rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Kinh tế phát triển
Đối với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất để phát
triển kinh tế nhanh và bền vững. Hơn nữa, đây lại là yếu tố mà các nước bằng các
chính sách của mình, bằng cách này hay cách khác, có thể điều chỉnh và kiểm soát
khá tốt so với các yếu tố đầu vào khác của nền kinh tế. Thực tế trên thế giới đã cho
thấy, các quốc gia biết quan tâm, bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình thì có nhiều
khả năng hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới cũng như thu được nhiều lợi ích
hơn trong quá trình hội nhập.
Ở Đông Nam Á hiện nay, Singapore là quốc gia được đánh giá là đi tiên phong
trong việc hoạch định các chính sách về nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập
toàn cầu với phương châm xây dựng một đội ngũ lao động có đẳng cấp quốc tế với
hai chính sách lớn là chính sách đào tạo: “đào tạo nguồn nhân lực có đẳng cấp quốc
tế, được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng chuyên môn, được cập nhật kiến thức
mới”; và chính sách thu hút lao động trong và ngoài nước bằng những ưu đãi rất
cao về mọi mặt. Với chính sách đó, Singapore đã thu được những thành tựu đáng
kể trong xây dựng đất nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.
Với Việt Nam hiện nay, từ khi đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã thấy
rõ được vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong đổi mới và phát triển đất
nước, nhiều chính sách giáo dục, đào tạo đã được đề ra và thực hiện tương đối có
hiệu quả. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển cao trong thời gian ngắn, thực
hiện “ đi tắt, đón đầu” thì chiến lược quốc gia về nguồn nhân lực còn cần nhiều đổi
mới và những kinh nghiệm quí báu của Singapore trong lịch sử là rất hữu ích để ta
có thể tham khảo, học hỏi.

BÀI VIẾT

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

5


Kinh tế phát triển
I. Giới thiệu chung về Singapore
1. Điều kiện tự nhiên
Singapore là một quốc đảo nhỏ bé với diện tích khoảng 647,5 km2. Nằm
trong khu vực Đông Nam Á và trên tuyến đường giao thông quan trọng trong tuyến
hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương với eo biển Malaca tuyến hành
lang vận tải quan trọng này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc Singapore trở
thành một hải cảng lớn nơi trung chuyển hàng hoá của khu vực và của cả thế
giới.
2. Khí hậu
Singapore có khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm, mưa; hai mùa gió mùa phân biệt gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 3 và gió mùa tây nam từ tháng 6 đến tháng
tháng 9; gió mùa thường vào lúc chiều và có bão vào chiều tối.
3. Tình hình chính trị của Singapore
Nước cộng hoà Singapore theo chế độ đa đảng, thủ tướng hiện tại là ông Lý
Hiển Long lên nắm quyền vào năm 2004, tổng thống hiện thời là ông Sellapan
Ramanathan.
Singapore có một nền chính trị cởi mở ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng những chính sách phát triển kinh tế, xã hội mang tính chiến lược lâu dài.
4. Văn hoá, xã hội
Một quốc gia đa văn hoá và sắc tộc đó là điều đầu tiên khi nói về văn hóa
của Singapore. Sự giao hoà của 4 nền văn hóa chính là văn hoá Mãlai, Ấn độ,
Trung Quốc và châu Âu. Sự chung sống hoà hợp giữa những nền văn hóa này với
nhau làm cho Singapore trở thành một quốc gia an toàn hoà bình ổn định và đặc
biệt thịnh vượng, là điểm đến lý tưởng của du khách cũng như doanh nhân, một xã
hội rất ít tội phạm với mức sống cao,và được mệnh danh là một quốc đảo xanh của
khu vực Châu Á. Chính vì lí do này mà trong năm 2008 Singapore đã đón khoảng
10 triệu du khách quốc tế.
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

6


Kinh tế phát triển
5. Kinh tế Singapore
Nền kinh tế dựa trên hoạt động thương mại dịch vụ là chủ yếu. Cơ cấu ngành
kinh tế của Singapore năm 2006, nông nghiệp 0%, thương mại dịch vụ 65.2% và
công nghiệp 34.8%.
II.

Nội dung chính sách nguồn nhân lực của Singapore

1. Thực trạng lao động của Singapore
Theo số liệu năm 2008, lực lượng lao động ở Singapore là 2751000 người.
Bảng 1: Lực lượng lao động Singapore
Năm

Lực

lượng

2003
2004
2005
2006
2007
2008

động(người)
2190000
2200000
2180000
2280000
2400000
2751000

lao % tăng giảm(%)

0.46
-0.91
4.59
5.26
14.63
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

Cơ cấu lao động năm 2008: Nông nghiệp: 0.7%, Công nghiệp: 30.9%, Dịch
vụ: 60.4%. Như vậy lao động của Singapore tập trung chủ yếu trong lĩnh vực
dịch vụ.
Singapore có năng suất lao động cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Năng suất lao động của Singapore gấp 17 lần Campuchia; gấp 10.6 lần Myanmar.
Hiện nay Singapore đang phải tiếp tục đối diện với tình trạng thiếu lao động
và hậu quả kinh tế xã hội của lực lượng lao động bị già hóa. Chính phủ Singapore
đang có kế hoạch yêu cầu các nhà sử dụng lao động cho các nhân viên của mình
làm việc đến 65 tuổi, thay vì 62 tuổi như trước đây.
Lao động nước ngoài tại Singapore: Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có
tới 25% là người nước ngoài.Theo thống kê năm 2008,1,2 triệu người nước ngoài
Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

7


Kinh tế phát triển
sống và làm việc theo quy chế tạm trú tại Singapore, tạo ra khoảng 14% GDP cho
Singapore, trong đó có 577.000 là công nhân, tăng hơn 100.000 người so với cuối
năm 2006.
Singapore hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có kỹ năng thấp, trong
khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi nhằm thu hút lao động có kỹ năng
cao.Đặc biệt với lao động nước ngoài có kỹ năng, tay nghề cao như: những nhà
giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các
siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới, các giáo sư trong lĩnh vưc nghiên cứu và phát
triển…ngoài việc được hưởng theo mức lương của các nhân tài, họ còn được đưa
người thân sang sống cùng, họ được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại
Singpapre chỉ trong vài ngày. Ngoài ra hiện nay, Singapore cũng rất chú trọng
tuyển dụng nhân tài nước ngoài thông qua kênh giáo dục.
2. Thực trạng sử dụng lao động Singapore
Trong suốt bốn thập niên qua, do sự tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nhiều công
ăn việc làm và do những chính sách của Chính phủ nhằm sử dụng tối ưu nguồn lao
động mà tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore luôn được duy trì ở mức thấp, khoảng từ 24%. Tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực không đều, tập trung chủ yếu vào các ngành:
sản xuất công nghiệp, các ngành nghề kỹ thuật và chuyên môn, hành chính quản lý
và dịch vụ kinh doanh.

Bảng 2: Chỉ số về công ăn việc làm của Singapore năm 2005
Công ăn việc làm

Năm 2005

Lực lượng lao động (nghìn người)

2.367,3

Số người có việc làm (nghìn người)

2.266,7

Chính sách nguồn nhân lực của Singapore

8


Kinh tế phát triển
Tỷ lệ thất nghiệp (%)

3,4

Tỷ lệ người tham gia vào lực lượng lao động


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top