littlebee_Emily

New Member
Luận văn: Phương pháp dạy học thơ mới cho học sinh Trung học phổ thông từ góc độ đặng trưng thể loại : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Nhà xuất bản: ĐHGD
Ngày: 2011
Chủ đề: Phương pháp dạy học
Ngữ văn
Thơ mới
Trung học phổ thông
Miêu tả: 114 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn nhằm xây dựng một số luận điểm về biện pháp dạy học Thơ mới từ góc độ tiếp cận đặc trưng thể loại Thơ, góp phần từng bước cải tiến chất lượng dạy và học Thơ mới ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6
6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY THƠ MỚI
1932 - 1945 TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI................................................................ 7
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.............................................. 7
1.2. Thơ mới và hướng tiếp cận từ góc độ đặc trưng thể loại ......................... 9
1.2.1. Quan niệm về thể loại ........................................................................... 9
1.2.2. Sự phân chia thể loại .............................................................................11
1.2.3. Đặc trưng thơ trữ tình ............................................................................15
1.2.4. Đặc trưng Thơ mới ................................................................................19
1.2.5. Dạy học Thơ mới theo đặc trưng thể loại..............................................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ MỚI TRONG NHÀ
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH
HƢỚNG ĐỔI MỚI TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI 35
2.1. Thực trạng dạy học Thơ mới ở trường trung học phổ thông hiện nay............35
2.1.1. Vị trí của Thơ mới trong chương trình dạy học văn ở nhà trường
phổ thông hiện nay...........................................................................................35
2.1.2. Tài liệu hướng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong
các nhà trường phổ thông ................................................................................37
2.1.3. Thực tiễn giảng dạy Thơ mới hiện nay..................................................40
2.2. Hướng tiếp cận tác phẩm Thơ mới từ góc độ đặc trưng thể loại..............47
2.2.1. Thể hiện nhạc điệu của tác phẩm thơ qua đọc sáng tạo ........................47
2.2.2. Phân tích tâm trạng và cảm nghĩ của các nhân vật trữ tình..................54
2.2.3. Từ cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật trữ tình khái quát nội
dung triết lý của tác phẩm thơ .........................................................................67
Chƣơng 3: GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 69
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .........................................................69
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm...............................................69
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................70
3.2.2. Thời gian thực nghiệm...........................................................................70
3.3. Quy trình thực nghiệm..............................................................................71
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................71
3.3.2. Cách thức tiến hành ..............................................................................71
3.3.3. Thiết kế thể nghiệm ...............................................................................72
3.3.4. Kết quả thực nghiệm.............................................................................. 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................109
1. Kết luận........................................................................................................ 109
2. Khuyến nghị................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 112
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trước yêu cầu cấp bách của giáo dục ở bậc THPT trong hệ thống giáo dục
phổ thông ở nước ta hiện nay nhằm vươn tới, đuổi kịp và hoà nhập với xu thế
phát triển giáo dục trung học trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực,
vấn đề đổi mới PPDH đã trở thành một đòi hỏi bức thiết, không thể trì hoãn.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, chức năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” [1, tr.8].
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học:
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” [1, tr.8].
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp
dạy học tích cực”. Cần đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên
và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Lâu nay dạy văn trong nhà
trường vẫn được áp dụng phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều. Với
phương pháp này, chúng ta mới chỉ chú ý đến lao động sáng tạo của giáo viên
trong quá trình giảng văn, chú ý đến sự tiếp nhận, cảm thụ mang tính chất cá
nhân của giáo viên. Còn học sinh được coi là khách thể, là đối tượng tiếp thụ.
Hơn nữa lâu nay, chúng ta quan niệm tác phẩm văn chương là một sản phẩm
do nhà văn hoàn toàn quyết định. Từ quan niệm này, tác phẩm văn học được
xem như một đối tượng độc lập với người tiếp nhận. Nghĩa là coi tác phẩm văn
học như một sự vật với những đặc điểm xác định, những giá trị bất biến có thể
mô tả, truyền đạt, phân tích một cách rạch ròi, triệt để. Trong những giờ giảng
như vậy, hiệu quả sẽ không cao và rồi niềm khát khao được khám phá vẻ đẹp
văn chương của học sinh cũng dần bị mai một đi. Như vậy việc đổi mới
phương pháp dạy học phù hợp để tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc tiếp
nhận tác phẩm văn chương là một việc làm hết sức quan trọng. Sử dụng
phương pháp dạy học tích cực sẽ bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,
khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
một cách hiệu quả nhất.
1.2. Văn học vừa là một khoa học đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật đầy
phức tạp. Văn học thực sự trở thành chất dinh dưỡng tâm hồn, là chặng đường
mà con người đi tìm hạnh phúc để sống tốt hơn, mở rộng hiểu biết, trí tưởng
tượng, đưa ta tới những chân trời mà không có văn chương con người không
thể cảm và thấy được. Có thể coi dạy văn là một nghệ thuật, nghệ thuật cảm
thụ cái đẹp và phô diễn cái đẹp, nó lắng đọng trong tâm hồn, là khát vọng vươn
tới chân, thiện, mỹ. Người giáo viên dạy văn là chiếc cầu nối không thể thiếu
để học sinh đến được với những giá trị đích thực của tác phẩm văn chương.
Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư phạm của mình, người thầy sẽ đem
đến cho học sinh những điều mới mẻ, củng cố niềm tin, sự hứng thú, khơi dậy
niềm đam mê và tình yêu văn học, để rồi văn học chiếm vị trí xứng đáng trong
hành trang tri thức của các em. Cũng từ đây, các em sẽ lớn dần lên qua những
giờ dạy văn hiệu quả ấy, bởi văn học nghệ thuật chân chính có khả năng thanh
lọc tâm hồn con người, thấy yêu đời, yêu người.
M. Bakhtin, nhà lý luận phê bình Nga nổi tiếng, cây đaị thu ̣về lý luận thể
loại đã khẳng định rằng : “Thể loaị phải là nhân v ật chính của tấn bi kic̣ h lic̣ h
sử vă n hoc̣ [...] Lịch sử văn học trước hết là lịch sử hình thành , phát triển và
tương tác giữa các thể loại” [3, tr.7-8]. Lịch sử phát triển văn học đã chứng
61
Có lẽ vì tác giả bất bình trước hiện thực cuộc sống đương thời, nên tìm về
ngày xưa với cái hồn dân tộc.
Nếu “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” ( M.Gorki) thì mọi khả
năng biểu đạt, sức mạnh và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học được thể hiện đầy đủ
hơn cả trong thơ. Ngôn ngữ tho mang đầy đủ các đặc điểm của ngôn ngữ văn
học nói chung đồng thời lại có những đặc điểm riêng. Thơ Thế Lữ ít có sự lạ
hoá từ ngữ, cách sử dụng thường quen thuộc. Đến Nguyễn Bính, Xuân Diệu,
Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận mới sử dụng hệ thống từ vựng mới.
Trong đó thì nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới là Xuân Diệu, ông có
bảng từ vựng rất mới lạ và phong phú. Bằng sự kết hợp bất thường những từ
rất khó đi kèm với nhau, Xuân Diệu đã cho ra đời vô số những hình ảnh vô
cùng thú vị, bất ngờ (Tuôn âu yếm, Lùa mơn trớn, Khúc nhạc hường, Hạnh
phúc vờn…) Như vậy, trong cuộc hành trình truy tìm cái đẹp của từ ngữ Tiếng
Việt, các nhà thơ mới cũng đã từng bước làm cho ngôn ngữ, hình ảnh những
thông tin và ý nghĩa mới độc đáo, thú vị.
2.2.2.3. Khám phá thế giới nghệ thuật bài thơ qua các yếu tố nhạc điệu
Một trong những thành tựu nghệ thuật của Thơ mới là sử dụng nhạc điệu
để biểu đạt tình cảm. Nhạc của Thơ mới là điệu tâm hồn dân tộc quen thuộc
phảng phất trong ca dao, dân ca, trong Đường thi qua nhiều thời kỳ, đã ngấm
sâu vào máu thịt của bao thế hệ các nhà thơ Việt. Trên nền tảng truyền thống
ấy, các nhà Thơ mới đã nhanh nhạy tiếp thu những thành tựu về nhạc tính
trong thơ Pháp để làm nên nhạc điệu của Thơ mới, qua thi pháp ngữ điệu của
ngôn ngữ Việt.
Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn - tượng trưng Pháp. Các nhà
Thơ mới đã rất dụng công đưa nhạc vào thơ, nhạc làm nền cho thơ, nhạc hòa
âm, phối nhịp với giọng điệu thơ, dẫn dắt hồn thơ, thơ đi theo nhạc, điệp trùng
những vang ngân qua nhiều giai điệu: Nhạc điệu bằng - trắc theo kiểu thơ
Đường thất ngôn, ngũ ngôn; nhạc điệu lục bát của ca dao, dân ca được các nhà
thơ tìm cách biến tấu, vắt dòng, ngắt nhịp; nhạc điệu bằng lối dùng từ tượng
âm của những từ xướng âm nhạc cổ (hồ, xề, xang, xự...) để lồng ghép vào thơ;
nhạc điệu bằng cách xây dựng câu thơ, bài thơ hoàn toàn bình thanh theo kiểu
của Bích Khê, Xuân Diệu; nhạc điệu bằng cách điệp âm, điệp thanh, lập lại
khổ thơ, vắt dòng câu thơ, v.v...
Từ nguồn gốc xa xưa của mình, lời thơ vốn là chuỗi lời nói được sáng tác
ra để hát hay ngâm lên có thể được các nhạc cụ đệm theo. Thơ với nhạc gần
nhau là vì vậy. Chất nhạc trong lời thơ thể hiện qua luật thơ, âm điệu và nhịp
điệu của nó:
Luật thơ: “Luật thơ là những quy tắc yêu cầu sự kết cấu và phối hợp âm
thanh trong từng câu thơ và trong cả bài thơ. Luật thơ cũng bao gồm cả yêu
cầu về vần, về đối, về niêm và trong một số thể thơ còn yêu cầu cả về trình tự
bố cục nội dung nữa” [29; Tr. 56]. Luật thơ như vậy là rộng hơn cái khuôn ngữ
âm mà văn bản thơ phải tuân thủ, là cái nền để tạo ra âm điệu, nhạc điệu thơ.
Mỗi thể thơ có luật thơ riêng. Có thể thơ được hình thành và hoàn thiện , cố
định hóa thông qua thực tiễn sáng tác của các thế hệ người Việt Nam. Có thể
thơ người Việt Nam ta vay mượn từ văn học Trung Quốc. Luật thơ một yếu tố
nằm trong cả một hệ thống thi pháp phức tạp.
Nếu không đi vào chi tiết, ta có thể hình dung các luật thơ đã từng được
sử dụng nhiều trong thơ ca Việt Nam , cả thơ ca dân gian và thơ ca bác học,
theo bảng kê sau đây:
Âm điệu được tạo nên do sự bố trí các thanh điệu ( bằng / trắc; cao / thấp)
và âm vang của mỗi tiếng ( tùy thuộc vào nguyên âm giữa vần và hệ thống âm
cuối vần ), đặc biệt là từ láy và từ tượng thanh. Thẩm thụ âm điệu không thể
không huy động tri thức ngữ âm học. Dưới dạng sóng âm thanh, các tín hiệu
được phát đi thông qua các thuộc tính âm thanh và các đơn vị âm thanh.
Như trên đã trình bày, thi pháp thơ Việt là thi pháp ngữ điệu (inspiration
rythmique); nó phù hợp với việc tạo nhạc tính, tạo âm hưởng ngân vang trong
thơ. Các nhà Thơ mới rất sành thi luật. Họ muốn thơ mình là tiếng nói vang
ngân, da diết. Do chịu ảnh hưởng của thơ - nhạc Phương Tây, nhất là Paul
- Bước 4: Quan sát việc phát phiếu của GV và hoạt động thực hiện các
yêu cầu trong phiếu điều tra của HS để đảm bảo tính khách quan của kết quả
điều tra.
- Bước 5: Thu phiếu điều tra, tổng hợp kết quả thực nghiệm.
- Bước 6: Gặp gỡ trao đổi với GV dạy thực nghiệm về những thuận lợi,
khó khăn trong quá trình thực hiện thiết kế bài giảng; Trao đổi với HS để biết
được thái độ học tập của các em.
3.3.3. Thiết kế thể nghiệm
Bài 1 VỘI VÀNG
Xuân Diệu
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân
sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
- Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa mạch xúc cảm dồi dào và mạch triết
luận sâu sắc của bài thơ cùng với những sáng tạo trong hình thức thể hiện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Hiểu được những đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình.
- Trình bày được những nét khái quát về tác giả Xuân Diệu (tiểu sử, con
người và sự nghiệp thơ văn) và xuất xứ bài thơ Vội vàng
- Phân tích được niềm khát khao giao cảm với đời, tình yêu cuộc sống
mãnh liệt và quan niệm nhân sinh thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
- Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật
thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
- Liên hệ được với quan niệm và lối sống của thanh niên hiện nay.
2. Về kĩ năng
- Kỹ năng đọc - hiểu văn bản (đọc thơ trữ tình, phân tích ngôn ngữ, hình
ảnh và nhân vật trữ tình trong bài thơ)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G 5 Phương Pháp Dạy Bé Học Tiếng Anh Thông Minh Kinh nghiệm và kỹ năng 0
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
D SKKN Đổi mới phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hán không chuyên giai đoạn sơ cấp cho sinh viên Việt Nam Tiếng Trung 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1 Luận văn Sư phạm 0
D Giáo trình Phương pháp dạy học môn đạo đức ở bậc tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Áp Dụng Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Trong Dạy Học Đọc - Hiểu Văn Bản Truyện Dân Gian Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top