forevergiacmo

New Member
LINK TẢI EBook tự học MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MẢNG HAI CHIỀU (MA TRẬN)
10.2.1. Khai báo mảng hai chiều:
Mảng hai chiều, còn gọi là ma trận, là sự mở rộng trực tiếp của mảng một chiều. Ta cũng có hai cách khai báo.
Cách 1: Khai báo trực tiếp : VAR
Tênmảng : Array[n1..n2 , m1..m2] of Tênkiểudữliệu;
trong đó n1, n2 là các hằng có cùng kiểu dữ liệu và n1 n2, chúng xác định phạm vi của chỉ số thứ nhất, gọi là chỉ số dòng. Tương tự m1, m2 là các hằng có cùng kiểu dữ liệu và m1 m2, chúng xác định phạm vi của chỉ số thứ hai, gọi là chỉ số cột. Giống như mảng một chiều, kiểu dữ liệu của các chỉ số chỉ có thể là kiểu đếm được: nguyên, ký tự, lô gic, liệt kê hay đoạn con, không được là kiểu thực hay chuỗi.
Ví dụ, cho khai báo :
Var
X : array[1..2, 1..3] of Real;
Y : array[‘a’..’c’ , 1..3] of String[15]; Kết quả ta nhận được hai mảng hai chiều:
Mảng X gồm 6 phần tử cùng kiểu dữ liệu thực: X[1,1], X[1,2], X[1,3]
X[2,1], X[2,2], X[2,3]
Mảng Y gồm 9 phần tử cùng kiểu chuỗi String[15] :
Y[‘a’,1], Y[‘a’,2], Y[‘a’, 3] Y[‘b’,1], Y[‘b’,2], Y[‘b’, 3] Y[‘c’,1], Y[‘c’,2], Y[‘c’, 3]
Có thể ví X là một nhà hai tầng, mỗi tầng có ba phòng giống nhau. Các tầng được đánh số từ 1 đến 2, trong mỗi tầng, các phòng được đánh số từ 1 đến 3. Tương tự, Y là một nhà ba tầng, các tầng được đánh số lần lượt là ‘a’, ‘b’, ‘c’, mỗi tầng có ba phòng được đánh số lần lượt là 1, 2, 3.
Cách 2: Biến mảng được khai báo thông qua một kiểu mảng đã được định nghĩa trước đó bằ?g từ khóa TYPE, tức là:

TYPE
Tênkiểumảng= Array[n1..n2 , m1..m2] of Tênkiểudliệu;
VAR
Tênmảng : Tênkiểumảng ;
Ví dụ: Hai mảng X và Y nói trên có thể được khai báo theo hai bước sau:
Type
Kmang1 = array[1..2, 1..3] of Real;
Kmang2 = array[‘a’..’c’ , 1..3] of String[15];
Var
X : Kmang1;
Y : Kmang2;
Chú ý: - Có thể xem mảng hai chiề? là mảng một chiều mà mỗi phần tử của nó lại là một mảng một chiều.
Hai mảng X, Y nói trên có thể khai báo như sau:

Type
Kmang1 = array[1..2] of array[1..3] of Real;
Kmang2 = array[‘a’..’c’] of array[1..3] of String[15];
Var
X : Kmang1;
Y : Kmang2;
Hiểu theo cách này thì X là một mảng gồm hai phần tử X[1] và X[2] mà mỗi phần tử này lại là một mảng gồm 3 phần tử :
X[1] là mảng có 3 phần tử kiểu thực X[1][1], X[1][2], X[1][3]
X[2] là mảng có 3 phần tử kiểu thực X[2][1], X[2][2], X[2][3] Ðiều tương tự cũng áp dụng cho biến mảng Y.
Hai cách viết X[j] và X[i,j] cùng chỉ một phần tử.
Khai báo và gán giá trị ban đầu:

HÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH CON
Chương trình con (subprogram) là một đoạn chương trình có chức năng giải quyết một vấn đề chuyên biệt mà chương trình chính cần thực hiện một số lần ứng với các gía trị khác nhau của tham số.
Chẳng hạn, nếu phải tính một loạt các gía trị e1, e2, e3, ..., e10 thì ta nên viết một chương trình con có nhiệm vụ tính ex với x la đối số bất kỳ & đặt tên là EXP(x). Mỗi khi cần tính một trong các gía trị e1, e2, ..., e10 , ta chỉ cần gọi tên chương trình con đó nhưng thay x bằng một giá trị cụ thể 1, 2, ...,10. Tương tự như thế, khi cần nhập dữ liệu cho hai ma trận A và B, thay vì phải viết hai đoạn chương trình nhập riêng cho A và cho B thì ta chỉ cần viết một chương trình con có nhiệm vụ nhập dữ liệu cho một ma trận X bất kỳ. Sau đó trong chương trình chính, để nhập dữ liệu cho A, ta gọi chương trình con đó nhưng thay X bằng A, và để nhập dữ liệu cho B, ta gọi chương trình con đó nhưng thay X bằng B. Như vậy mỗi chương trình con thay thế được cho một hay nhiều đoạn chương trình có bản chất giống nhau.
Việc sử dụng chương trình con không chỉ có tác dụng làm cho chương trình chính bớt rườm rà, bớt dài dòng mà còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc tổ chức chương trình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top