tctuvan

New Member
Đề tài : Phân biệt đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.
I. Đồng bảo hiểm
1. Định nghĩa:
Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng một rủi ro giữa nhiều nhà bảo hiểm với nhau.

Như vậy mỗi nhà đồng bảo hiểm chỉ chấp nhận một phần trăm nào đó chứ không phải toàn bộ rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm, nghĩa là nếu tổn thất xảy ra thì mỗi nhà đồng bảo hiểm chỉ phải chi trả theo số phần trăm chấp nhận rủi ro đã phân chia. Đổi lại mỗi nhà đồng bảo hiểm cũng chỉ nhận được khoản phí bảo hiểm theo tỷ lệ tương ứng.
Tỉ lệ rủi ro mà mỗi nhà bảo hiểm chấp nhận tùy thuộc vào khả năng tài chính và một số yếu tố khác của chính nhà bảo hiểm, đồng thời còn phụ thuộc vào loại và bản chất của rủi ro.
Tóm lại, đồng bảo hiểm làm cho rủi ro của các nhà đồng bảo hiểm thấp hơn tuy nhiên lợi nhuận cũng vì vậy mà thấp hơn.

2. Cách phân chia rủi ro và phí trong đồng bảo hiểm
Ví dụ:
Một rủi ro cần được bảo hiểm có trị giá 2.000.000USD. Có 3 tổ chức tham gia đồng bảo hiểm. Khả năng của các tổ chức như sau:
 Tổ chức A chủ trì có mức nhân tối đa là 1.000.000USD
 Tổ chức B có mức nhân tối đa là 800.000USD
 Tổ chức C có mức nhân tối đa là 200.000USD
Phí bảo hiểm (phí gộp hay là phí thương mại) là 8.000USD. Việc phân chia phí bảo hiểm và tổn thất giữa ba tổ chức theo bảng sau:
Bảng phân chia số phí bảo hiểm , và số tiền bồi thường

Tổ chức Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm Số tiền bồi thường
Mức nhận % Tổn thất bộ phận Tổn thất toàn bộ
Đồng bảo hiểm A
Đồng bảo hiểm B
Đồng bảo hiểm C 1.000.000
800.000
200.000 50
40
10 4.000
3.200
800 250.000
200.000
50.000 1.000.000
800.000
2.00.000
Tổng cộng 2.000.000 100 8.000 500.000 2.000.000

3. Về mặt pháp lý
Người tham gia bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra, người đó có quyền khiếu nại đòi bồi thường đối với tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Mỗi nhà đồng bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho phần của mình và không phải chịu trách nhiệm cho nhau. Như vậy, đồng bảo hiểm có thể coi là một rủi ro được đảm bảo bởi nhiều hợp đồng dưới giá trị.
Ví dụ : khi tổn thất xảy ra mà một trong số các công ty đồng bảo hiểm bị phá sản thì các nhà đồng bảo hiểm còn lại không có trách nhiệm phải chi trả phần của công ty phá sản, do vậy người được bảo hiểm sẽ bị mất một khoản bồi thường tương ứng với tỷ lệ bồi thường của công ty bị phá sản.
4. Về mặt hợp đồng
Theo lý thuyết sẽ có nhiều hợp đồng giữa các nhà đồng bảo hiểm với người được bảo hiểm nhưng thực tế chỉ có 1 hợp đồng duy nhất được thiết lập mang tên của các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận đảm bảo.
5. Lợi ích của đồng bảo hiểm
- Đối với công ty bảo hiểm
Việc thực hiện đồng bảo hiểm giúp cho các công ty bảo hiểm không phải bỏ lỡ những khoản lợi nhuận từ những khách hàng lớn nhưng có rủi ro xảy ra tổn thất lớn mà một nhà bảo hiểm không có khả năng gánh chịu.
Đồng bảo hiểm giúp cho các công ty bảo hiểm chia sẻ rủi ro và lợi nhuận với nhau => giúp các công ty nhỏ có thể phát triển.
- Đối với người được bảo hiểm
Giảm bớt rủi ro không được bồi thường do công ty bảo hiểm không có khả năng thanh toán. Cụ thể: khi tổn thất xảy ra nếu thực hiện đồng bảo hiểm mà một công ty đồng bảo hiểm bị phá sản thì chỉ bị mất khoản bồi thường tương ứng với tỷ lệ bồi thường của công ty phá sản; ngược lại nếu thực hiện hợp đồng bảo hiểm với một công ty bảo hiểm duy nhất thì khi công ty đó phá sản sẽ mất toàn bộ khoản bồi thường.
Giúp cho những khách hàng có giá trị tài sản cần bảo hiểm rất lớn và có khả năng gặp rủi ro cao có thể ký được hợp đồng bảo hiểm cho tài sản của mình.
Ví dụ : việc Việt Nam phóng vệ tinh Vinasat cần được bảo hiểm nhưng vì giá trị của vệ tinh quá lớn nên nếu xảy ra rủi ro thì một công ty bảo hiểm không có khả năng bồi thường, do vậy cần thực hiện đồng bảo hiểm giữa công ty Bảo Việt và PTI. Trong đó Bảo Việt chịu trách nhiệm 65% & PTI chịu 35%.




II. Tái bảo hiểm
1. Định nghĩa
Tái bảo hiểm là một ngiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo. Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm”.

Như vậy khi tổn thất xảy ra với người được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm gốc phải bồi thường cho khách hàng, sau đó sẽ nhận khoản bồi thường từ công ty nhận tái bảo hiểm. Đây là nghiệp vụ được thực hiện giữa các nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm với nhau, không liên quan đến người được bảo hiểm.
Phân loại
Căn cứ vào tính chất các loại tái bảo hiểm, toàn bộ các hợp đồng tái bảo hiểm được phân làm ba loại:
a) Tái bảo hiểm tạm thời hay ý nhiệm.
Đây là loại hợp đồng dùng để giải quyết việc phân tán rủi ro một cách tạm thời và cũng là một loại hợp đồng tái bảo hiểm ra đời đầu tiên trong lịch sử tái bảo hiểm.
b) Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc.
Theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phương pháp tái bảo hiểm cho toàn bộ tổng lượng rủi ro được bắt đầu áp dụng rộng rãi. Đó là tái bảo hiểm bắt buộc hay còn gọi là tái bảo hiểm cố định. Trên thực tế, chỉ khi nào trách nhiệm vượt ra ngoài hợp đồng tái bảo hiểm

Link download cho anh em:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top