daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
3.3.2.3 Tạo dựng hình ảnh chung về ngành thuỷ sản Việt Nam
- Phối hợp với Bộ Thủy sản và Bộ Công Thương tận dụng triệt để và có hiệu quả các dự án quốc tế, xây dựng chiến lược thâm nhập các thị trường lớn như Hoa Kì, EU, Nhật Bản cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực và phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp hội viên.
- Hiệp hội cần chủ động phối hợp với các đối tác trên từng thị trường trọng điểm để tiến hành các hoạt động đa dạng, tiếp thị đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Hiệp Hội cần thay đổi cách tổ chức tham gia hoạt động hội chợ quốc tế, phối hợp các nguồn lực xây dựng gian hàng quốc gia mang nét đặc trưng của Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp.
- Hiệp hội cần tổ chức xây dựng đề án và từng bước triển khai thực hiện việc tổ chức các đầu mối và các kênh tiêu thụ chung cho thủy sản Việt Nam như Hoa Kì, Nhật Bản, EU,...hoạt động theo cách tự chủ tài chính, cung cấp thong tin cho Hiệp hội và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thành viên.
3.3.2.4 Ngăn ngừa tranh chấp thương mại và nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp về các kiến thức phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại, kiến thức về hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực đàm phán quốc tế.
- Hiệp hội cần chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng mạng lưới thu thập thông tin và cảnh bóa sớm về các tranh chấp thương mại có thể xảy ra, xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác lớn, chủ động đối thoại để giải quyết các tranh chấp.
-Ủy ban tôm và Ủy ban cá nước ngọt cần phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục giải quyết hậu quả các vụ kiện, tiến hành đánh giá hành chính hàng năm nhằm giảm dần mức thuế.
3.3.2.5 Tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nguyênliệu thuỷ sản
- Chủ động phối hợp với các tổ chức bảo vệ môi trường xây dựng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững và các mô hình được thế giới công nhận.
- Hiệp hội cần chủ động hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng nguồn thủy sảnthông qua việc nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu, hỗ trợ xây dựng các khu vực nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh, tích cực kiểm soát hệ thống cung cấp, tích cực sử dụng thiết bị kiểm soát dư lượng kháng sinh.
- Phối hợp cùng các tỉnh mở rộng sản xuất sản phẩm sạch và sản phẩm sinh thái theo các mô hình tiên tiến như mô hình Lâm ngư trường 184 Cà Mau.
- Tổ chức phối hợp chặt chẽ với Cục quản lí chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, Sở Thủy sản, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh thành có nuôi trồng thủy sản tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của ngư dân nhằm phòng tránh việc đưa các chất độc hại vào sản phẩm thủy sản.
3.3.2.6 Tổ chức nhiều cách quản lý cộng đồng
- Hiệp hội chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và Hội nghề cá xây dựng các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, xây dựng một mối quan hệ gắn bó giữa cộng đồng ngư dân và các doanh nghiệp chế biến.
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, hình thành cơ chế phối hợp nhằm giảm thiểu tối đa những bất lợi xảy ra do tình trạng biến động theo chu kì gây khủng hoảng sản xuất nguyên liệu.
- Hiệp hội chủ động đứng ra đàm phán với các nhà cung cấp thức ăn, thuốc trị bệnh, chế phẩm sinh học phục vụ thủy sản để hạ giáthành sản phẩm và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm thủy sản.


KẾT LUẬN
Liên minh Châu Âu EU hiện là một tổ chức có hình thức liên kết khu vực phát triển nhất trên thê giới và trong tương lai sẽ là một thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với một thị trường đầy tiềm năng như vậy, Việt Nam cần nỗ lực hết sức để vượt qua các rào cản môi trường của EU, đẩy mạnh việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
Luận văn đã phân tích được những tác động của các quy định về rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và đưa ra được những đánh giá về thành công và hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong việc đáp ứng các quy định về rào cản môi trường. Trong đó, thành công chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam đã đang dần từng bước cải thiện được chất lượng hàng thủy sản, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn môi trường của EU, thể hiện ở việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường EU, số lô hàng bị trả về ngày một ít hơn. Bên cạnh những thành công đó, luận văn cũng chỉ ra những bất cập của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng các quy định về rào cản môi trường của EU như: chưa nhận biết một cách đầy đủ về hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU, …

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HỘP
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU CỦA EU 6
1.1 Lý luận chung về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế 6
1.2 Tiêu chuẩn và quy định về môi trường của EU đối với hàng thủy sản 17
1.3 Kinh nghiệm thích nghi của Thái Lan đối với rào cản môi trường của EU 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO EU 31
2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU 31
2.2 Phân tích thực trạng thích nghi với rào cản môi trường hàng thủy sản của EU đối với Việt Nam 40
2.3 Đánh giá về thực trạng thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU 52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO EU 60
3.1 Phương hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm tới 60
3.2 Giải pháp thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU 63
3.3 Một số kiến nghị nhằm thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU 70
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ATTP

An toàn thực phẩm
ASEAN
Association of South-East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BVMT

Bảo vệ môi trường
CE
Eropean Conformity
Tiêu chuẩn Châu Âu
C/O
Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
CPSIA
Consumer Product Safety Improvement Act
Đạo luật cải thiện an toàn
EC
Eropean Commission
Ủy ban Châu Âu
EMAS
Eco-Management and Audit Scheme
Chương trình đánh giá và quản lý sinh thái
EU
Eropean Union
Liên minh Châu Âu
FLEGT
Forest Law Enforcement, Governance and Trade
Tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản
GAP
Good Agriculture Practice
Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
GATT
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
GMP
Good Manufacturing Practice
Thực hành sản xuất tốt
GSP
Generalized Systems Preferential
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Points
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ISO
International Organization for Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
MFN
Most Favored Nation
Tối huệ Quốc
NAFIQAD
National Agro Forestry Fisheries Quality Assurance Department
Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
NT
Nation Treatment
Đối xử quốc gia
SCM
Subsidies and Countervailing Mesures Agreement
Hiệp định về các khoản trợ cấp và các biện pháp đối kháng
SPS
Agreement on Sanitary and Phytosanitary Mesures
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ
SSOP
Sanitation Standard Operating Procedures
Quy phạm thao tác vệ sinh chuẩn
TBT
Technical Barriers to Trade
Hàng rào kỹ thuật thương mại
TRIPs
Trade-Related aspects of Intellectual Property Rights
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
VASEP
Vietnam Association of Seafood Exporters and Producer
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
WWF
World Wild Fund
Quỹ thiên nhiên thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Mức giới hạn đối với một số hóa chất trong bao bì
20
Bảng 2.1
Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007-2010
33
Bảng 2.2
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-2010
36
Bảng 2.3
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU năm 2010
37
Bảng 2.4
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU 2010
37
Bảng 2.5
Xuất khẩu nhuyễn thể sang EU năm 2010
40

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2005-2T/2011
31
Biểu đồ 2.2
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2010
32
Biểu đồ 2.3
Kim ngạch xuất khẩu tôm từ năm 2006-2010
33
Biểu đồ 2.4
Số lượng DN Việt Nam được cấp chứng nhận ISO 14001
51

DANH MỤC HỘP
TT
Tên hộp
Trang
Hộp 2.1
Cá tra Việt Nam bị đưa vào danh sách đỏ
45


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập đang là xu thế chung của toàn cầu. Quốc gia nào cũng muốn vừa tham gia hội nhập vừa bảo vệ thị trường nội địa. Và những rào cản chính là những công cụ hữu hiệu giúp các quốc gia thực hiện đồng thời hai mục đích ấy. Các nước ngày càng có xu hướng ít sử dụng những biện pháp bảo hộ mang tính lộ liễu như áp đặt lệnh cấm, hạn chế số lượng hay áp đặt thuế suất thuế nhập khẩu cao. Thay vào đó, các biện pháp bảo hộ được lồng vào những lý do chính đáng như để bảo vệ những ngành sản xuất trong nước trước những hành động thương mại không lành mạnh.
Tự do hóa thương mại, một mặt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, mặt khác làm trầm trọng thêm những vấn đề môi trường toàn cầu. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường qua biên giới, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Việc thực hiện các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường cũng như áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong bối cảnh tự do hoá thương mại đã góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường giữa các nước, khuyến khích sản xuất và trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá thương mại, khi các rào cản thương mại được loại bỏ, các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, trong nhiều trường hợp, đã trở thành “hàng rào xanh” trong buôn bán quốc tế và ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Trong điều kiện như vậy, việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong buôn bán quốc tế hiện nay đang là thách thức to lớn đối với các nước kém phát triển, nơi đang thiếu nhiều điều kiện để thực hiện và áp dụng các hiệp định, công ước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
Xuất khẩu Việt Nam hiện nay đang là trụ cột chính của nền kinh tế. Trong những năm tới, đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là định hướng chiến lược quan trọng của Việt Nam trong đó có mặt hàng thủy sản. Thủy sản hiện đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động… góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển cho nền kinh tế. Hiện nay, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản. Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Tuy vậy, đây lại là thị trường khó tính, chứa đựng nhiều loại rào cản đa dạng và phức tạp, trong đó rào cản môi trường đang được sử dụng ngày một nhiều hơn. Trong điều kiện như vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành thủy sản Việt Nam là cần có chính sách thương mại và môi trường như thế nào để khai thác triệt để các lợi thế của ngành, góp phần vượt qua các rào cản môi trường thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. Xuất phát từ những yêu cầu trên, học viên chọn đề tài: “Rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến rào cản nói chung và các loại rào cản phi thuế quan nói riêng như của PGS.TS Đinh Văn Thành (2005), Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê. Trong cuốn này, tác giả đã hệ thống các loại rào cản trong thương mại quốc tế, thực trạng các rào cản theo một số ngành hàng, mặt hàng và thuộc một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm vượt rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu. Có thể nói đây là nghiên cứu khái quát nhất về các loại rào cản trong thương mại quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó, luận án tiến sỹ trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2008 của Đào Thị Thu Giang có tựa đề “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” cũng đã nghiên cứu một cách có hệ thống về rào cản phi thuế quan ở các thị trường xuất khẩu khác nhau của Việt Nam đối với 1 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thực trạng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như biện pháp để vượt rào cản phi thuế quan, thúc đẩy xuất khẩu.
Ngoài ra, rào cản môi trường cũng được nghiên cứu trong các đề tài cấp bộ hay trong các tạp chí, bài báo trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu này, rào cản môi trường chỉ được nghiên cứu đến ở khía cạnh những quy định, tiêu chuẩn mà các nước đang áp dụng chứ không gắn với một thị trường và một mặt hàng cụ thể.
Như vây, về cơ bản, các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về rào cản trong thương mại quốc tế hay một rào cản cụ thể như rào cản phi thuế quan, rào cản kỹ thuật hay có nghiên cứu về rào cản môi trường nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu một mặt hàng cụ thể cho một thị trường cụ thể. Vì vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về rào cản môi trường đối với một mặt hàng cụ thể của Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá tác động của rào cản môi trường của thị trường EU đối với hàng thủy sản của Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thích nghi, vượt rào cản môi trường để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế, những quy định về rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản nhập khẩu làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2.
Phân tích thực trạng và tác động hệ thống rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản Việt Nam, trên cơ sở đó làm rõ những hạn chế của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và đánh giá khả năng trong việc thích nghi những yêu cầu về môi trường của thị trường EU.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top