daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................ii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ......................................................viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................. 10
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 10
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................... 11
4. Những đóng góp của luận văn ............................................................ 12
5. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 12
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC............................................................................................. 14
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ..................................... 14
1.1.1. Nguồn nhân lực ............................................................................. 14
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................. 15
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lựccho phát triển kinh tế -xã hội............... 16
1.1.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lựcgóp phần phát triển kinh tế xã
hội............................................................................................................ 27
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực .................. 37
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia
trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam ........................... 41
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực...................... 41
1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực tại một số địa phương ở
Việt Nam ....................................................................................... 44iv
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực cho huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai........................................................................... 45
Chương 2:pHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 47
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 47
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 47
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................. 47
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 48
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin................................................... 50
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 51
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 52
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu vềsố lượng nguồn nhân lực ................................... 52
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực............................ 52
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực..................... 52
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hệ thống y tế ....... 53
2.3.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng nguồn nhân lực......Error!
Bookmark not defined.
Chương 3:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI...................................................... 54
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai...... 54
3.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 54
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................. 57
3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. 60
3.2.1. Quy mô nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.................. 60
3.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................... 63
3.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai............. 67
3.2.4. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai73
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai........................................................................... 77
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiv
3.3.1. Trình độ phát triển kinh tế của huyện Bát Xát.............................. 77
3.3.2. Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của huyện Bát Xát 77
3.3.3. Hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước.............................. 81
3.3.4. Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Lào Cai và
huyện Bát Xát................................................................................ 83
3.4. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực của huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai.......................................................................................... 84
3.4.1. Những kết quả đạt được................................................................ 84
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 85
Chương 4:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI................................. 87
4.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực tại
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ......................................................... 87
4.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 87
4.1.2. Phương hướng............................................................................... 91
4.1.3. Mục tiêu......................................................................................... 93
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực cho
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ......................................................... 94
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai........................................................................... 94
4.2.2. Đề xuất, kiến nghị ....................................................................... 102
KẾT LUẬN............................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 105
PHỤ LỤC .............................................................................................. 107vi
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NNL Nguồn nhân lực
PTNNL Phát triển nguồn nhân lực
UBND Ủy ban nhân dânviii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1. Phân bổ mẫu điều tra tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ....... 49
Bảng 3.1. Đặc điểm đất đai tại huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai............... 55
Bảng 3.2. Dân số bình quân và tốc độ phát triển dân số huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai......................................................................... 61
Bảng 3.3. Quy mô nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ....... 62
Bảng 3.4. Dân số phân theo giới tính của huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai ....................................................................................... 63
Bảng 3.5. Dân số phân theo khu vực của huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai ....................................................................................... 65
Bảng 3.6. Cơ cấu dân số phân theo thị trấn, xã tại huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai................................................................................ 66
Bảng 3.7. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai........................................................................................ 68
Bảng 3.8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai......................................................................... 70
Bảng 3.9. Số cơ sở y tế và giường bệnh tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai ....................................................................................... 72
Bảng 3.10. Nhân lực ngành y tế cấp huyện quản lý tại huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai......................................................................... 73
Bảng 3.11. Phân bổ chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động tại huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai năm 2019........................................................ 74
Bảng 3.12. Nhu cầu đào tạo nghề của nguồn nhân lực huyện Bát Xát,tỉnh
Lào Cai................................................................................ 76
Bảng 3.13. Hoạt động đào tạo nghề lao động tại huyện bát Xát........... 79
Bảng 3.14. Đánh giá của nguồn nhân lực về chương trình đào tạo và bồi
dưỡng cho nguồn nhân lực huyện Bát Xát ......................... 80
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiix
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng nguồn nhân lực huyện Bát Xát phân theo giới
tính..................................................................................... 64
Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng nguồn nhân lực huyện Bát Xát phân theo khu vực .... 6510
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội và nó cũng quyết định đến quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nhằm nhanh chóng hòa nhập nền kinh tế nước ta với khu
vực và quốc tế, vì suy cho cùng, chính con người mới là yếu tố cơ bản nhất và
quan trọng của toàn bộ lực lượng sản xuất. Các nhà kinh tế đã khẳng định rằng
đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục và đào tạo, chăm sóc
sức khỏe, các chương trình giải quyết việc làm và an sinh xã hội,…. là đầu tư
có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
của đất nước. Nhờ có sự ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm phát triển
nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành nước
công nghiệp phát triển.
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng và tốc độ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nước ta. Vì
vậy đào tạo trình độ kỹ thuật một cách hợp lý trong từng khâu, từng công đoạn
và từng công việc cụ thể vẫn đang là vấn đề cấp bách có tầm chiến lược lâu dài,
có tính chất sống còn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ gia tăng dân
số nhanh tạo nên áp lực cho xã hội trong việc phân bổ và đào tạo đội ngũ lao
động có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Mặc dù có những lợi
thế về dân số và nguồn lực lao động, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực nước
ta còn nhiều bất cập và yếu kém, nhất là các tỉnh có sự phát triển kinh tế còn
thấp.
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai, có
địa bàn rất quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng-an ninh của
tỉnh. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hiện có cho phép phát triển
một cơ cấu kinh tế đa ngành bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp chế biến và
dịch vụ. Tuy nhiên, những lợi thế đó chưa được khai thác và sử dụng có hiệu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
quả, các ngành kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, cơ cấu kinh tế vẫn nặng
về nông nghiệp độc canh.
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta nói chung và huyện Bát Xát nói riêng
thì định hướng phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện theo hai hướng:
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt, nhất là về trình độ kỹ thuật,
khả năng thích nghi với yêu cầu mới của nền kinh tế; đồng thời phải tạo mở cơ
chế chính sách sao cho mọi người có cơ hội tham gia, tìm được việc làm. Do
đó cần khai thác các tiềm năng, phát huy tối đa các nguồn lực đặc biệt là
nguồn nhân lực trong điều kiện cụ thể của địa phương. Vì vậy nghiên cứu đánh
giá về nguồn nhân lực nhằm đề xuất những phương hướng giải pháp có căn cứ
khoa học và tính khả thi để đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đang là vấn đề cấp thiết và là đòi hỏi của thực tiễn
địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tui chọn đề tài nghiên
cứu: “Phát triển nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạngnguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai, đề xuấtmột số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân
lực góp phần phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, phát
triển nguồn nhân lực.
- Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2016-2019
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả công tácphát triển
nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài12
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn nhân lực góp phần phát triển
kinh tế - xã hội tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tạihuyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2016 - 2019; số liệu sơ cấp được được tiến hành điều tra năm 2019.
Các giải pháp đề xuất giai đoạn 2020 - 2025
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích thực trạng công tác phát
triển nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quảcông tác phát triểnnguồn nhân lực tại huyện Bát Xát.
4. Những đóng góp của luận văn
Về lý luận: Hệ thống hoá và làm rõ một số lý luận về nguồn nhân lực,
phát triển nguồn nhân lực
Về thực tiễn
- Khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số
quốc gia trên thế giới và một số địa phương tại Việt Nam.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực, chỉ rõ các ưu điểm, hạn chế,
nguyên nhân và các nội dung cần tiếp tục hoàn thiện trong phát triển nguồn
nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm có 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận vàthực tiễn về phát triểnnguồn nhân lực
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạngcông tác phát triểnnguồn nhân lực tại huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triểnnguồn nhân lực
tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ14
PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực
1.1.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động
nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. Thực tiễn quá trình phát
triển của thế giới đã khẳng định vai trò rất quan trọng của nguồn nhân lực đó
chính là yếu tố con người đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Khái
niệmnguồn nhân lực được phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển từ
những
năm giữa thế kỷ thứ XX.
Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012) đưa ra khái niệm:
“Nguồnnhân lực là nguồn lực con người, là một bộ phận quan trọng trong
dân số, đóngvai trò tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Tùy theo
cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực có thể khác nhau, do đó, quy mô
nguồn nhân lực cũng khácnhau”.
Nguyễn Tiệp (2005) định nghĩa “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân
cưcó khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào
ngànhnghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội”.
Nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Mức độ đáp
ứng về NNL đóng vai trò quyết định đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
từng điều kiện cụ thể, đầu tư hợp lý vào phát triển NNL sẽ mang lại nguồn lợi
lớn hơn so với các nguồn lực khác như vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,
đất đai.
Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn nhân lực là toàn
bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, …do mọi cá
nhân sở hữu. Đầu tư cho con người là cơ sở vững chắc cho phát triển bền vững.
Đầu tư vào giáo dục có tỷ lệ thu hồi vốn cao so với các lĩnh vực khác: đối với
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
tiểu học là 24%, trung học là 17%, cao đẳng và đại học là 14%, các ngành sản
xuất vật chất khác là 13%.
Theo UNDP, NNL là tổng thể những năng lực (cơ năng và trí năng) của
con người được huy động vào quá trình sản xuất, là nội lực xã hội của một quốc
gia. Việt Nam đang có NNL dồi dào, nếu biết khai thác hợp lý, khoa học sẽ tạo
ra động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo Lê Thị Ngân (2005): “NNL là tổng thể sức lao động của xã hội
đang và sẽ được vận dụng cho quá trình sản xuất xã hội”.
Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học Việt Nam, NNL được hiểu là
dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, trí tuệ và sức
khoẻ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc.
Từ những quan điểm kể trên có thể rút ra rằng, NNL về chất là tổng thể
sức lao động của xã hội, bao gồm cả thể lực và trí lực, được huy động vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. NNL là tổng thể hữu cơ của nhiều yếu tố hợp
thành như thể chất, trí tuệ cùng với trình độ văn hoá, kỹ năng chuyên môn, kinh
nghiệm nghề nghiệp, thái độ và phong cách làm việc... của người lao động. Về
lượng, NNL bao gồm toàn bộ những người có khả năng lao động trong nền kinh
tế, trong đó thành phần quan trọng nhất là những người trong độ tuổi lao động
và đang lao động. nguồn nhân lực là nguồn lực đặc biệt, nguồn nội lực quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong
điều kiện ngày nay, cho nên cần được quan tâm đầu tư phát triển.
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
Sự phát triển nói chung được xem là quá trình vận động theo khuynh
hướngđi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn.Đó là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng của sự vật theo hướng
ngày cànghoàn thiện ở trình độ cao hơn.
Tùy theo từng quốc gia, phạm vi và từng giai đoạn cụ thể thì phát triển
nguồn nhân lực có mục tiêu chiến lược và chính sách cụ thể. Trong nhiều trường16
hợp nó được hiểu như các hoạt động giáo dục đào tạo và phát triển. Xuất phát
từ các cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển
nguồn nhân lực. Theo UNESCO: Phát triển NNL là làm cho toàn bộ sựlành
nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của
đấtnước - phát triển NNL là phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu
cầu vềviệc làm. Quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Phát triển
nguồn nhânlực là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để
tiến tới có đượcviệc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc
sống cá nhân (trích dẫn theo Lê Văn Kỳ, 2018).
Theo cách tiếp cận của các nhà kinh tế hiện đại: Con người là mục tiêu
của sự phát triển chứ không phải là nhân tố sản xuất thông thường. Vì vậy,
việc phát triển con người là sự mở rộng các cơ hội lựa chọn, nâng cao năng
lực nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, ấm no và bền vững. Vì thế
việc phát triển con người không chỉ là sự gia tăng về thu nhập, của cải vật
chất mà còn bao gồm cả việc mở rộng khả năng của con người, tạo cho
conngười có thể tiếp cận nền giáo dục tốt hơn, chỗ ở tiện nghi hơn và việc làm
cóý nghĩa hơn (Đinh Việt Hòa, 2009).
Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012) cho rằng: Với cách tiếp cận
phát triển từ góc độ xã hội, có thể định nghĩa phát triển nguồn nhân lực là quá
trình tăng lên về số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về chất lượng
nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Cả ba mặt số
lượng, chất lượng và cơ cấu trong phát triển nguồn nhân lực gắn chặt với nhau,
trong đó yêu tố quyết định nhất của phát triển là chất lượng nguồn nhân lực
phải được nâng cao.
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lựccho phát triển kinh tế -xã hội
1.1.3.1.Nguồn nhân lực các tỉnh miền núi
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
Theo Phạm Thị Thanh Hiền (2012), NNL các tỉnh miền núi Việt Nam đã
không ngừng được phát triển và biểu hiện qua những đặc điểm chủ yếu như:
Thứ nhất, mật độ thấp và phân bố không đều theo lãnh thổ. Đặc điểm
này thể hiện ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên tới NNL miền núi so với
miền xuôi. Địa hình phức tạp, độ dốc cao, mặt bằng sản xuất kinh doanh phân
tán, không cho phép dân cư có thể sinh sống và thực hiện các hoạt động sản
xuất tập trung quy mô lớn, từ đó gây nhiều khó khăn cho công tác phát triển
NNL cả về thể lực cũng như về trí lực.
Thứ hai, NNL các tỉnh miền núi thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
dân số các tỉnh miền núi và đang có xu hướng tăng nhanh. Tại Hà Giang tỷ
trọng những người đủ 15 tuổi trở lên đang tham gia hoạt động kinh tế chiếm
83,37% trong tổng dân số toàn tỉnh; tại Cao Bằng là 77,3%; Thái Nguyên là
79%; tại Tuyên Quang dân số trong độ tuổi lao động chiếm 53,9% tổng dân số;
Lào Cai là 53%. Sự gia tăng tương đối nhanh về dân số do thực hiện các chủ
trương về kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
giảm không nhiều, đã tạo nguồn bổ sung liên tục cho NNL các tỉnh miền núi.
Nhờ đó, trong cơ cấu NNL các tỉnh miền núi, bộ phận nhân lực trẻ cũng chiếm
tỷ trọng cao. Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế thấp, đặc
điểm này thể hiện áp lực ngày càng lớn đối với vấn đề việc làm, thu nhập cũng
như công tác nâng cao chất lượng NNL. Do hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân
dân miền núi là nông, lâm nghiệp với trình độ canh tác thủ công, nên áp lực về
việc làm chủ yếu thể hiện ra thông qua tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng
của lao động trong độ tuổi ở khu vực miền núi thấp hơn miền xuôi và trung
bình của cả nước.
Thứ ba, trình độ phát triển của NNL miền núi đang thấp và nâng cao chất
lượng NNL miền núi là một thách thức vô cùng lớn.
Hoạt động SX của người lao động miền núi thường gắn liền với tự nhiên,
chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên, cho nên về thể lực NNL các18
tỉnh miền núi, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, được rèn luyện thường
xuyên trong môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, sự phân bố phân tán cùng với
những khó khăn về giao thông, nguồn kinh phí đã và đang gây nhiều khó khăn
cho công tác phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân cũng như
công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân miền núi.
Trình độ phát triển thấp về GD - ĐT làm cho chất lượng NNL miền núi
khó có thể nâng cao bằng với các tỉnh miền xuôi.
Thứ tư, về cơ cấu ngành nghề của NNL miền núi. Hoạt động kinh tế chủ
yếu của nhân dân miền núi là sản xuất nông, lâm nghiệp, do vậy trong cơ cấu
sử dụng NNL các tỉnh miền núi chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp. Lao
động công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể.
1.1.3.2. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với nguồn nhân lực các tỉnh miền
núi
Chiến lược phát triển KT - XH của cả nước giai đoạn 2011 - 2020 là:
“Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng
về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển; cải thiện rõ rệt đời
sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân; tạo được nền tảng để đẩy
mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; giữ vững ổn định
chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia; nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực
và trên trường quốc tế’’ (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI - Tạp
chí Cộng sản số 820, tháng 02 năm 2011).
Miền núi là địa bàn quan trọng, đang có trình độ phát triển kinh tế thấp,
cho nên cần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của mình để có thể theo kịp
các vùng, miền khác của cả nước, từ đó góp phần tích cực vào thực hiện mục
tiêu chung. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để
nâng cao mức sống của nhân dân miền núi ngày nay, đặc biệt là đồng bào dân
tộc. Tuy nhiên, kinh tế miền núi cần được phát triển không những với tốc độ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi19
cao, mà còn phải theo hướng bền vững, dựa trên nguyên tắc hài hoà xã hội, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lâu bền.
Từ kết quả phân tích về NNL, vai trò của nó đối với phát triển kinh tế;
những đặc điểm NNL miền núi cùng các nhân tố ảnh hưởng có thể khẳng định
rằng, quá trình phát triển kinh tế đang đặt ra nhiều yêu cầu đối với NNL các
tỉnh miền núi nước ta:
- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
các tỉnh miền núi theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng
dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở phát huy những
lợi thế tuyệt đối và so sánh hiện có để từng bước tham gia có hiệu quả vào phân
công lao động trong nước và quốc tế, đòi hỏi nguồn nhân lực cung cấp cho các
ngành công nghiệp , đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản phải tăng
lên về số lượng và chất lượng. Vì vậy, các tỉnh miền núi cần có quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trong điều kiện trình độ phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh miền
núi nói chung đang ở mức rất thấp so với các địa phương khác trong cả nước,
để đẩy nhanh phát triển kinh tế thì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ
thuật phải không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng trong tất cả các
ngành kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, tạo cơ sở cho sự phát triển của các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù sự phát triển của các nhóm ngành kinh
tế như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có tính độc lập tương đối và để
phát triển kinh tế cần phát triển cả ba nhóm ngành này đều cần tới nguồn nhân
lực tương ứng về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, thế mạnh chủ yếu
mà các tỉnh miền núi hiện nay có thể phát huy vẫn là phát triển nông nghiệp.
Sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với chất
lượng phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của các thị trường trong nước và
quốc tế là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến và các ngành dịch20
vụ. Do đó, nếu nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất lớn hiện đại thì không thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế
của các tỉnh miền núi. Việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn
nhân lực trong nông nghiệp sẽ tạo thuận lợi cho việc ứng dụng ngày càng rộng
rãi hơn những tiến bộ khoa học công nghệ về nông nghiệp như áp dụng các giống
mới, trang bị kỹ thuật và các phương pháp canh tác mới để không ngừng nâng
cao năng suất lao động của sản xuất nông nghiệp, chất lượng nông sản, từ đó
không những cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến, sản
phẩm hàng hóa cho xuất khẩu, mà còn giải phóng nguồn nhân lực cho phát triển
công nghiệp và dịch vụ.
- Bên cạnh đó, phát triển kinh tế miền núi theo hướng CNH, HĐH và hội
nhập trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cũng đòi hỏi sức khoẻ
thể chất và tinh thần của người lao động phải được đảm bảo và tăng cường. Để
đáp ứng được yêu cầu phát triển nền công nghiệp và dịch vụ, cần làm cho
nguồn nhân lực các tỉnh miền núi nhanh chóng khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ
theo kiểu tiểu nông, cần tiếp thu, học hỏi và rèn luyện kỷ luật lao động và tác
phong lao động công nghiệp. Sự hình thành đội ngũ người lao động có tác
phong công nghiệp không những là phương tiện hữu hiệu để đẩy nhanh phát
triển kinh tế mà còn là mục tiêu của sự phát triển kinh tế các tỉnh miền núi.
- Phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao ở các tỉnh miền núi còn đòi
hởi phải không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ
quản lý kinh tế, không những đối với các cấp điều hành kinh tế trong tỉnh , mà
cả đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cán bộ
quản lý tại các cơ sở kinh doanh đòi hỏi phải có trình độ cao, có thể quản lý sản
xuất một cách khoa học, đồng thời phải năng động, nhạy bén trước sự thay đổi
của khoa học công nghệ và thị trường. Sự hình thành đội ngũ cán bộ quản lý như
vậy là điều kiện phát huy có hiệu quả tổng lực của nguồn nhân lực hiện có tại
các tỉnh miền núi trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng
gay gắt.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi21
1.1.3.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Theo Sư Lao Sô Tu Ky (2016), vai trò của nguồn nhân lực trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện như sau:
a. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng qui mô và sản lượng của nền kinh tế
so với thời kỳ trước đó, thường đo bằng sự gia tăng của các chỉ số như GDP và
GNP. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với
vốn vật chất và nguồn lực con người. Năm 1994, Paul Krugman đã đưa ra mức
đóng góp của nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ cất cánh
của các nước châu Âu (1850 đến nửa đầu thế kỷ 20), của Mỹ (1890 đến đầu thế
kỳ 20) và Nhật Bản (1950 - 1970) thì tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn là 34,4%
và vốn con người đóng góp 65,6% (Nguyễn Quang Hậu, 2012). Điều đó chứng
tỏ rằng nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng mà các nước phải tính đến.
Theo kết quả phân tích các nền kinh tế Đông Nam Á, 60% tốc độ tăng
trưởng thực của nền kinh tế là do đóng góp của tích luỹ, vốn vật chất và vốn
con người. Trong 60% đó, vốn vật chất đóng góp từ 33-49%, còn lại 51 - 65%
là phần đóng góp của vốn con người (qua chỉ số về trình độ giáo dục) (World
Bank, 2000).
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới chứng minh rằng, để đạt được sự tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định, nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động kỹ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao chính là tiền đề thành
công của các nước công nghiệp mới ở châu Á. Kinh nghiệm cho thấy, chưa có
một quốc gia phát triển nào đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trước khi hoàn
thành phổ cập giáo dục phổ thông. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... và các
quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những thập niên 70 - 80 đã
hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh.
3.3.4. Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Lào Cai và
huyện Bát Xát
Các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của địa phương chính
là cơ sở giúp cho hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước được thực hiện phù
hợp với từng địa phương, tạo cơ hội cho người lao động có điều kiện phát
triển bản thân, góp phần nâng cao chất lượng người lao động, nhất là người
lao động tại vùng cao. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực được tỉnh
Lào Cai ban hành bao gồm: Đề án Giảm cùng kiệt bền vững tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2018- 2020; Dự án thành phần: “Đào tạo nghề cho người lao động tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2018- 2020”;
Quyết định số 3398/QĐ-UBND ngày 11/10/2018 của UBD tỉnh Lào Cai
ban hành mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và
dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Kế hoạch số 190/KH -UBND ngày 5/6/2018 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2019;
Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 27/3/2019 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào
Cai năm 2019.
Trên cơ sở UBND huyện Bát Xát xây dựng kế hoạch Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bát Xát năm 2018. Kế hoạch được xây
dựng cụ thể cho hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của huyện
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề; đẩy mạnh nhu cầu học nghề
của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu
của thị trường lao động; nhằm gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao chất lượng giải quyết việc làm sau
đào tại nghề cho nguồn nhân lực.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
L Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Việt Nam Theo Hướng Kinh Tế Tri Thức Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh kon tum Quản trị Nhân lực 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top