí tuệ là một động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế;
thậm chí trong những lãnh vực mũi nhọn, nó còn là sức sản xuất trực tiếp.
Từ đó, trong dạy học môn Toán điều quan trọng không phải là trang
bị cho học sinh nhiều kiến thức, mà quan trọng hơn là dạy cho các em
cách suy nghĩ để nhận thức và giải quyết vấn đề. Để thực hiện được điều
này, trong môn Toán các thầy cô giáo chủ yếu dựa vào hoạt động giải
toán.
1.1.2. Dạy học giải toán cho học sinh
Từ những năm 1945 nhà toán học đồng thời là nhà giáo dục toán
học lỗi lạc G.Polya đã đưa ra những nghiên cứu về quá trình giải toán và
quá trình sáng tạo toán học, được đúc kết trong bộ ba quyển sách (đã
được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt):
“How to Solve it? ”(“Giải một bài toán như thế nào ?” ), “Mathematical
Discovery” (“Sáng tạo toán học”) và “Mathematics and Plausible
Reasoning” (“Toán học và những suy luận có lí”) [12], [13], [14], [15] .
Bộ sách này đã trở thành những tài liệu tham khảo quý giá cho các giáo
viên dạy Toán ở các cấp học.
G. Polya, (1957) [21], đã đưa ra quy trình bốn bước để giải bài toán:

“ Hiểu đúng bài toán/ vấn đề (understanding the problem); lập kế hoạch
giải (devising a plan); trình bày lời giải (carrying out the plan), nhìn lại
(looking back)” . Dựa theo đó, Nguyễn Bá Kim (1992, 2015) đã đưa ra
quy trình bốn bước: “Tìm hiểu nội dung đề bài, tìm cách giải, trình bày
lời giải, nghiên cứu sâu lời giải”. [9, tr. 345]

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Nông Lâm Thủy sản 0
D xác lập mối liên hệ giữa toán học cao cấp và toán học phổ thông nhằm giúp sinh viên ngành toán rèn luyện tay nghề dạy học Luận văn Sư phạm 1
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Quản lý điểm rèn luyện sinh viên trường DHKTKTCN Công nghệ thông tin 0
D Rèn luyện kĩ năng dự đoán và kiểm chứng cho học sinh trong dạy học Hình học không gian lớp 11 nâng c Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện năng lực chứng minh cho học sinh thông qua dạy học hình học lớp 8 Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài tập toán ở trường trung học phổ t Luận văn Sư phạm 0
D rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Bản cam kết tự dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2018 Văn hóa, Xã hội 0
M Một số ý kiến đề nghị qua đợt thực tập và rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp của người Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top